Kỹ năng của Thư ký Toà án tại Toà án cấp phúc thẩm.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi ngành tòa án (Trang 63)

III. KỸ NĂNG CỦA THƯ KÝ TOÀ ÁN TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

3.4. Kỹ năng của Thư ký Toà án tại Toà án cấp phúc thẩm.

Kỹ năng của Thư ký Toà án tại Toà án cấp phúc thẩm trong vụ án hành chính, về cơ bản cũng giống như trong vụ án dân sự, như thụ lý vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu, chuẩn bị cho việc mở phiên toà phúc thẩm, thực hiện nhiệm vụ tại phiên toà phúc thẩm và sau phiên toà phúc thẩm.

Một số nội dung cần lưu ý trong vụ án hành chính:

- Theo quy định của Điều 180 và Điều 184 LTTHC, người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi ý kiến bằng văn bản của mình cho Toà án cấp phúc thẩm. Do đó, sau khi thụ lý vụ án ở cấp phúc thẩm, khi đương sự gửi hoặc nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của họ, Thư ký Toà án tiếp nhận, nghiên cứu sơ bộ nội dung văn bản ghi ý kiến của đương sự, trình Thẩm phán xem xét và đưa vào hồ sơ vụ án.

- Theo quy định tại Điều 189 LTTHC, trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ mới.

Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành xác minh chứng cứ mới.

Căn cứ quy định nêu trên, trước khi mở phiên toà phúc thẩm, nếu có đương sự hoặc Viện kiểm sát nộp hoặc gửi cho Toà án chứng cứ mới, Thư ký Toà án tiếp nhận, kiểm tra, ghi sổ, cấp giấy biên nhận cho đương sự và báo cáo ngay với Thẩm phán chủ toạ phiên toà; sau đó, đánh số bút lục và đưa vào hồ sơ vụ án.

Trong trường hợp Thẩm phán phân công tiến hành xác minh chứng cứ hoặc tham gia việc xác minh chứng cứ, thì Thư ký Toà án thực hiện công tác chuẩn bị cần thiết theo yêu cầu của Thẩm phán chủ toạ phiên toà.

kể từ ngày ra bản án phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án phúc thẩm cho các đương sự, Toà án, Viện kiểm sát đã giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện. (Trong tố tụng dân sự, thời hạn này không quá 15 ngày đối với trường hợp TAND cấp tỉnh xử phúc thẩm và không quá 25 ngày đối với trường hợp Toà phúc thẩm TANDTC xét xử phúc thẩm).

Kết luận:

- Thư ký Toà án là một chức danh tư pháp, thực hiện công vụ tại Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, theo sự phân công của Chánh án hoặc Chánh toà. Tuy nhiên, trong thực tế tổ chức và hoạt động của các Toà án cấp giám đốc thẩm, thì chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Toà án do các Thẩm tra viên thực hiện. Phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên có khác so với Thư ký Toà án. Kỹ năng của Thẩm tra viên sẽ được nghiên cứu trong chuyên đề riêng.

- Khi được phân công tham gia giải quyết vụ án, Thư ký Toà án là người tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Toà án do pháp luật tố tụng quy định. Tiến hành tố tụng trong vụ án, với chức năng là người giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án có nghĩa vụ thực hiện các công việc theo sự phân công, điều hành của Thẩm phán và phải báo cáo Thẩm phán kết quả thực hiện công việc được phân công.

- Tại Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm, nhiệm vụ và kỹ năng của Thư ký Toà án về cơ bản là giống nhau. Sự khác nhau chủ yếu là về phạm vi, nội dung các tác nghiệp cụ thể và do tính chất của mỗi cấp xét xử quy định.

- Trong vụ án dân sự và vụ án hành chính, nhiệm vụ, kỹ năng của Thư ký Toà án về cơ bản cũng giống nhau. Sự khác nhau về nhiệm vụ, kỹ năng của Thư ký Toà án, chủ yếu cũng là khác nhau về nội dung công việc cụ thể, do đối tượng của xét xử dân sự và xét xử hành chính quy định.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi ngành tòa án (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w