Sau khi kết thúc phiên toà

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi ngành tòa án (Trang 25)

a) Kiểm tra biên bản phiên toà

Biên bản phiên toà phải được ghi đầy đủ, rõ ràng theo đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 200 Bộ luật tố tụng hình sự, sau khi kết thúc phiên toà Chủ toạ phiên toà phải kiểm tra và cùng với Thư ký ký vào biên bản đó.

Chủ toạ có quyền yêu cầu thư ký phiên toà sửa đổi, bổ sung những điểm ghi không chính xác hoặc ghi không đầy đủ trong biên bản phiên toà. Nếu không nhất trí với chủ toạ thì có quyền ghi ý kiến bảo lưu của mình trong biên bản đó. Sau khi chủ toạ ký xác nhận vào biên bản, Thư ký phiên toà phải đến văn thư đóng dấu vào nơi có chữ ký của chủ toạ phiên toà.

Bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận. Khi những

người này yêu cầu, Thư ký phiên toà phải báo cáo với chủ toạ để họ được thực hiện quyền đó theo quy định của pháp luật.

b) Vào sổ kết quả xét xử và làm các thủ tục khác để hoàn thành thủ tục phát hành bản án

Thư ký Toà án có trách nhiệm vào sổ kết quả, lấy số bản án, đưa bản án đi đánh máy, kiểm tra, soát xét bản án đã đánh máy xong, chuyển bản án cho Thẩm phán ký, đóng dấu bản án.

c) Giao bản án

Việc giao bản án được thực hiện theo đúng thời hạn, thành phần được nhận, thủ tục giao nhận được quy định Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự..

Việc giao bản án trong Bộ luật tố tụng hình sự chỉ ghi chung chung là nhiệm vụ của Toà án, nhưng trong thực tế nếu bản án được giao trực tiếp thì thường là Thư ký Toà án phải làm nhiệm vụ này. Vì vậy, nếu bị cáo bị xử vắng mặt theo điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 187 của Bộ luật tố tụng hình sự thì trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo. Việc niêm yết phải được lập văn bản có xác nhận của người có quyền ký tên và được đóng dấu của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Người bị hại, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án, chứ không bắt buộc phải gửi. Nếu đương sự có yêu cầu thì gửi.

d) Nhận đơn kháng cáo và lập thủ tục kháng cáo, kháng nghị

Sau khi xét xử sơ thẩm, vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị Thư ký có nhiệm vụ như sau:

- Kiểm tra hình thức, nội dung và thời hạn đơn kháng cáo có đúng quy định khụng và trình Thẩm phán chủ toạ phiên toà xử lý.

- Trường hợp chấp nhận đơn kháng cáo thì làm các thủ tục về thông báo kháng cáo.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi ngành tòa án (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w