Buồng trứng đa nang

Một phần của tài liệu Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007 (Trang 47)

- Khả năng có thai ở những bệnh nhân bị QKƯBT tăng gấp 2 lần so với những bệnh

4.2.4. Buồng trứng đa nang

Hội chứng BTĐN là một trong những nguyên nhân thường gặp của vô sinh do không rụng trứng. Tần suất gặp BTĐN thay đổi tùy theo nghiên cứu,

theo tác giả Adams (1986) và Hull (1987) hội chứng BTĐN chiếm 75% các trường hợp vô sinh do không phóng noãn [20]. Cơ chế bệnh sinh của BTĐN còn chưa được biểu hiện rõ ràng. Siêu âm chẩn đoán thấy kích thước buồng trứng hai bên to, có nhiều nang đang phát triển( > 12 nang có đường kính từ 2mm-10mm). Do có nhiều nang đang phát triển, không có nang vượt trội nên khi dùng thuốc KTBT có nhiều nang cùng trưởng thành dẫn đến tăng nguy cơ QKBT.

Trong hội chứng BTĐN, có sự giảm nồng độ estrogen trong dịch nang do giảm nồng độ FSH hoạt hóa trong nang, hoặc có hiện tượng tăng ngưỡng đáp ứng với kích thích FSH của thụ thể FSH. Hơn nữa, khi sử dụng FSH ngoại sinh, có sự tăng đáp ứng với FSH ngoại sinh và tăng hoạt động thơm hóa để tổng hợp estrogen. Do vậy khi sử dụng các thuốc KTBT dễ gặp QKƯBT.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi nguy cơ QKƯBT ở nhóm bệnh nhân có BTĐN lớn gấp 2,64 lần so với nhóm không bị BTĐN, sự kkhác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng như A.P. Ferretti [28] và cộng sự nghiên cứu trên 3124 chu kỳ KTBT tại Italy nhận thấy 81 trường hợp có BTĐN, trong số này có 3 ca bị QKƯBT thể nặng (3,7%) và 17 ca QKƯBT thể nặng / 3043 ca không có BTĐN (0,6%). Tỷ lệ bệnh nhân có BTĐN bị QKƯBT tăng rõ ràng khi sử dụng các thuốc KTBT.

Ngày nay, các trung tâm HTSS tiến hành khám xét kỹ bệnh nhân trước khi KTBT để phát hiện các bệnh toàn thân cũng như các yếu tố nguy cơ để đề phòng QKƯBT, trong đó bao gồm cả BTĐN. Theo tác giả Nguyễn Viết Tiến [16] liều FSH cho bệnh nhân thông thường từ 150-300 UI/ngày, nhưng với bệnh nhân có hội chứng BTĐN chỉ nên dùng liều 75 UI/ngày. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy phần lớn số bệnh nhân có hội chứng BTĐN đã được điều trị vài chu kỳ trước bằng clomiphen citrat, liều FSH trung bình trên

những bệnh nhân này thấp hơn (1555.29 ± 519.385 UI) liều FSH trung bình của cả nhóm (2054 ± 443,9). Cã 13/19 bệnh nhân BTĐN được phẫu thuật can thiệp cắt góc, xẻ múi cam buồng trứng nhằm chuẩn bị tốt cho kỹ thuật IVF để đạt được tỷ lệ thành công cao hơn.

Một phần của tài liệu Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)