So sánh mức độc ải thiện thính lực theo hình dạng thính lực đồ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đánh giá hiệu quả của oxy cao áp trong điều trị điếc đột ngột (Trang 138)

4.3.7.1. Đặc điểm hình dạng TLĐ trước điều trị

Trong 366 tai bị điếc thì dạng A (giảm âm trầm) cả 2 nhóm có 59 trường hợp (tỉ lệ 16.1%), trong đó nhóm TGM có 28 trường hợp (tỉ lệ 16.5%), nhóm OXCA có 31 trường hợp (tỉ lệ 15.9%).

Dạng B (dạng phẳng) cả 2 nhóm có 83 trường hợp (tỉ lệ 22.7%), trong đó nhóm TGM có 38 trường hợp (tỉ lệ 22.8%), nhóm OXCA có 45 trường hợp (tỉ lệ

23.1%).

Dạng C (giảm âm cao) cả 2 nhóm có 193 trường hợp (tỉ lệ 52.7%), trong đó nhóm TGM có 89 trường hợp (tỉ lệ 52%), nhóm OXCA có 104 trường hợp (tỉ lệ

53.3%).

Dạng D (dốc đột ngột) cả 2 nhóm có 11 trường hợp (tỉ lệ 3.0%), trong đó nhóm TGM có 5 trường hợp (tỉ lệ 2.9%), nhóm OXCA có 6 trường hợp (tỉ lệ 3.1%). Dạng E (điếc sâu/ điếc đặc) cả 2 nhóm có 20 trường hợp (tỉ lệ 5.5%), trong

đó nhóm TGM có 11 trường hợp (tỉ lệ 6.4%), nhóm OXCA có 9 trường hợp (tỉ lệ

Phân bố tỉ lệ hình dạng thính lực đồ giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).

Như vậy, cả hai nhóm dạng C chiếm đa số, kết quả này phù hợp với kết quả

nghiên cứu của nhóm BS bệnh viện TMH Tp.HCM (2003) [1].

4.3.7.2. Mức độ cải thiện thính lực theo hình dạng TLĐ

4.3.7.2.1. Thính lực đồ dạng A:

Đối với dạng thính lực này, sau điều trị 10 ngày tỉ lệ cải thiện tốt là 18 trường hợp (chiếm 30.5%), trong đó nhóm TGM có 8 trường hợp (chiếm 28.6%), nhóm OXCA có 10 trường hợp (chiếm 32.3%). Tỉ lệ cải thiện khá là 28 trường hợp (chiếm 47.5%), trong đó nhóm TGM có 13 trường hợp (chiếm 46.4%), nhóm OXCA có 15 trường hợp (chiếm 48.3%). Tỉ lệ cải thiện kém là 13 trường hợp (chiếm 22.0%), trong đó nhóm TGM có 7 trường hợp (chiếm 25.0%), nhóm OXCA có 6 trường hợp (chiếm 19.4%).

Tỉ lệ có cải thiện đối với TLĐ dạng A của cả 2 nhóm là 78.0%, nhóm TGM là 75.0%, nhóm OXCA là 80.6%.

Sau điều trị 15 ngày tiếp tục có sự cải thiện thêm về thính lực ở cả 2 nhóm, tỉ lệ cải thiện tốt và khá nhóm OXCA có xu hướng cao hơn nhóm TGM, tỉ lệ cải thiện kém nhóm OXCA có xu hướng thấp hơn nhóm TGM. Tuy nhiên, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) (bảng 41, 42).

Như vậy, với thính lực đồ dạng A tỉ lệ cải thiện thính lực mức tốt và khá cao

ở cả hai nhóm TGM và OXCA. Tỉ lệ cải thiện thính lực giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).

So sánh với kết quả nghiên cứu của nhóm BS bệnh viện TMH Tp.HCM (2003) thì TLĐ dạng A nhóm OXCA tỉ lệ cải thiện tốt là 62.5%; tỉ lệ có cải thiện 12.5%; không cải thiện 25.0%. Nhóm TGM tỉ lệ cải thiện tốt là 20.0%, tỉ lệ có cải thiện 70.0%; không cải thiện 10.0% [1].

