Tình hình thu hút FDI qua các thời kỳ phân cấp Giai đoạn 1988 –

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 59)

Giai đoạn 1988 – 1993

Trong giai đoạn từ năm 1988 cho đến năm 1993 (trước khi phân cấp), Việt Nam đã thu hút được 369 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 8,47 tỷ USD, tổng vốn điều lệ đạt 3,54 tỷ USD. Quy mô bình quân một dự án là 22,9 triệu USD. Nhìn chung, tổng vốn đầu tư và tổng số dự án FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-1993 còn rất thấp và khiêm tốn.[35]

Theo đối tác

Trong giai đoạn này, đã có 37 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan đứng đầu với 68 dự án và 1,73 tỷ USD, chiếm 18% tổng số dự án và 20% tổng vốn đầu tư của thời kỳ 1988-1993; Singapore đứng thứ hai với 39 dự án và 1,47 tỷ USD, chiếm 10% tổng số dự án và 17% tổng vốn đầu tư; Hồng Kông đứng thứ ba với 50 dự án và 1,13 tỷ USD, chiếm 13,5% tổng số dự án và 13,3% tổng vốn đầu tư; BristishVirginIslands đứng thứ tư với 20 dự án và 606 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 5,4% tổng số dự án và 7,1% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ năm với 36 dự án và 568 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 9,7% tổng số dự án và 6,7% tổng vốn đầu tư.[35]

Hình 2.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH 1988-2008 (tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Chuyên ngành

Số dự

án TVĐT Vốn điều lệ I Công nghiệp và xây

dựng 6,303 87,799,745,637 29,663,816,911 CN dầu khí 48 14,477,841,815 4,658,841,815 CN nhẹ 2,740 15,680,141,811 6,884,439,318 CN nặng 2,602 47,164,684,169 14,132,235,521 CN thực phẩm 350 4,199,005,162 1,875,954,424 Xây dựng 563 6,278,072,680 2,112,345,833 II

Nông, lâm nghiệp 976

4,792,791,569 2,290,827,787 Nông-Lâm nghiệp 838 4,322,791,540 2,024,892,567 Thủy sản 138 470,000,029 265,935,220 III Dịch vụ 2,524 57,182,184,193 20,059,393,674 Dịch vụ 1,438 3,332,641,410 1,347,865,673 GTVT-Bưu điện 235 6,254,568,683 3,475,235,406 Khách sạn-Du lịch 250 15,411,708,335 4,465,834,460 Tài chính-Ngân hàng 68 1,057,777,080 991,354,447 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 294 1,758,606,263 642,864,566

XD Khu đô thị mới 14

8,224,680,438 2,841,813,939 XD Văn phòng-Căn hộ 189 19,361,686,326 5,735,689,586 XD hạ tầng KCX- KCN 36 1,780,515,658 558,735,597 Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372

Hình 2.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HTĐT 1988-2008 (tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Hình thức đầu tƣ Số dự án TVĐT Vốn điều lệ 100% vốn nước ngoài 7,574 87,603,370,097 30,987,349,841 Liên doanh 1,822 51,581,669,776 15,097,682,920 Hợp đồng hợp tác KD 227 4,614,081,702 4,141,568,783 Công ty cổ phần 170 4,130,866,824 1,237,493,828 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,725,000 466,985,000 Công ty Mẹ - Con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo địa phương

Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài mới đầu tư vào 29 tỉnh và thành phố, trong đó dẫn đầu là Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 161 dự án và 3,12 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 43% tổng số dự án và 36% tổng vốn đầu tư của thời kỳ 1988-1993; Đồng Nai đứng thứ hai với 38 dự án và 1,83 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 10% tổng số dự án và 21% tổng vốn đầu tư; Hà Nội đứng thứ ba với 62 dự án và 1,46 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 16% tổng số dự án và 17% tổng vốn đầu tư; Hải Phòng đứng thứ tư với 12 dự án và 541 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 3% tổng số dự án và 6% tổng vốn đầu tư. Trong thời kỳ này, dự án tập trung chủ yếu vào các tỉnh/thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng tốt. Riêng 4 tỉnh/thành phố trên đã thu hút được 273 dự án và gần 7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 74% tổng số dự án và 82% tổng vốn đầu tư của cả nước thời kỳ 1988-1993. [35]

