Phác đồ kích thích buồng trứng và liều lượng FSH

Một phần của tài liệu Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007 (Trang 49)

- Khả năng có thai ở những bệnh nhân bị QKƯBT tăng gấp 2 lần so với những bệnh

4.2.6.Phác đồ kích thích buồng trứng và liều lượng FSH

Sử dụng phác đồ nào là phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và mục đích kích thích để nhằm đạt được kết quả tối đa và hạn chế tới mức thấp nhất khả năng xảy ra biến chứng.

B. Danninger và W. Feichtinger [27] đã tiến hành nghiên cứu so sánh hai nhóm bệnh nhân dùng phác đồ KTBT khác nhau. Một nhóm 589 người sử dụng clomiphen citrat /HMG (nhóm 1) và 110 người dùng GnRH - a HMG hoặc FSH (nhóm 2). Kết quả chung: 552 bệnh nhân (79%) không bị quá kích buồng trứng; 131 bệnh nhân (18,7%) quá kích nhẹ; 9 bệnh nhân (1,3%) quá kích trung bình và 7 bệnh nhân quá kích nặng. Tỷ lệ bệnh nhân bị quá kích ở nhóm 1 là 19,2% (17,55% nhẹ, 1,4% trung bình 0,3% nặng) so với 31% (25,5% nhẹ, 0,9% trung bình, 4,6% nặng) ở nhóm 2 (p < 0,05). Số noãn trung bình thu thập được sau KTBT bằng GnRH-a HMG cao hơn (9,8 so với 7,5 p = 0,001). Có sự khác nhau trong số lượng nang noãn ở bệnh nhân biểu hiện quá kích trung bình và nặng, nhưng số noãn trung bình cao nhất thu được ở nhóm quá kích nặng. Các tác giả đã khuyến cáo đối với bệnh nhân có nguy cơ cao QKƯBT nên dùng phác đồ clomiphen citrat + HMG.

Ragni G và cộng sự [51] đã tiến hành nghiên cứu so sánh GnRH agnoists và antagonists trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản ở bệnh nhân nguy cơ quá kích buồng trứng cao tại Milan, Italy. Các tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân đã bị QKƯBT hoặc có nguy cơ cao. Mỗi phác đồ, dùng GNRH agonistis hay GnRH antagonists có 87 bệnh nhân. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.2. So sánh việc sử dụng GnRH agonists hay GnRH antagonists trong nghiên cứu của Ragni G và cộng sự

Số quá kích GnRH agonists GnRH antagonists 24 (27,6%) 18 trung bình, 6 nặng 10 (11,5%) 9 trung bình, 1 nặng

E2 ngày chọc noãn 4322 pq/ml 2538 pq/ml Tuy còn một vài hạn chế trong phác đồ nhưng ảnh hưởng GnRH antagonists là làm giảm sự xuất hiện HC QKƯBT.

Ngược lại tác giả Raj Mathur [48] lại cho rằng không có sự khác biệt về nguy cơ QKƯBT khi dùng GnRH agonists hay GnRH antagonists, cũng như dùng phác đồ dài hay phác đồ ngắn hay dùng loại FSH nào.

Nghiên cứu của chúng tôi giống nh Raj Mathur [38] cho thấy khi dùng phác đồ dài hay ngắn để KTBT đều gây QKƯBT cho bệnh nhân nh nhau.

- Về liều FSH dùng cho bệnh nhân trong chu kỳ KTBT, tác giả Cao Ngọc Thành đưa ra nhận xét có sự khác nhau về liều lượng HMG đưa vào ở nhóm bệnh nhân bị QKƯBT và không QKƯBT. Sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 [17]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng cũng cho thấy dùng liều FSH ≥ 2000 UI thì nguy cơ bị QKƯBT tăng gấp đôi [44]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy không có sự khác nhau ở hai nhóm có QKƯBT và nhóm không bị QKƯBT về tổng liều FSH dùng trong mỗi đợt KTBT (tổng liều FSH > 2000UI ở nhóm QKƯBT là 30,2% và nhóm không bị QKƯBT là 44,8%). Kết quả này cũng phản ánh sự lựa chọn phác đồ KTBT và liều lượng FSH phù hợp với từng bệnh nhân khi bắt đầu điều trị KTBT của trung tâm. Thêm vào đó qua việc theo dõi chặt chẽ hàng ngày các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm nồng độ E2, siêu âm nang noãn… đã giúp các bác sỹ có sự điều chỉnh liều lượng FSH kịp thời nhằm đạt kết quả thu được đủ số lượng nang noãn cần thiết, tránh biến chứng quá kích ứng buồng trứng.

Một phần của tài liệu Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007 (Trang 49)