4.3.7.2.2. Thính lực đồ dạng B:

Với dạng thính lực này, sau điều trị 10 ngày tỉ lệ cải thiện tốt là 21 trường hợp (chiếm 25.3%), trong đó nhóm TGM có 7 trường hợp (chiếm 18.4%), nhóm

OXCA có 14 trường hợp (chiếm 31.1%). Tỉ lệ cải thiện khá là 50 trường hợp (chiếm 60.2%), trong đó nhóm TGM có 27 trường hợp (chiếm 71.1%), nhóm OXCA có 23 trường hợp (chiếm 51.1%). Tỉ lệ cải thiện kém là 12 trường hợp (chiếm 14.5%), trong đó nhóm TGM có 4 trường hợp (chiếm 10.5%), nhóm OXCA có 8 trường hợp (chiếm 17.8%).

Tỉ lệ có cải thiện đối với TLĐ dạng B của cả 2 nhóm là 85.5%, nhóm TGM là 89.5% , nhóm OXCA là 82.2%.

Sau điều trị 15 ngày tiếp tục có sự cải thiện thêm về thính lực ở cả 2 nhóm. Như vậy, với TLĐ dạng B tỉ lệ cải thiện tốt nhóm OXCA có xu hướng cao hơn nhóm TGM, tỉ lệ cải thiện kém nhóm TGM có xu hướng thấp hơn nhóm OXCA. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) (bảng 41, 42).

So sánh với kết quả nghiên cứu của nhóm BS bệnh viện TMH Tp.HCM (2003): Đối với TLĐ dạng B nhóm OXCA tỉ lệ cải thiện tốt là 33.3%, có cải thiện 50.0%, không cải thiện 16.7%. Nhóm TGM tỉ lệ cải thiện tốt là 11.2%, có cải thiện 44.4%, không cải thiện 44.4% [1].

4.3.7.2.3. Thính lực đồ dạng C:

Đối với thính lực đồ dạng này, sau điều trị 10 ngày tỉ lệ cải thiện thính lực tốt là 20 trường hợp (chiếm 10.4%), trong đó nhóm TGM có 7 trường hợp (chiếm 7.9%), nhóm OXCA có 13 trường hợp (chiếm 12.5%). Tỉ lệ cải thiện khá là 125 trường hợp (chiếm 64.7%), trong đó nhóm TGM có 51 trường hợp (chiếm 57.3%), nhóm OXCA có 74 trường hợp (chiếm 71.2%). Tỉ lệ cải thiện kém là 48 trường hợp (chiếm 24.9%), trong đó nhóm TGM có 31 trường hợp (chiếm 34.8%), nhóm OXCA có 17 trường hợp (chiếm 16.3%).

Tỉ lệ có cải thiện đối với TLĐ dạng C của cả 2 nhóm là 75.1%, nhóm TGM là 65.2%, nhóm OXCA là 83.7% (bảng 41).

Sau điều trị 15 ngày tiếp tục có sự cải thiện thêm về thính lực ở cả hai nhóm (bảng 42).

Như vậy, tỉ lệ cải thiện thính lực đối với TLĐ dạng C nhóm OXCA cao hơn nhóm TGM, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

So sánh với kết quả nghiên cứu của nhóm BS bệnh viện TMH Tp.HCM (2003), đối với TLĐ dạng C nhóm OXCA tỉ lệ cải thiện tốt là 22,22%; có cải thiện 62.5%; không cải thiện 11.11%. Nhóm TGM tỉ lệ cải thiện tốt là 12.5%, có cải thiện 70%; không cải thiện 25% [1].

4.3.7.2.4. Thính lực đồ dạng D:

Sau điều trị 10 ngày tỉ lệ cải thiện thính lực tốt là 3 trường hợp (chiếm 27.3%), trong đó nhóm TGM có 1 trường hợp (chiếm 20%), nhóm OXCA có 2 trường hợp (chiếm 33.3%). Tỉ lệ cải thiện khá là 6 trường hợp (chiếm 54.5%), trong

đó nhóm TGM có 3 trường hợp (chiếm 60%), nhóm OXCA có 3 trường hợp (chiếm 50.0%). Tỉ lệ cải thiện kém là 2 trường hợp (chiếm 18.2%), trong đó nhóm TGM có 1 trường hợp (chiếm 20.0%), nhóm OXCA có 1 trường hợp (chiếm 16.7%).

Tỉ lệ có cải thiện đối với TLĐ dạng D của cả 2 nhóm là 81.8%, nhóm TGM là 80.0%, nhóm OXCA là 83.3%.

Sau điều trị 15 ngày không có sự cải thiện thêm về thính lực ở cả 2 nhóm (bảng 42).

Như vậy, tỉ lệ cải thiện thính lực đối với TLĐ dạng D giữa hai nhóm OXCA và TGM khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) (bảng 41, 42).