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn FDI theo ngành giai đoạn 1988 – 1993 (đơn vị:mil.$ US)

Nguồn: Tổng cục thống kê. Theo hình thức đầu tư

Đa phần các dự án FDI trong thời kỳ này theo hình thức liên doanh với 200 dự án và 4,5 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 54% tổng số dự án và 53% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là hình 100% vốn nước ngoài với 145 dự án và 3,34 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 39,3% tổng số dự án và 39,4% tổng vốn đầu tư. Còn lại là theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (với 16 dự án và 473,9 triệu USD vốn đầu tư) và hình thức công ty cổ phần (với 8 dự án và 116,7 triệu USD vốn đầu tư). [35]

Theo lĩnh vực đầu tư

Các dự án trong giai đoạn từ năm 1988-1993 chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 191 dự án và 4,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 51% tổng số dự án và 48% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là dịch vụ lưu trú và ăn uống có 44 dự án và 1,39 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 12% tổng số dự án và 16% tổng vốn đầu tư; ngành kinh doanh bất động sản có 23 dự án và 874 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 6% tổng số dự án và 10% tổng vốn đầu tư; ngành khai khoáng đứng thứ tư với 11 dự án

và 549 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 3% tổng số dự án và 6% tổng vốn đầu tư; ngành nông lâm nghiệp và tuỷ sản chỉ có 43 dự án với 388 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 11% tổng số dự án và 4% tổng vốn đầu tư. [35]

Giai đoạn 1994 – 1997.

Trong giai đoạn từ năm 1994-1997 (đánh dấu bước đầu tiên của quá trình phân cấp bằng việc phân cấp cho Ban quản lý KCX Tân Thuận) đã thu hút được 1002 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 21,38 tỷ USD, gấp gần 3 lần số dự án và 2,5 lần tổng vốn đầu tư so với thời kỳ năm 1988-1993. Tổng vốn điều lệ giai đoạn này là 9,1 tỷ USD. Quy mô trung bình một dự án đạt 21,3 triệu USD/dự án. Như vậy, với tác động của việc bước đầu phân cấp, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có bước tăng nhẹ. Tuy nhiên, kết quả thu hút ĐTNN tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. [35]

Biểu đồ 2.2 Qui mô vốn dự án đăng ký và tỷ lệ vốn thực hiện FDI từ 1988-1997.

Nguồn: Tổng cục thống kê. Theo đối tác

Trong giai đoạn này, đã có 46 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng đầu với 97 dự án và 4,97 tỷ USD, chiếm 9,6% tổng số dự án và

23% tổng vốn đầu tư của thời kỳ 1994-1997; Nhật Bản đứng thứ hai với 187 dự án và 4,15 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng số dự án và 19,4% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ ba với 121 dự án và 2,34 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 12% tổng số dự án và 11% tổng vốn đầu tư; Đài Loan đứng thứ tư với 200 dự án và 2,3 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 20% tổng số dự án và 10,7% tổng vốn đầu tư; Hồng Kông đứng thứ năm với 67 dự án và 1,26 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 6,6% tổng số dự án và 6% tổng vốn đầu tư. [35] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng 5 quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu này đã chiếm 67% tổng số dự án và 70% tổng vốn đầu tư (672 dự án và 17 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư).

