Trong giai đoạn đầu, hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ chủ yếu là với Liên Xô (cũ) và các nước Xã hội chủ nghĩa, cũng như thiết lập quan hệ hợp tác với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Các hoạt động hợp tác chủ yếu tập trung vào việc trao đổi thông tin sở hữu công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực.
Trong giai đoạn chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia và phục vụ công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Thực hiện mục tiêu trên trong những năm qua, Việt Nam không ngừng củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế khác. Các nội dung hợp tác cũng đa dạng hơn như hỗ trợ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, hiện đại hóa cơ quan sở hữu trí tuệ, truyên truyền và nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ.
Có thể nhận định rằng hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. [18]
Cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hoá nguồn nhân lực trong đó cuộc chạy đua về bảo hộ và ứng dụng quyền sở hữu trí tuệ đóng một vai trò không nhỏ. Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. [9]
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII nêu rõ: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn
99
lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp và tăng trưởng”. Như vậy, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ phải được coi là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi.
Việc nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thông qua việc tạo điều kiện cho các cán bộ của các cơ quan này tham dự các khóa đào tạo về sở hữu trí tuệ, các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm về quản lý sở hữu trí tuệ cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện. Hiện nay, Cục sở hữu trí tuệ đang phối hợp với các cơ quan thực thi quyền triển khai “Dự án tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” do Nhật Bản tài trợ. Trong khuôn khổ dự án này, các nội dung nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, tăng cường nguồn nhân lực cho các cơ quan thực thi; tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ được triển khai. Bằng những hoạt động như trên, năng lực, khả năng phối hợp, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ được cải thiện, từ đó từng bước ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. [6, 35]
Trong những năm gần đây, đã có nhiều chương trình nâng cao năng lực về nguồn nhân lực liên quan đến sở hữu trí tuệ được thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định 585/QĐ-TTg ngày 05/5/2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn năm 2010 - 2014. Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm cũng tiến hành nhiều chương trình hợp tác với cơ quan sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ (USPTO), Nhật Bản (JPO), Hàn Quốc (KIPO), cơ quan sở hữu trí tuệ châu Âu (OHIM), Đan Mạch (DKPTO) về việc cử các đoàn cán bộ đi đào tạo ngắn, trung và dài hạn về sở hữu trí tuệ.
100
Nhằm tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ cho xã hội, thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như công tác nghiên cứu khoa học về sở hữu trí tuệ, ngày 05/8/2010, Cục Sở hữu trí tuệ và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) đã ký kết Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ giữa hai cơ quan.
Đây là một bước tiến mới nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động về sở hữu trí tuệ giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vốn đã được thực hiện thường xuyên trước đây. Thông qua quan hệ hợp tác này, các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn về sở hữu trí tuệ,các hội thảo, buổi báo cáo chuyên đề v.v. sẽ được tổ chức. Các hoạt động nghiên cứu chuyên môn về các khía cạnh khác nhau của sở hữu trí tuệ cũng sẽ được hai bên phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ cũng sẽ hỗ trợ Trường trong việc xây dựng quy chế và đào tạo cán bộ liên quan đến việc quản lý sở hữu trí tuệ của nhà trường.