Kỹ năng của Thư ký Toà án sau phiên toà sơ thẩm.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi ngành tòa án (Trang 55)

II. KỸ NĂNG CỦA THƯ KÝ TOÀ ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

2.1.4. Kỹ năng của Thư ký Toà án sau phiên toà sơ thẩm.

- Hoàn tất thủ tục sau phiên xử

+ Kiểm tra biên bản phiên toà, sửa chữa, bổ sung biên bản nếu Thẩm phán yêu cầu. + Báo cáo Thẩm phán chủ toạ phiên toà về yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản phiên toà của đương sự.

+ Sắp xếp hồ sơ vụ án, hoàn thiện bản án, quyết định. + Cấp trích lục bản án, quyết định.

- Tiếp nhận và xử lý đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị

Đối với việc kháng cáo: khi nhận được đơn kháng cáo, Thư ký Toà án thực hiện quy trình xử lý giống như nhận đơn khởi kiện là ghi sổ nhận đơn, cấp cho người kháng cáo giấy báo nhận đơn kháng cáo; sau đó, tiến hành nghiên cứu, đề xuất để Thẩm phán quyết định. Việc nghiên cứu, xử lý đơn kháng cáo tập trung vào ba vấn đề chủ yếu là quyền kháng cáo, nội dung đơn kháng cáo và thời hạn kháng cáo.

+ Về quyền kháng cáo: Thư ký Toà án phải nghiên cứu và nắm vững các quy định tại Điều 243 BLTTDS và hướng dẫn tại Phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC để xác định người kháng cáo có quyền kháng cáo hay không.

Điều 243 BLTTDS quy định “Đương sự, người đại diện của đương sự …” có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định … Mà người đại diện của đương sự thì có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền. Do đó, nếu người kháng cáo xuất

trình hoặc gửi kèm đơn kháng cáo văn bản của đương sự uỷ quyền cho người kháng cáo được quyền kháng cáo hoặc được quyền đại diện tham gia tố tụng trong cả quá trình giải quyết vụ án, thì được coi là người kháng cáo có quyền kháng cáo.

Nếu người kháng cáo không có quyền kháng cáo, thì Thư ký Toà án đề xuất với Thẩm phán, kèm theo văn bản thông báo trả lại đơn kháng cáo để Thẩm phán xem xét, quyết định.

+ Về đơn kháng cáo: Đơn kháng cáo phải được làm theo quy định của Điều 244 BLTTDS và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Thư ký căn cứ vào quy định nêu trên để xem đơn kháng cáo đương sự làm đúng hay không.

Nếu đơn kháng cáo làm không đúng quy định, thì Thư ký Toà án căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 246 BLTTDS để yêu cầu đương sự sửa chữa, bổ sung đơn kháng cáo. Thông báo yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn kháng cáo phải ấn định thời hạn sửa chữa, bổ sung là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày họ nhận được thông báo yêu cầu sửa chữa, bổ sung.

Nếu nội dung kháng cáo không thuộc giới hạn của việc kháng cáo, thì Thư ký Toà án đề xuất với Thẩm phán, kèm theo văn bản thông báo trả lại đơn kháng cáo để Thẩm phán xem xét, quyết định.

Nếu người kháng cáo nộp hoặc gửi kèm theo đơn kháng cáo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo, thì Thư ký Toà án ghi tên, đặc điểm của các tài liệu đó vào giấy báo nhận đơn kháng cáo. Trường hợp sau khi đã nộp đơn kháng cáo, người kháng cáo mới gửi hoặc nộp cho Toà án tài liệu, chứng cứ, thì Thư ký Toà án tiếp nhận, xử lý và cấp cho người kháng cáo giấy biên nhận theo hướng dẫn tại nghị Quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của HĐTP TANDTC.

+ Về thời hạn kháng cáo: Thư ký Toà án căn cứ quy định tại Điều 245 BLTTDS và hướng dẫn tại Mục 3, Phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP để xác định việc kháng cáo có trong thời hạn quy định hay không. Nếu kháng cáo quá hạn, thì Thư ký Toà án phải yêu cầu người kháng cáo trình bày bằng văn bản về lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh việc nộp đơn kháng cáo quá hạn là có lý do chính đáng. Sau khi đương sự trình bày lý do và xuất trình tài liệu chứng cứ, Thư ký báo cáo để Thẩm phán xem xét, quyết định. Nếu người kháng cáo có quyền kháng cáo, nội dung kháng cáo thuộc giới hạn kháng cáo và không có việc kháng cáo khác (tức là chỉ có trường hợp kháng cáo quá hạn), thì Thư ký đề xuất việc gửi hồ sơ kháng cáo (gồm đơn kháng cáo, văn bản giải trình việc nộp

đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn) cho Toà án cấp phúc thẩm.

Nếu kháng cáo được Thẩm phán xác định là hợp lệ, đủ điều kiện thụ lý, thì Thư ký Toà án thông báo cho người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của Pháp lệnh Án phí, lệ phí Toà án. Khi người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, thì Thư ký Toà án soạn thảo Thông báo việc kháng cáo để Thẩm phán ký.

Đối với việc kháng nghị: Nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát, thì Thư ký Toà án tiếp nhận, kiểm tra thời hạn kháng nghị và báo cáo Thẩm phán xem xét. Sau khi có ý kiến của Thẩm phán, Thư ký Toà án làm Thông báo về việc kháng nghị, giống như trường hợp kháng cáo.

Nếu có kháng cáo, hoặc kháng nghị và đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì Thư ký Toà án chuẩn bị hồ sơ vụ án, báo cáo Thẩm phán để chuyển hồ sơ vụ án cùng các tài liệu liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm.

Nếu vụ án không có kháng cáo, kháng nghị, hoặc kháng cáo quá hạn không được chấp nhận, thì Thư ký Toà án chuyển hồ sơ sang lưu trữ.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi ngành tòa án (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w