4.3.7.2.5. Thính lực đồ dạng E:

Sau điều trị 10 ngày tỉ lệ cải thiện thính lực tốt là 1 trường hợp (chiếm 5.0%) thuộc nhóm OXCA. Tỉ lệ cải thiện khá là 8 trường hợp (chiếm 40.0%), trong đó nhóm TGM có 3 trường hợp (chiếm 27.3%), nhóm OXCA có 5 trường hợp (chiếm 55.6%). Tỉ lệ cải thiện kém là 11 trường hợp (chiếm 55.0%), trong đó nhóm OXCA có 3 trường hợp (chiếm 33.3%), nhóm TGM có 7 trường hợp (chiếm 72.7%).

Tỉ lệ có cải thiện đối với TLĐ dạng E chung cho cả 2 nhóm là 45.0%, nhóm TGM là 27.3% , nhóm OXCA là 66.7%.

Sau điều trị 15 ngày không có sự cải thiện thêm về thính lực ở cả 2 nhóm. Như vậy, tỉ lệ cải thiện đối với TLĐ dạng E giữa hai nhóm TGM và OXCA khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) (bảng 41, 42).

Tóm lại:

Thính lực đồ dạng C tỉ lệ cải thiện nhóm OXCA cao hơn nhóm TGM, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

Thính lực đồ dạng E tỉ lệ cải thiện kém ở cả 2 nhóm.

4.3.8. Đặc điểm về nhĩ lượng đồ

4.3.8.1. Hình dạng nhĩ lượng đồ trước điều trị

Hình dạng nhĩ lượng đồ trong nhóm nghiên cứu chủ yếu là dạng A với 342 trường hợp (tỉ lệ 93.4%), trong đó dạng AS có 25 trường hợp (tỉ lệ 6.8%), dạng AD

có 24 trường hợp (tỉ lệ 6.6%), dạng B có 24 trường hợp (tỉ lệ 6.6%). Tỉ lệ hình dạng nhĩ lượng đồ giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) (bảng 43).

4.3.8.2. Hình dạng nhĩ lượng đồ sau điều trị

Sau điều trị 10 ngày hầu hết dạng B chuyển về dạng A (chỉ còn 3 trường hợp, tỉ lệ 0.8%) (bảng 44).

Tỉ lệ 6.6% nhĩ lượng đồ dạng B, chúng tôi cho rằng có thể có tình trạng viêm tai giữa tiết dịch tạm thời, sau điều trị không còn tình trạng này nữa, do đó hầu hết dạng B chuyển về dạng A.

Sau điều trị 15 ngày không thấy có sự chuyển đổi thêm từ NLĐ từ dạng B về

dạng A.

Tỉ lệ và sự biến đổi hình dạng nhĩ lượng đồ giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).

So sánh với kết quả của BV TMH Tp.HCM (2003) thì phù hợp với kết quả

này [1].

4.5. CÁC BIẾN CHỨNG XẢY RA DO ĐIỀU TRỊ OXCA

Trong quá trình điều trị oxy cao áp cho 150 bệnh nhân bị điếc đột ngột không xảy ra các sự cố kỹ thuật như hỏa hoạn, điện giật nhờ thực hiện đúng các quy trình an toàn kỹ thuật và kiểm tra bảo dưỡng máy móc theo định kỳ nên đã tuyệt đối

Các biến chứng xảy ra do chính liệu pháp oxy cao áp là ngộ độc oxy. Ngộ độc oxy cấp tính do tổn thương hệ thần kinh trung ương biểu hiện bằng các cơn co giật toàn thân chỉ xảy ra khi điều trị vớt áp suất > 3 atm và thời gian điều trị kéo dài hơn 60 phút. Khi điều trị với áp suất ≤ 2.5 atm thì không xảy ra ngộ độc oxy cấp tính. Ngộ độc oxy mạn tính có thể xảy ra khi áp suất điều trị ≤ 2.5 atm nhưng thời gian điều trị một lần kéo dài hơn 90 phút. Biểu hiện ngộđộc oxy mạn tính là viêm phổi, xẹp phổi và phù phổi. Nhưng biến chứng này không xảy ra vì bệnh nhân nghiên cứu chỉđiều trị với áp lực 2,5 atm và thời gian một lần điều trị là 60 phút.

