Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 29)

Cộng đồng Châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni. Nguyên tắc chủ đạo để phân chia nhiệm vụ giữa các nước EU- với tư cách là một tổ chức và 27 nước thành viên là “Nguyên tắc của cơ quan cấp dưới”. Nguyên tắc này nói rằng chỉ những nhiệm vụ nào mà các nước thành viên vì một lý do nào đó không thể tự thực hiện được mới để lại cho cơ quan cấp trên là trung tâm EU xử lý. Chính nguyên tắc này khiến cho nhiệm vụ của EU bị bó hẹp trong phạm vi của các vấn đề như chính sách đối ngoại của EU, bảo vệ môi trường, các quy định về cạnh tranh; trong khi đó phần lớn các nhiệm vụ đều được các nước thành viên tự thực hiện.[44] Các nguyên nhân chính để EU áp dung nguyên tắc này là:

- Tính hiệu quả (các nước tự thực hiện các nhiệm vụ sẽ hiệu quả hơn là thành lập một bộ máy hành chính chuyên biệt để giải quyết các vấn đề đó)

- Tính dân chủ và mối liên hệ với người dân (người ta có thể buộc tội EU vì tính tập trung và khoảng cách giữa người dân của 27 nước và EU là rất xa và người dân ít có cơ hội tác động vào việc ra quyết định của nhà nước thành viên hay tổ chức liên minh)

- Tính hợp pháp bằng cách cho phép các nước thành viên được quyền sở hữu (bằng chịu trách nhiệm) nhiều lĩnh vực, người dân ở các nước sẽ càng cảm thấy EU chính là họ hơn.

Phân cấp quản lý ở Pháp

Ngày 02/3/1982 Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật về việc giao bớt quyền cho địa phương, bao gồm quyền quyết sách, quyền quản lý, phát huy vai trò của Hội đồng dân biểu điạ phương, qui định lại quyền của trung ương và địa phương. [45] - Các cơ quan hành chính Trung ương của cộng hoà Pháp bao gồm các tổng cục và các vụ; những cơ quan khác có tên gọi như phái đoàn, cơ quan, đoàn v.v. Các cơ quan hành chính Trung ương đảm đương những nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu tương lai xã hội: dự báo tình hình diễn biến nhu cầu của xã hội, những nhiệm vụ của Nhà nước và các giải pháp cho chính sách công cộng và tổ chức hành chính.

+ Ban hành những văn bản có tính quy phạm quốc gia hay chuẩn bị những dự thảo luật hỗ trợ cho các chính sách công cộng.

+ Lãnh đạo và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tản quyền và những cơ quan điều hành của Nhà nước: ấn định những mục tiêu, kết quả dự kiến và trợ cấp những phương tiện về người, tài chính và vật chất.

+ Kiểm tra và giám hộ hành chính: kiểm tra sự hoạt động bình thường của các cơ quan tản quyền và các cơ quan điều hành của Nhà nước.

+ Đánh giá: đánh giá hiệu quả của các chính sách công cộng và những sửa đổi cần thiết.

- Các cơ quan có thẩm quyền chung quản lý các đối tượng trong phạm vi cả nước như: cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, các bảo tàng quốc gia khác nhau, cơ quan đấu tranh chống nhập cư bất hợp pháp, cơ quan xây dựng các công trình văn hoá, cơ quan quản lý việc làm tại các cơ sở giam giữ và cải tạo, những cơ quan nghiên cứu về giao thông... Các cơ quan này sẽ đảm nhiệm những hoạt động sản xuất hàng hoá và cung cấp các dịch vụ, quản lý hay nghiên cứu cũng như các nhiệm vụ khác mang tính chất tác chiến tại các bộ khác nhau trên phạm vi toàn quốc . Các cơ quan này có thể độc lập trong quản lý và ký kết hợp đồng với những cơ quan hành chính trung ương.[45]

