Nghị các bước đi tiếp theo nhằm thực hiện tốt hơn các cam kết

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO (Trang 113)

liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã là thành viên chính thức của WTO

Những năm vừa rồi có hàng nghìn vụ vi phạm hầu hết được xử lý hành chính. Chỉ có trên dưới 100 vụ xử lý bằng hình sự và một phần rất nhỏ 10 vụ xử tại toà dân sự. Tâm lý người Việt vẫn ngại ra toà, phức tạp và tốn kém, một phần cũng chưa tin tưởng sợ rằng chưa có chuyên gia giỏi, nên người ta chọn cách nhanh nhất, nhìn thấy hiệu quả trước mắt ngay như phạt tiền, đình chỉ kinh doanh có thời hạn, tiêu hủy vật vi phạm... Tuy nhiên cách xử này mức phạt thấp, dẫn đến doanh nghiệp tiếp tục chịu phạt để vi phạm, điều này đi ngược lại với xu thế ở các nước phát

107

triển. Hầu hết các vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ đều được đưa ra toà dân sự, trong Luật Sở hữu trí tuệ đã qui định cụ thể về việc này. Đó là cơ sở pháp lý để tương lai chúng ta có thể thay đổi điều này.

Về tổ chức hoạt động sở hữu công nghiệp tại doanh nghiệp: - Bố trí cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách về sở hữu công nghiệp

Sở hữu công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có quy mô khác nhau, từ quy mô rất nhỏ, kể cả các cơ sở chỉ có một người, đến các công ty xuyên quốc gia khổng lồ với hàng chục, hàng trăm nghìn công nhân. Những doanh nghiệp lớn nói chung có các phòng, ban chuyên trách về phát triển và thực hiện chiến lược về sở hữu công nghiệp. Các phòng ban chuyên trách này có thể bao gồm đội ngũ nhân viên với đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho phép doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu qủa. Họ có thể là các luật sư, các kỹ sư, các nhà khoa học, nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu thị trường… Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì cũng phải có một bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về vấn đề sở hữu công nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo nhân lực cho hoạt động này.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược về sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp Khi xây dựng và thực hiện chiến lược về sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp cần phải xem xét một cách cẩn thận có hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ, mục đích kinh doanh cũng như xem xét cẩn thận tác động của hệ thống sở hữu công nghiệp và có tính toán cẩn thận chính là điểm khác nhau giữa sự thành công và thất bại của doanh nghiệp. Có thể đưa ra được một chiến lược phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp nếu những người quản lý doanh nghiệp biết tiếp cận có bài bản đồng thời có cam kết rõ ràng đối với việc thực hiện chiến lược đó. Một doanh nghiệp lần đầu tiên mới bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển sở hữu công nghiệp nên sử dụng các nguồn trợ giúp từ các tổ chức tư vấn có kỹ năng và kinh nghiệm trong hoạt động này.

108

Tóm lại, để tránh các hậu qủa pháp lý do vô tình hay cố ý sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác, trong hoạt động của mình doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các thông tin sở hữu công nghiệp ở Việt Nam và ở vùng lãnh thổ khác nơi mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh như các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp, công báo sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ ấn hành, cơ sở dữ liệu nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ ấn hành và cơ sở sáng chế thuộc lĩnh vực kỹ thuật mà hoạt động của doanh nghiệp có liên quan…

109 KẾT LUẬN

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là một nhu cầu cấp thiết và không thể thiếu với bất kỳ một nền kinh tế nào. Đó không chỉ là khẳng định vai trò của một nền kinh tế toàn diện và phát triển bền vững mà còn là điều kiện tiên quyết cho các nền kinh tế khi tham gia vào sân chơi chung của hệ thống kinh tế quốc tế. Thực hiện tốt quyền sở hữu trí tuệ sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nhằm đưa nền kinh tế phát triển tốt hơn.

Thực hiện các nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, cả nước đã nỗ lực đẩy nhanh tốc độ hoà nhập với nền kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, tuy vậy chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, phải tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thực thi tốt nhưng cam kết khi gia nhập WTO, nâng cao hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp, công chúng nhằm thực hiện các quy định của WTO, những Hiệp định song phương và đa phương nhằm xây dựng tốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với mục đích như vậy, Luận văn này nghiên cứu về “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” bước đầu đã thu được một số kết quả:

1. Nêu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

2. Giới thiệu kinh nghiệm quốc tế trong việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết gia nhập WTO.

3. Nêu hiện trạng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

4. Đề xuất và kiến nghị giải pháp nâng cao việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO

Với vai trò là một trong ba trụ cột của WTO, cùng với các cam kết về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ thì việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ một quốc gia nào khi gia nhập WTO.