Tác dụng phụ hay gặp trong điều trị do liệu pháp gây nên là cảm giác ù tai và

đau tai tạm thời. Cảm giác ù và đau là do cân bằng áp suất giữa khoang tai giữa và môi trường bên ngoài đạt được rất chậm vì thiết diện cắt của vòi Eustach rất nhỏ. Cảm giác ù tai, đau tai xuất hiện trong thời gian tăng áp và kéo dài khoảng 5 - 7 phút, chúng tôi gặp ở 24 bệnh nhân (tỉ lệ 18,8%). Để khắc phục chúng tôi hướng dẫn bệnh nhân sử dụng một số kỹ thuật như thủ thuật Valsava từng đợt, nuốt trong khi bịt mũi, đẩy cằm ra phía trước hoặt nuốt gián cách trong lúc tăng áp. Thường sau lần điều trị thứ 3 các bệnh nhân không còn cảm giác này nữa.

4.6. GIÁ THÀNH ĐIỀU TRỊ

Gía điều trị trung bình 1 bệnh nhân ĐĐN bằng phương pháp dùng thuốc giãn mạch và corticoid trong 1 đợt 10 ngày khoảng 2.5 triệu đồng.

Gía điều trị trung bình 1 bệnh nhân ĐĐN bằng phương pháp OXCA ( đơn thuần ) trong 1 đợt 10 ngày khoảng 1.5 triệu đồng. Như vậy, giá thành điều trị

OXCA có thể chấp nhận được khi so sánh với nhóm điều trị bằng TGM.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 300 bệnh nhân điếc đột ngột, trong đó 150 bệnh nhân điều trị

bằng thuốc giãn mạch và corticoid (gọi tắt là nhóm thuốc giãn mạch – TGM), 150 bệnh nhân điều trị bằng thuốc giãn mạch và corticoid với oxy cao áp (gọi tắt là nhóm oxy cao áp – OXCA), chúng tôi rút ra kết luận:

1). Tỉ lệ cải thiện ĐĐN do điều trị bằng TGM như sau :

- Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng ù tai là 86.9%, tỉ lệ không cải thiện triệu chứng ù tai 13.1%.

- Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng chóng mặt là 88.2%, tỉ lệ không cải thiện triệu chứng chóng mặt 11.8%.

- Tỉ lệ cải thiện triệu chứng buồn nôn 100%.

- Tỉ lệ có cải thiện thính lực là 70.2%. Trong đó tỉ lệ cải thiện tốt 13.5%, tỉ lệ

cải thiện khá 56.7%, tỉ lệ cải thiện kém 29.8%.

- Tỉ lệ có cải thiện thính lực nhóm điếc một tai là 72.1%. Trong đó tỉ lệ cải thiện tốt 10.9%, tỉ lệ cải thiện khá 61.2%, tỉ lệ cải thiện kém 27.9%.

- Tỉ lệ có cải thiện thính lực đối với nhóm điếc nặng là 70.4%. Trong đó tỉ lệ

cải thiện tốt 22.2%, tỉ lệ cải thiện khá 48.2%, tỉ lệ cải thiện kém 29.6%.

- Tỉ lệ có cải thiện thính lực đối với TLĐ dạng C (giảm âm cao) là 65.2%. Trong đó tỉ lệ cải thiện tốt 20.0%, tỉ lệ cải thiện khá 57.3%, tỉ lệ cải thiện kém 34.8%.

2) Tỉ lệ có cải thiện thính lực đối với nhóm bệnh nhân có thời gian đến khám trong tuần đầu (≤ 7 ngày) sau khi bị điếc là 70.7%. Trong đó tỉ lệ cải thiện tốt 17.1%, tỉ lệ cải thiện khá 54.9%, tỉ lệ cải thiện kém 29.3%.

3). Tỉ lệ cải thiện ĐĐN do điều trị bằng OXCA như sau :

- Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng ù tai là 93.0%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ không cải thiện triệu chứng ù tai là 7.0%, thấp hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

- Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng chóng mặt là 92.0%, có xu hướng cao hơn nhóm TGM; Tỉ lệ không cải thiện triệu chứng chóng mặt là 8.0%, có xu hướng thấp hơn nhóm TGM. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).

- Tỉ lệ có cải thiện triệu chứng buồn nôn là 100%, tương đương nhóm TGM. - Tỉ lệ có cải thiện thính lực là 82.0%, trong đó tỉ lệ cải thiện tốt 20.5%, tỉ lệ

cải thiện khá 61.5%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ cải thiện thính lực kém 18.0%, thấp hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê.

- Tỉ lệ có cải thiện thính lực nhóm điếc một tai là 80.0%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê.

- Tỉ lệ có cải thiện thính lực đối với nhóm điếc nặng là 88.7%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê.

- Tỉ lệ có cải thiện thính lực đối với TLĐ dạng C (giảm âm cao) là 83.7%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê.