- Các cơ quan tản quyền của Nhà nước: phần lớn các cơ quan này được tổ chức ở cấp tỉnh và vùng. Tuy nhiên cũng có một số được tổ chức dưới hình thức liên tỉnh hoặc liên vùng. Các cơ quan này được đặt dưới quyền của tỉnh trưởng, vùng trưởng. Đứng đầu các cơ quan này là những công chức cấp cao do Chính phủ bổ nhiệm, họ là đại diện của các bộ trưởng và chịu sự lãnh đạo của tất cả các bộ trưởng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các vùng trưởng, tỉnh trưởng thuộc Bộ Nội vụ quản lý, nhưng mặt khác, họ đại diện cho tất cả các bộ ở địa phương, vì vậy mỗi bộ trưởng đều có thể ra lệnh cho họ vì họ là cấp dưới của các bộ trưởng. Các vùng trưởng và tỉnh trưởng lại là cấp trên của các giám đốc các cơ quan tản quyền, mặc dù họ không phải là người có quyền bổ nhiệm hay bãi miễn các giám đốc. Theo qui định, khi bộ trưởng bổ nhiệm một giám đốc thì phải có sự đồng ý của tỉnh trưởng, vùng trưởng. Các cơ quan tản quyền này chiếm khoảng 95% biên chế của công vụ nhà nước.[45]

Đặc biệt ở Pháp, các cộng đồng dân cư không có sự phân cấp quyền lực theo thứ bậc: cấp vùng không có quyền đối với cấp công xã, mà do Trung ương quy định thẩm quyền cho từng cấp.

Phân cấp quản lý ở Anh

Trong công cuộc cải cách hành chính và dịch vụ công ở Vương quốc Anh thời gian qua đã quan tâm thực hiện các nguyên tắc phân cấp, phân quyền và uỷ quyền để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với dân và chính quyền địa phương cung cấp dịch vụ công. Việc phân cấp thẩm quyền trách nhiệm giữa trung ương và địa phương rất rõ ràng, rành mạch. cung cấp dịch vụ công phải do chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm, nhất là 5 lĩnh vực cấp bách là y tế, giáo dục, giao thông, cảnh sát và xin tị nạn. Theo qui định của pháp luật, giữa trung ương và địa phương có sự phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm rất rõ ràng, rành mạch.[44]

Các cơ quan hành chính ở trung ương có nội các và các Bộ. Cơ quan Bộ giúp chính phủ hoạch định chính sách và các qui định pháp luật khác. Để thực thi chính sách có hiệu quả, ở trung ương thành lập các cơ quan thừa hành (hiện có 127 cơ quan thừa hành). Các cơ quan này tiến hành dịch vụ công cho hệ thống hành chính và tổ chức công dân trong phạm vi được giao, đồng thời thanh tra việc chấp hành pháp luật. Ví dụ quản lý đào tạo đại học và cao đẳng ở ánh là do trung ương quản lý, còn dịch vụ y tế do trung ương thực hiện hoàn toàn v.v.[45]

Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về giáo dục phổ thông, an ninh xã hội, nhà ở, giao thông, vệ sinh công cộng, vận tải công cộng, cảnh sát. Chính quyền địa phương được quyền thu thuế và phí do dân chúng trên địa bàn đóng góp, nếu còn thiếu thì sẽ có trợ cấp từ trung ương. Có những lĩnh vực cả trung ương và địa phương cùng quản lý như dịch vụ môi trường. [45]

Chính phủ tập trung đề ra chiến lược, chính sách, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và phân bổ ngân sách, thực hiện kiểm toán các hoạt động dịch vụ công.

Phân cấp quản lý ở Trung Quốc

Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trong viêc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần quan trọng

trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Trung Quốc. Một trong những nhân tố cho thành công đó, phải kể đến việc đẩy nhanh công tác lập pháp, hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải cách thủ tục về đầu tư, tiến hành phân cấp, phân quyền cho các địa phương.[46]

Phân cấp, phân quyền cho các địa phương theo nhiều mức độ:

Trung Quốc thực hiện quản lý theo từng cấp dối với đầu tư nước ngoài. Các tỉnh, thành phố, các khu tự trị và thành phố được quyền kế hoạch riêng thì có quyền phê duyệt dự án đầu tư trị giá không quá 30 triệu USD trong những khu vực khuyến khích và cho phép. Như vậy sẽ giảm được nhiều thủ tục và thời gian cho các nhà đầu tư khi xin giấy phép đầu tư. Các địa phương này còn thành lập các trung tâm dịch vụ ĐTNN một cửa, từ tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp cho đến khi phê chuẩn dự án.[28]

Các loại dự án hạn chế hoặc trên mức hạn chế trên thì phải được Ủy ban kế hoạch Phát triển hoặc Ủy ban Kinh tế thương mại Nhà nước xem xét phê duyệt.