Như vậy, có thể thấy rằng việc thực hiện tốt quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế quốc tế, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát

110

triển, thu hút đầu tư, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập toàn cầu.

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. David I Bandbride (2001), Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, Tạp chí

Managing Intellectual Property, ngày 02/05/2001 (bản dịch tiếng Việt).

2. Bộ Công thương (2010), Báo cáo hàng năm năm 2010

3. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (2006), Báo cáo thường niên, Bản dịch tiếng Việt

4. Christoph Wiesner (2008) Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Báo

cáo Tham tán phải đoàn uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam.

5. Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc – UNDP (2006), Đánh giá bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, 2006

6. Cục Sở hữu trí tuệ (2005), Dự án “Ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt

Nam” (UTIPINFO), 2005)

7. Cục Sở hữu trí tuệ (2011), Báo cáo hàng năm năm 2011 8. Cục Sở hữu trí tuệ (2011), Tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ.

9. Phạm Lan Dung (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ quốc tế, Học viện ngoại

giao.

10. Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - Bổ sung, phát triển 2011.

11. Trần Thị Hồng Gấm (2005), Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây với việc xây

dựng và phát triển nhãn hiệu hàng hoá, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Vũ Thị Phương Giang (2008), Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

băng biện pháp dân sự, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Ngô Quỳnh Hoa (2004), 142 Tình huống pháp luật về sở hữu công nghiệp, Nxb

Lao động - xã hội, Hà Nội.

14. Hoàng Phước Hiệp (2007), Web. “Sửa đổi hệ thống pháp luật thực thi cam kết gia nhập WTO”, http://luatviet.org/Home/vietnam-wto/tulieu/2007/4123....

112

15. Hiệp định về những ảnh hưởng ở khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ được ký kết ngày 15/04/1994 tại Marakech và sau đó cấu thành một bộ phận quan trọng của WTO.

16. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS).

17. Hồ Sỹ Hùng (2009), Hội thảo quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát

triển thị trường công nghệ.

18. Lê Việt Long (2011), Tổng kết hoạt động Thanh tra 5 năm (2006-2010), Bộ Công Thương.

19. Tạ Quang Minh (2012), Hợp tác quốc tế toàn diện lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Báo

Đất Việt điện tử.

20. Lê Nết (2005), Bài giảng Quyền Sở hữu trí tuệ. Trường Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

21. Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh.

22. Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến (2009), Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, Nxb Giáo

dục Hà Nội.

23. Ngân hàng thế giới (2010), Việt Nam: điều chỉnh, bổ sung chính sách sau khi

gia nhập WTO, Chương trình hỗ trợ của Ngân hàng thế giới cho các doanh nghiệp

và tổ chức tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần xem xét điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp nhất đối với thực tiễn Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

24. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 (2005) Bộ luật Dân sự năm 2005 (phần sở hữu

trí tuệ).

25. Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 (2009) Bộ luật Hình sự (2009) (phần sở hữu

trí tuệ).

26. Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 (2009), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 (sửa

đổi).

27. Lê Toàn Thắng (2010), Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ trong việc

113

công nghệ, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới – WIPO (2008), Cẩm nang sở hữu trí tuệ (Bản

dịch tiếng Việt).

29. Tổ chức Thương mại Thế giới (2006), Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương

mại Thế giới – WTO của Việt Nam (bản dịch tiếng Việt).

30. Nguyễn Quang Tuấn (2010), Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường công

nghệ Việt Nam, Bài giảng

30. Uỷ ban Hợp tác kinh tế Quốc tế (2012), Những trang vàng WTO.

Tiếng Anh

32. Pham Tri Hung (2011), VNR Reseach Division. 33. KIPO (2009), Annual Report.

34. Peter Groves, Anthony Martino, Claire Miskin, John Richards (1999),

“Intellectual property and the Internal market of the European Community”,

Graham & Trotman. Website: 35. http://noip.gov.vn 36. http://wipo.int 37. http://chinhphu.vn 38. http://cov.gov.vn 39. http://most.gov.vn 40. http://cinet.gov.vn 41. http://agroviet.gov.vn 42. http://cuctrongtrot.gov.vn 43. http://english.sipo.gov.cn 44. http://kipo.go.kr/en/ 45. http://luatviet.org/

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO (Trang 113)