Việc phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập tinh tế quốc tế, thúc đẩy đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, tạo sự gắn kết nghiên cứu và phát triển với sản xuất. Để làm được việc này cần cải cách hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, thành lập các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và phát triển. [33]
Năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp không cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 0.1% doanh thu. Trong khi con số này ở Ấn Độ là khoảng 5% và Hàn Quốc khoảng 10%. [18]
Công nghệ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội có được chủ yếu thông qua nhập công nghệ. Công nghệ nhấp chủ yếu là máy móc thiết bị, dây chuyền toàn bộ, rất ít nhập các tài sản trí tuệ, trình độ công nghệ nhập chỉ ở mức trung bình dưới trung bình so với các nước trong khu vực. [33]
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường công nghệ như ban hành quy định hướng dẫn về giao quyền sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo bằng ngân sách nhà nước. Đổi mới chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ. Đổi mới phương thức xác định và đánh giá kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước. Có giải
98
pháp và lộ trính cụ thể thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ công lập. [23]