4) Tỉ lệ có cải thiện thính lực đối với nhóm bệnh nhân có thời gian đến khám trong tuần đầu (≤ 7 ngày) sau khi bị điếc là 88.5%, cao hơn nhóm TGM có ý nghĩa thống kê.

5). Không có sự khác biệt về tỉ lệ cải thiện thính lực theo lứa tuổi giữa nhóm OXCA và TGM.

• Tỉ lệ cải thiện thính lực ở nhóm 50 - 59 tuổi và 60 tuổi kém đối với cả 2 nhóm OXCA và TGM.

6). Không ghi nhận tác dụng phụđáng kểở những bệnh nhân điều trị OXCA, ngoại từ triệu chứng đau tai tạm thời (tỉ lệ 18.8%), triệu chứng này thường hết sau lần điều trị thứ ba.

7). Những yếu tố tiên lượng phục hồi kém cho cả 2 nhóm là: • Tuổi > 50

• Điếc 2 tai

ĐỀ NGHỊ

1). Điếc đột ngột được điều trị theo phác đồ quy ước, nếu sau 5 ngày thính lực không cải thiện, hoặc cải thiện < 10 dB nên được điều trị OXCA kết hợp.

2). Thời gian điều trị OXCA nên thực hiện trước 2 tuần, với áp suất điều trị

là 2.5 atm x 60 phút x 10 ngày.

3). Nên tiếp tục mở rộng đề tài theo hướng có nhóm được điều trị kết hợp bằng OXCA ngay từđầu để so sánh với nhóm dùng TGM đơn thuần.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2009

Th trưởng cơ quan ch trì đề tài Ch nhim đề tài

Võ Tá Kiêm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Chu Lan Anh, Nguyễn Thành Lợi, Hùynh Khắc Cường (2003), “Góp phần nghiên cứu điều trị điếc đột ngột vô căn bằng Oxy cao áp”, Hội nghị TMH Cần Thơ 30 - 31/5/2003.

2. Trần Tuấn Anh (2009), “Điếc đột ngột cần được phát hiện sớm”, Báo SK & ĐS, ĐH Y Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Bảng (1992), “Điếc đột ngột”, (tài liệu dịch), Cẩm nang thực hành Tai Mũi Họng, Manuelpractique d’ORL, F.Legeut, p.Fleury, p.Narcy, C.Beauvillan, trang 174 - 177.

4. Lương Hồng Châu (2006), “Gia tăng Bệnh điếc đột ngột”, BCKH 5/2006,

Trưởng khoa Tai thần kinh Bệnh Viện TMHTW.

5. Hùynh Khắc Cường, “Sinh lý nghe của bộ máy thính giác”, Bài giảng chuyên khoa Tai Mũi Họng.

6. Vũ Văn Đính, “Oxy liệu pháp trong thông khí tự nhiên”, Qui tắc chuyên môn kỹ thuật hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Y học, trang 103 - 108.

7. Nguyễn Phương Đông (2001), Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, khí máu và tình trạng acid - Base ở bệnh nhân tim phổi mạn được điều trị bằng liệu pháp oxy cao áp kết hợp, Luận văn tiến sĩ y học,trang 19 - 26.

8. Phạm Khánh Hòa (2002), “Điếc đột ngột”, Cấp cứu Tai Mũi Họng, NXB y học Hà Nội, 131 - 133.

9. Đặng Xuân Hùng, Điếc đột ngột, Bài giảng CK TMH, TK TMH BVCC Trưng Vương.

10. Bùi Ích Kim, Vai trò của oxy cao áp trong điều trị viêm phúc mạc, Luận án tốt nghiệp PTS khoa học Y dược Trường Đại học Y Sophia.

11. Trương Vĩnh Ký, Khoa TMH bệnh viện Triều An, Tp.HCM – BCKH.

12. Lê Tuyết Lan, “Các chỉ số oxy trong máu - ý nghĩa lâm sàng”, Tài liệu hội nghị khoa học hóa sinh lâm sàng, Bệnh viện Chợ Rẫy, trang 10 - 30.

13. Lê Hùynh Mai, Lê Trần Quang Minh (1998), "Góp phần nghiên cứu việc điều trịđiếc đột ngột”, Tập san hội nghị khoa học kỹ thuật Trung tâm Tai Mũi Họng kỷ niệm 10 năm thành lập 19/9/1998, trang 81 - 86.

14. Lương Tấn Thành, “Stress oxy hóa”, Chuyên đề sinh hóa ngươi cao tuổi, Nhà

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đánh giá hiệu quả của oxy cao áp trong điều trị điếc đột ngột (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)