Theo địa phương

Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư đã có mặt tại 50 tỉnh và thành phố, trong đó dẫn đầu vẫn là Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 336 dự án và 5,42 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 33% tổng số dự án và 25% tổng vốn đầu tư của thời kỳ 1994- 1997; Hà Nội đứng thứ hai với 158 dự án và 4,86 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 15,7% tổng số dự án và 22,7% tổng vốn đầu tư; Đồng Nai đứng thứ ba với 149 dự án và 3,56 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 14,8% tổng số dự án và 16,7% tổng vốn đầu tư; Bình Dương đứng thứ tư với 132 dự án và 1,87 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 13% tổng số dự án và 8% tổng vốn đầu tư; Hải Phòng đứng thứ năm với 40 dự án và 870 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 4% tổng số dự án và 4% tổng vốn đầu tư. Riêng 5 tỉnh/thành phố này có 840dự án và 17,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 83,8% tổng số dự án và 81% tổng vốn đầu tư của cả nước thời kỳ 1994-1997. [35]

Nhìn chung, đầu tư nước ngoài chủ yếu vẫn tập trung vào các tỉnh/thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nhân lực đảm bảo như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng.

Theo hình thức đầu tư

Đa phần các dự án vẫn theo hình thức liên doanh với 357 dự án và 11,45 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 35,6% tổng số dự án và 50,5% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là

hình 100% vốn nước ngoài với 596 dự án và 8,37 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 60% tổng số dự án và 40% tổng vốn đầu tư; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 31 dự án và 1,17 tỷ USD, chiếm 3% tổng số dự án và 5,4% tổng vốn đầu tư. Còn lại là theo hình thức công ty cổ phần (với 15 dự án và 736,5 triệu USD vốn đầu tư) và hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO (với 3 dự án và 290 triệu USD vốn đầu tư). [35]

Theo lĩnh vực đầu tư

Các dự án trong giai đoạn từ năm 1994-1997 chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 643 dự án và 11,45 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 64% tổng số dự án và 53% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là lĩnh vực xây dựng có 30 dự án và 3,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 3% tổng số dự án và 14,5% tổng vốn đầu tư; ngành kinh doanh bất động sản có 58 dự án và 2,4 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 5,7% tổng số dự án và 14,3% tổng vốn đầu tư; ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản đứng thứ tư với 103 dự án và 1,36 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 10% tổng số dự án và 6% tổng vốn đầu tư; ngành thông tin và truyền thông có 11 dự án với 1,01 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 1,1% tổng số dự án và 4,7% tổng vốn đầu tư. [35]

Giai đoạn 1998 – 2005.

Trong giai đoạn từ năm 1998-2005 (thời kỳ phân cấp cho các tỉnh/thành phố), đã có 4.490 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 24,94 tỷ USD, quy mô trung bình một dự án đạt 5,5 triệu USD, giảm so với các thời kỳ trước do số lượng dự án với quy mô vốn nhỏ tăng lên khá nhiều; tổng vốn điều lệ giai đoạn này là 11,3 tỷ USD. Với Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg phân cấp cho tất các UBND cấp tỉnh/thành phố cấp và điều chỉnh GPĐT đối với các dự án ĐTNN trên địa bàn, kết quả thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn này có bước tăng đột biến về cả số dự án và tổng vốn đầu tư. [34]

Theo đối tác

Trong giai đoạn này, đã có 66 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan đứng đầu với 1.147 dự án và 4,71 tỷ USD, chiếm 25,5% tổng số dự án và

19% tổng vốn đầu tư của thời kỳ 1994-1997; Nhật Bản đứng thứ hai với 387 dự án và 3 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng số dự án và 12,2% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ ba với 876 dự án và 2,82 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 19,5% tổng số dự án và 11% tổng vốn đầu tư; Hà Lan đứng thứ tư với 40 dự án và 1,76 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 0,8% tổng số dự án và 7% tổng vốn đầu tư; BristisVirginIslands đứng thứ năm với 211 dự án và 1,55 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 4,6% tổng số dự án và 6% tổng vốn đầu tư. [34]

Riêng 5 quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu này đã chiếm 59% tổng số dự án và 55% tổng vốn đầu tư (2661 dự án và 13,9 tỷ USD tổng vốn đăng ký).

