Thời gian nằm viện điều trị

Một phần của tài liệu Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007 (Trang 55)

- Khả năng có thai ở những bệnh nhân bị QKƯBT tăng gấp 2 lần so với những bệnh

4.3.2.Thời gian nằm viện điều trị

Theo tác giả B.C. Tarlazis và G. Grimbizis [41] quyết định cho bệnh nhân vào viện hay ở nhà dựa trên mức độ cô đặc máu và sự hiện diện của dịch cổ trướng. Thể nhẹ có thể quản lý ở nhà cùng với việc theo dõi cẩn thận dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm. Thể trung bình và nặng cho nhập viện, theo dõi tình trạng cô đặc máu, điện giải đồ, chức năng gan, thận…

Thời gian điều trị đối với bệnh nhân QKƯBT phụ thuộc vào mức độ bệnh, thời điểm phát hiện bệnh, có thụ thai ở chu kỳ đó hay không và sự phát triển của thai. Nếu theo dõi và điều trị tốt, bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày (nếu không có thai) hay 10-12 ngày (nếu có thai).

Theo tác giả Bùi Văn Êm [1] có 84% bệnh nhân nằm điều trị dưới 15 ngày, hai bệnh nhân phải nằm > 50 ngày mới ổn định.

Với số lượng 18 ca không chuyển được phôi, 68 ca sau chuyển phôi không thụ thai tức là 86/116 bệnh nhân không có sự phát triển của thai, chúng tôi thấy thời gian điều trị trung bình là 10.2 ± 12 ngày, phần lớn (84.5%) bệnh nhân điều trị < 15 ngày. Điều này cũng phù hợp với thực tế là khi không chuyển phôi hoặc không thụ thai, hoàng thể thoái hóa sớm thì HCQKƯBT sẽ giảm đi nhanh hơn. Trong số bệnh nhân QKƯBT, so sánh nhóm có thai và không có thai thấy thời gian điều trị trung bình có khác nhau (24.04 ± 21.4 ngày so với 6.8 ± 3.3 ngày). Khi có sự phát triển của thai trong tử cung, hoàng thể thai nghén và rau thai tiếp tục tiết ra hCG và làm tăng tình trạng quá kích, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

Một phần của tài liệu Quá kích ứng buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong hai năm 2006 - 2007 (Trang 55)