Kỹ năng của Thư ký Toà án tại phiên toà hành chính sơ thẩm

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi ngành tòa án (Trang 61)

III. KỸ NĂNG CỦA THƯ KÝ TOÀ ÁN TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

3.3.Kỹ năng của Thư ký Toà án tại phiên toà hành chính sơ thẩm

- Khi khai mạc phiên toà

Những việc Thư ký Toà án phải làm trước và sau khi khai mạc phiên toà, trong vụ án hành chính cũng giống như trong vụ án dân sự. Cần lưu ý là trong vụ án hành chính, người đại diện của người bị kiện tham gia tố tụng thường là người có chức vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính. Do đó, khi kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập tham gia phiên toà, Thư ký Toà án phải nắm được chính xác họ tên, chức vụ và tư cách tham gia tố tụng của người đó để báo cáo Hội đồng xét xử sau khi Chủ toạ khai mạc phiên toà.

- Ghi biên bản phiên toà: Biên bản phiên toà được ghi theo quy định của Điều 140 LTTHC.

Ngoài những yêu cầu chung của việc ghi biên bản phiên toà như trong vụ án dân sự, Thư ký Toà án cần lưu ý nắm vững hướng dẫn tại Điều 16 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về trường hợp Hội đồng xét xử

quyết định cho tạm ngừng phiên toà theo quy định của Điều 126 LTTHC. Quá trình ghi biên bản phiên toà, khi có diễn biến có thể dẫn đến việc phải tạm ngừng phiên toà, Thư ký Toà án phải ghi kịp thời, đầy đủ diễn biến đó, ghi đầy đủ yêu cầu của người khởi kiện, người bị kiện, hoặc người tham gia tố tụng khác và ý kiến của Hội đồng xét xử về việc tạm ngừng phiên toà.

- Sau phiên toà

Kỹ năng của Thư ký Toà án sau phiên toà hành chính sơ thẩm về cơ bản cũng giống như trong vụ án dân sự. Đối với vụ án hành chính, Thư ký Toà án phải lưu ý một số nội dung sau:

+ Về việccấp trích lục án, bản án quy địnhtại Điều 166 LTTHC; cụ thể là:

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên toà, đương sự được Toà án cấp trích lục bản án.

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày tuyên án, Toà án phải cấp, gửi bản án cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.

+ Xem xét đơn kháng cáo: khi nhận đơn kháng cáo, Thư ký Toà án phải kiểm tra việc kháng cáo có hợp lệ hay không; chú ý quy định về quyền kháng cáo, nội dung đơn kháng cáo và thời hạn kháng cáo quy định tại các Điều 174 đến Điều 177 LTTHC và hướng dẫn tại Điều 20 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Việc xử lý trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo quá thời hạn quy định thực hiện như trong vụ án dân sự.

+ Về việc gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. Trong tố tụng dân sự, theo quy định của Điều 255 BLTTDS, thì Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm), hoặc kể từ ngày người kháng cáo nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

kháng cáo, quyết định kháng nghị và các tài liệu chứng cứ cho Toà án cấp phúc thẩm, cũng là năm ngày làm việc, nhưng thời hạn năm ngày làm việc được tính kể từ:

Ngày người kháng cáo nộp đơn kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm, nếu người kháng cáo được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;

Ngày người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nếu người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;

Ngày Toà án cấp sơ thẩm nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi ngành tòa án (Trang 61)