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu vốn FDI theo ngành giai đoạn 1988 – 2007

Theo địa phương

Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư đã có mặt tại 61 tỉnh và thành phố, trong đó dẫn đầu là Đồng Nai thu hút được 520 dự án và 4,34 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11,5% tổng số dự án và 17,4% tổng vốn đầu tư của thời kỳ 1998-2005; Tp Hồ Chí Minh đứng thứ hai với 1333 dự án và 4,33 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 29% tổng số dự án và 17% tổng vốn đầu tư; Bình Dương đứng thứ ba với 955 dự án và 3,97 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 21% tổng số dự án và 16% tổng vốn đầu tư; Hà Nội đứng thứ tư với 473 dự án và 3,68 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 10,5% tổng số dự án và

14,7% tổng vốn đầu tư; Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ năm với 72 dự án và 1,39 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 1,6% tổng số dự án và 5,5% tổng vốn đầu tư. Riêng 5 tỉnh/thành phố này có 3.353 dự án và 17 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 74% tổng số dự án và 71% tổng vốn đầu tư của cả nước thời kỳ 1998-2005.

Nhìn chung, đầu tư nước ngoài chủ yếu vẫn tập trung vào các tỉnh/thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nhân lực đảm bảo. [30]

Theo hình thức đầu tư

Khác với các năm trước, trong thời kỳ này, đa phần các dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 3.700 dự án và 17,8 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 82% tổng số dự án và 71% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là hình thức liên doanh với 642 dự án và 3,27 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 14% tổng số dự án và 13% tổng vốn đầu tư; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 124 dự án và 2,43 tỷ USD, chiếm 2,7% tổng số dự án và 9,7% tổng vốn đầu tư. Còn lại là theo hình thức công ty cổ phần (với 20 dự án và 176,7 triệu USD vốn đầu tư) và hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO (với 3 dự án và 1,07 tỷ USD vốn đầu tư) và công ty mẹ - con (1 dự án của Công ty TNHH Panasonic với vốn đầu tư đạt 98 triệu USD) [30]

Theo lĩnh vực đầu tư

Các dự án trong giai đoạn từ năm 1998-2005 chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 3.213 dự án và 15,68 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 71% tổng số dự án và 62% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là lĩnh vực khai khoáng có 23 dự án và 1,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 0,5% tổng số dự án và 6,4% tổng vốn đầu tư; ngành sản xuất, phân phối điện khí nước và điều hoà có 9 dự án và 1,16 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 0,2% tổng số dự án và 4,6% tổng vốn đầu tư; ngành thông tin và truyền thông có 238 dự án với 1,04 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 5,3% tổng số dự án và 4,1% tổng vốn đầu tư; ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản đứng thứ tư với 239 dự án và 795 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 5,3% tổng số dự án và 3,1% tổng vốn đầu tư. [30]

Nhìn chung, với quyết định phân cấp cho các tỉnh/thành phố cấp phép dự án ĐTNN, kết quả thu hút ĐTNN của cả nước bắt đầu có bước tăng đáng kể. Số lượng dự án tăng nhanh, đặc biệt là các dự án với quy mô vốn nhỏ với hình thức 100% vốn nước ngoài.

Giai đoạn 2006 đến 2010

Với việc phân cấp toàn bộ việc cấp và điều chỉnh GPĐT cho địa phương theo tinh thần tại Nghị định số 108/2006/NDD-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006 -2008 đã đạt được kết quả cao nhất từ trước đến nay.

Trong 3 năm từ 2006 – 2010, vốn FDI đăng ký đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ mang tính đột biến. Vốn đầu tư đăng ký liên tục đạt mức cao kỷ lục kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Năm 2006 cả nước đã thu hút được 12 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 83% so với năm 2005. Năm 2007, vốn đăng

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 59)