Các nguyên nhân chủ yếu của những thành công và hạn chế Nguyên nhân của các thành công

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 79)

- Một số hạn chế từ các Bộ, ngành:

2.3.3Các nguyên nhân chủ yếu của những thành công và hạn chế Nguyên nhân của các thành công

Nguyên nhân của các thành công

- Trong thời gian qua các Bộ, ngành đã phối hợp tương đối tốt với các UBND và Ban quản lý KCN cấp tỉnh trong việc thẩm định dự án, cấp phép đầu tư, hướng dẫn và trả lời thắc mắc của doanh nghiệp đúng thời hạn,… Bộ Kế hoạch và

Đầu tư đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn và giúp đỡ các địa phương trong công tác thẩm định, cấp phép nhằm khắc phục các thiếu sót, bỡ ngỡ ban đầu khiến công tác đăng ký, cấp phép đầu tư nước ngoài trong cả nước được nhanh chóng, thuận tiện, có chất lượng hơn.

- Các luật hiện hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Bộ Luật Lao động, Luật Đất đai,... và các văn bản hướng dẫn đã tạo môi trường pháp lý tương đối rõ ràng, thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động và bảo đảm công tác quản lý của Nhà nước.

- Nhà nước đã có chính sách đúng và kịp thời trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, khơi dậy và phát huy nguồn nội lực trong nước. Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương đã rất quan tâm chỉ đạo phát triển KCN từ việc lập báo cáo khả thi, đền bù, giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư cho đến tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất - kinh doanh, kịp thời giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

- Các địa phương bước đầu đã phát huy được hiệu quả và đáp ứng nhu cầu quản lý ĐTNN trên địa bàn địa phương mình, làm tốt chức năng quản lý Nhà nước nhờ cơ chế “một cửa, tại chỗ” thông qua việc kiểm soát, điều chỉnh; tích cực hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hoạt động một cách có hiệu quả, giảm chi phí tối đa, giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trong quá trình triển khai dự án, tổ chức các hoạt động đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp, được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ghi nhận.

Nguyên nhân của những hạn chế

- Thủ tục cấp phép và các thủ tục pháp lý khác còn nhiều rườm rà, phức tạp; sự chồng chéo, trùng lắp chức năng quản lý giữa các Bộ, ngành trong một số lĩnh vực và sự chậm trễ khi xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định khiến cho thủ tục đăng ký và cấp phép cho doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian. Việc này khiến doanh nghiệp phải đi lại mất nhiều lần mới được cấp phép; ngoài ra có nhiều

doanh nghiệp bị bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh vì thời điểm áp dụng quy định mới bị lùi lại so với dự tính.

- Một số địa phương vì mục tiêu thu hút được càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào địa phương mình càng tốt nên đã bỏ qua một số quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến việc vi phạm thẩm quyền được uỷ quyền cấp phép, thậm chí vi phạm pháp luật

- Hệ thống thông tin phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư, trao đổi giữa trung ương và địa phương còn manh mún, lạc hậu và chưa có tính hệ thống. Hiện tại vẫn chưa có mạng liên kết và trao đổi thông tin giữa Ban quản lý với các Sở, Ban, ngành ngay trong tỉnh; giữa các Ban quản lý KCN, Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh, thành phố với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Việc thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra sau cấp phép đầu tư của các địa phương đối với doanh nghiệp ĐTNN còn gặp nhiều khó khăn bởi vì mặc dù là một đơn vị quản lý nước địa phương tương đương cấp Sở ngành trực thuộc UBND tỉnh nhưng trong Ban quản lý KCN không được bố trí bộ máy thanh tra chuyên trách, do đó làm hạn chế công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN.

- Trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác của đội ngũ cán bộ công chức, khả năng phối hợp công vụ chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ được phân cấp, uỷ quyền. Đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy của các địa phương còn thiếu những kiến thức lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực quản lý ĐTNN. Ngoài ra, việc được uỷ quyền một số chức năng quản lý nhà nước khiến một số cán bộ phụ trách công tác cấp phép, thanh tra, kiểm tra lợi dụng quyền lực để gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 79)