và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng tại Việt Nam.
Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26/7/2002 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010. Theo đó, để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, cần tập trung giải quyết các việc chủ yếu sau :
- Đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ. - Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tăng mức đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống đại học.
52
- Rà soát, bổ sung và đổi mới các chính sách thuế, tín dụng và chế độ tài chính để khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ. Có chính sách bảo trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ được sáng tạo ở trong nước.
- Rà soát các cơ chế, chính sách hiện có và xây dựng cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và thường xuyên đổi mới công nghệ, thúc đẩy các hoạt động thị trường khoa học và công nghệ.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Trong Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII), Đảng đã ra Nghị quyết đã khẳng định từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Lấy ứng dụng, chuyển giao công nghệ là chính. Tạo được khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập; đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến nhất, trước hết ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tăng cao, ngành công nghiệp mới xây dựng, ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hoá từng khâu đối với những lĩnh vực còn cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản xuất còn hiệu quả.
Về nông nghiệp và phát triển nông thôn, cần đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn các giống cây, con có năng suất và chất lượng cao. Làm chủ được các công nghệ sản xuất các giống ưu thế lai về lúa, ngô và rau quả. Áp dụng các biện pháp sinh học hiện đại và công nghệ sinh học, sử dụng hợp lý hoá chất, sản xuất các loại nông sản sạch. Phát triển chăn nuôi; nâng cao trình độ chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm, đánh bắt và chế biến thuỷ sản; đẩy nhanh cơ giới hoá; sử dụng phương pháp tưới tiêu tiên tiến; có các chính sách, giải pháp công nghệ để đưa diện tích có rừng che phủ lên 40%, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng trọt cũng như khai thác hợp lý các vùng đất mới; áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật
53
để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn hợp tác hoá với công nghiệp hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn; hình thành các cụm dân cư, các thị tứ, xây dựng các mô hình làng sinh thái, giải quyết nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn.
Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến. Có chính sách thoả đáng đối với cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước.
Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi mặt của sản xuất, đời sống. Đẩy mạnh phong trào thi đua tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả công tác trong toàn xã hội. Nhà nước có chính sách khuyến khích, động viên khen thưởng và tôn vinh kịp thời đối với những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào này.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ; thể chế hoá các chính sách, chủ trương phát triển khoa học và công nghệ; chỉ đạo gắn kết chương trình kinh tế - xã hội với chương trình khoa học và công nghệ.
Đảng đoàn Quốc hội nhanh chóng đưa vào chương trình xây dựng pháp luật những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Sớm trình Quốc hội Luật khoa học và công nghệ.
Ban cán sự đảng các bộ, ngành; đảng đoàn của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp kịp thời cụ thể hóa chiến lược khoa học và công nghệ thành các chủ trương, các biện pháp, bước đi cụ thể phù hợp chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình; tổ chức các phong trào quần chúng sâu rộng, phát huy sáng kiến, đổi mới kỹ thuật, công nghệ, sáng chế phát minh, tiến quân mạnh mẽ vào khoa học và công nghệ.
54
Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, với nền tảng là Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự. Theo đó, các thành quả sáng tạo trí tuệ được Nhà nước thừa nhận là tài sản tư hữu và được bảo hộ. Phần mềm máy tính cũng là một sản phẩm trí tuệ được bảo hộ theo Bộ Luật Dân sự nói trên (phần mềm máy tính được bảo hộ như tác phẩm viết).
Có thể nói rằng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã cơ bản thoả mãn tính đầy đủ về nội dung theo yêu cầu chung của quốc tế, đặc biệt là các yêu cầu của WTO. Việt Nam đã dành cho chủ sở hữu phần mềm máy tính đầy đủ các biện pháp để bảo vệ quyền của mình, bao gồm biện pháp dân sự, biện pháp hành chính và biện pháp hình sự. Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước hiện đang đối mặt với vấn nạn sao chép, mua bán, sử dụng phần mềm bất hợp pháp đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Với mong muốn tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đầu
55
tư vào các lĩnh vực công nghệ cao và phục vụ công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, vào tháng 9 năm 2004, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị thực thi quyền Sở hữu trí tuệ toàn quốc nhằm đánh giá một cách toàn diện về công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, qua đó đề ra những quyết sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Trong Hội nghị này, các đại biểu đã vạch ra và chia sẻ một số điểm chung cơ bản là nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là:
1. Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam chủ yếu nằm trong các văn bản pháp quy, do đó làm giảm thiểu hiệu lực của các quy định này;
2. Biện pháp thực thi theo trình tự dân sự chưa được chú ý đúng mức, các biện pháp thực thi hành chính vẫn được áp dụng phổ biến (không phù hợp với bản chất dân sự của quyền sở hữu trí tuệ);
3. Còn thiếu các quy định về trình tự, thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại toà án;
4. Có quá nhiều cơ quan thực thi hành chính nhưng việc phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan này chưa rõ ràng;
5. Nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ còn rất hạn chế.
Nhận thấy rõ những bất cập trong hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và trình Chính phủ “Đề án hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ” và “Đề án nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ”. Hai đề án này đã được trình Chính phủ trong năm 2004, theo đó trong những năm tới, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt nam sẽ có những định hướng cơ bản sau (những thay đổi có liên quan đến việc bảo hộ phần mềm máy tính):
1. Các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền đối với phần mềm máy tính, sẽ được quy định trong một văn bản luật duy nhất – Luật Sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ sẽ quy định đầy đủ mọi khía cạnh về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (dân sự, hành chính) và đề cao vai trò của chủ sở hữu trí tuệ trong việc bảo vệ quyền của mình.
56
2. Nâng cao vai trò của hệ thống toà án trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tiến dần tới chỗ đưa hầu hết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giải quyết tại toà án.
3. Bố trí lại hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo trình tự hành chính theo hướng giảm bớt đầu mối, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể là: Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới; Cơ quan công an chịu trách nhiệm điều tra, phát hiện các vụ việc xâm phạm, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm; Cơ quan quản lý thị trường chịu trách nhiệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong nội địa; Cơ quan thanh tra chuyên ngành khoa học – công nghệ, văn hoá – thông tin chịu trách nhiệm điều phối, tổ chức công tác thực thi hành chính. Tăng mức phạt tương xứng với hành vi xâm phạm không những không thu được lợi mà còn phải chịu thiệt hại do hành vi xâm phạm của mình.
4. Tiếp tục các hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo, đào tạo v.v…
Việt Nam đang trong quá trình hoà nhập WTO với nhiều thách thức và cơ hội, một trong những thách thức đó là việc thực hiện cam kết bảo hộ và thực thi đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS của WTO. Để thực hiện đầy đủ cam kết này, ngoài những chính sách, biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đang tiến hành, rất cần đến sự hỗ trợ, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm từ phía các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Hoa Kỳ. Việc chủ động và hợp tác trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình từ phía các chủ sở hữu phần mềm luôn đóng vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là thiết yếu, trong việc bảo hộ phần mềm máy tính. Vì vậy chúng tôi kêu gọi sự hợp tác tích cực từ phía các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh phần mềm máy tính nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc làm trong sạch môi trường kinh doanh phần mềm ở Việt Nam, góp phần thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng
57
và Nhà nước Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển ngành công nghiệp phần mềm non trẻ nhưng đầy triển vọng của Việt Nam.
Mặt khác, cũng như các nước đang phát triển khác trong khu vực, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng phần mềm phục vụ mục tiêu tin học hoá hệ thống quản lý xã hội và phát triển giáo dục, đào tạo và việc tôn trọng, bảo vệ quyền tác giả phần mềm máy tính. Không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp mà một bộ phận lớn công chúng cũng có nhu cầu sử dụng các phần mềm thông dụng phục vụ mục đích cá nhân, trong khi giá bán các phần mềm này lại khá cao so với thu nhập của người dân.
Vì vậy, các hãng sản xuất các loại phần mềm thông dụng này cần có chính sách hỗ trợ, giảm giá đối với các đối tượng tiêu dùng Việt Nam, qua đó góp phần tạo lập thói quen sử dụng phần mềm hợp pháp.
Đảm bảo xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm có đối tượng sở hữu trí tuệ. Mỗi sản phẩm, dịch vụ nhất định được bảo hộ dưới nhiều hình thức quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Mỗi chủ thể là đơn vị có sản phẩm cần phải lựa chọn hình thức bảo hộ tất cả những quyền sở hữu trí tuệ; phải cân đối các chi phí và lợi ích của việc yêu cầu xác lập quyền để phù hợp với ngân sách và chính sách phát triển thị trường. Cấn xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nỗ lực xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Định hướng tổ chức khai thác có hiệu quả tài sản trí tuệ. Các tài sản sở hữu trí tuệ được khai thác theo nhiều cách khác nhau. Thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ: bán các tài sản sở hữu trí tuệ; liên doanh; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nhằm trao đổi hoặc sử dụng sở hữu trí tuệ để có được nguồn đầu tư tài chính. Thường xuyên tham khảo các cơ sở dữ liệu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu nhằm phát hiện những giải pháp kỹ thuật hiện đại và các công nghệ mới, xác định đối tác mới cho
việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hoặc nhà cung ứng, các thị trường mới tiềm
58
Để phát triển sở hữu trí tuệ trong thời gian đến tiếp tục tham mưu, soạn thảo trình Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành văn bản về sở hữu trí tuệ. Tư vấn, hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu trí tuệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, triển khai Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (chương trình 68). Đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Để thực hiện tốt các nội dung trên thì cần một số giải pháp sau: Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào đầu tư, kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