Tình trạng có thai và HCQKƯBT

Một phần của tài liệu Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007 (Trang 53)

- Khả năng có thai ở những bệnh nhân bị QKƯBT tăng gấp 2 lần so với những bệnh

4.2.8. Tình trạng có thai và HCQKƯBT

Ngoại trừ những trường hợp không chuyển phôi do không có tinh trùng thụ tinh với noãn, còn lại nhiều tác giả cho rằng số lượng phôi chuyển, có thai đặc biệt đa thai trong chu kỳ điều trị là yếu tố nguy cơ đến sự xuất hiện HC QKƯBT, nhưng ở những bệnh nhân này tỷ lệ có thai cao hơn và sẩy thai cũng dễ xảy ra hơn. Khi nồng độ E2 trong máu tăng thì niêm mạc tử cung phát triển tốt hơn, đồng thời hoàng thể thai nghén nhiều cũng giúp cho thai làm tổ và phát triển tốt hơn [14], [19], [29].

Buồng trứng trong chu kỳ kích thích nang noãn đã có nhiều nang phát triển. Sau khi chọc hút lấy noãn hoàng thể tồn tại cũng nhiều hơn các trường hợp phóng noãn tự nhiên. Khi có thai lại thêm hCG do rau thai tiết ra nhất là các trường hợp đa thai nên quá kích càng nặng thêm.

Trong nghiên cứu chúng tôi, có 18 trường hợp không chuyển phôi vì QKƯBT nặng và 98 trường hợp được chuyển phôi trong đó có 30 trường hợp

có thai (25,8%), ở nhóm không bị QKƯBT có 33 trường hợp có thai (14.2 %). Thời gian điều trị của nhóm có thai bị QKƯBT (24.04 ± 21.4 ngày) lâu hơn nhóm không có thai (6.8 ± 3.3 ngày).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Arich Raziel và cộng sự ở Tel-Aviv, Israel [24] trong 6 năm từ 1/1994 đến 12/1999 gặp 121 bệnh nhân vào viện vì QKƯBT nặng sau 4922 chu kỳ IVF. Phân tích nhóm bệnh nhân này cho thấy: 10 ca không chuyển phôi vì quá kích sớm, 3 ca không có tinh trùng, 4 ca bỏ cuộc, còn lại 104 bệnh nhân quá kích sau chuyển phôi. Trong 104 trường hợp này thì 60 ca có thai, 44 ca không có thai. Trong 60 ca có thai: 37 ca thai phát triển đến đủ tháng, 23 ca sẩy thai (19 sớm, 4 muộn). So với nhóm không bị quá kích tỷ lệ sẩy thai cao hơn (23% so với 15%). Số ngày nằm viện điều trị của nhóm có thai còng cao hơn (7,6 ±

6,6 so với 5,2 ± 3,2).

Một phần của tài liệu Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)