Cơ cấu quản lý hành chính chủ yếu và trách nhiệm:

Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế chịu trách nhiệm về kinh tế đối ngoại và ngoại thương; ký hợp đồng các dự án nước ngoài, hợp tác kinh tế và kỹ thuật.[28]

+ Ủy ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước là một ban chức năng chịu trách nhiệm về chuyển đổi thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp, chuyển đổi gắn với đầu tư nước ngoài và trao đổi ngay.

+ Cục Quản lý Công thương Nhà nước chịu trách nhiệm đăng ký và quản lý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc;

+ Cục Thuế Nhà nước chịu trách nhiệm chủ yếu về điều hành và giải thích chính sách và quy định liên quan đến chính sách thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài, thu và quản lý thuế của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc;

+ Bộ Tài chính Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc. Đây là Ban có thẩm quyền huy động vốn vay từ các chính phủ nước ngoài;

+ Bộ Quản lý Hành chính Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý chuyển nhượng và cấp quyền sử dụng đất;

+ Bộ Lao động và An sinh xã hội Nhà nước chịu trách nhiệm về lao động và an sinh xã hội của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc;

+ Cục Quản lý ngoại hối Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý theo chiều dọc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

+ Văn phòng các vấn đề mở cửa tỉnh Hồ Bắc/ Cục Đầu tư và Hợp tác quốc tế tỉnh Hebei chịu trách nhiệm khuyến khích chương trình mở cửa toàn tỉnh. Trách nhiệm chủ yếu của văn phòng là phối hợp các vấn đề của tỉnh; phát triển và quan hệ với doanh nhân nước ngoài và mời họ vào Trung Quốc tham gia các hoạt động khuyến khích đầu tư kinh doanh, điều piố các mối quan hệ giữa các cơ quan của tỉnh và thành phố tự trị trong tỉnh, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp địa phương và doanh nhân nước ngoài.[28,29]

Uỷ ban Đầu tư nước ngoài Thượng Hải (FICS) và Ủy ban hành chính của quận Phố Đông tân khu của Thượng Hải và Ủy ban hành chính khu vực mậu dịch tự do Waigaoqiao và các cơ quan chính quyền của người dân ở cấp huyện và cấp quốc gia, hoặc các phòng công nghiệp có liên quan (được liệt kê bên dưới là các bên có vai trò kiểm tra và có thẩm quyền phê duyệt) sẽ có trách nhiệm kiểm tra và thông qua các dự án đầu tư nước ngoài ngoại trừ các dự án chịu sự phê duyệt của Hội đồng Nhà nước.

- Một dự án với tổng vốn đầu tư trên 30 triệu đo la và bất kì dự án nào cần sự phê duyệt của Hội đồng Nhà nước sẽ được FICS kiểm tra sơ bộ và các cơ quan liên quan của thành phố tự trị Thượng Hải và sau đó sẽ được FICS đệ trình lên các phòng ban có liên quan của Hội đồng nhà nước phê duyệt.

- Nếu một dự án với tổng vốn đâu tư dưới 30 triệu đô la Mỹ được thực hiện tại Phú Đông Tân Khu, dự án đó sẽ được kiểm tra và phê duyệt bởi Ủy ban hành chính của quận Phố Đông Tân Khu; Nếu dự án được thực hiện tại Khu vực mậu dịch tự do Waigaoqiao thì nó sẽ do Ủy ban hành chính khu vực mậu dịch tự do Waigaoqiao kiểm tra và phê duyệt;

- Nếu một dự án được phân loại B thuộc các ngành công nghiệp đầu tư nước ngoài bị hạn chế, nó sẽ được FICS và các cơ quan liên quan thẩm định sơ bộ trước khi dự án đó được đệ trình lên các cơ quan có trách nhiệm của Hội đồng nhà nước kiểm tra và phê duyệt đề xuất dự án. Nếu một dự án nằm trong khu công nghiệp do thành phố quy hoạch thì sẽ được chính quyền cấp quận/huyện hoặc cấp quốc gia tại nơi có dự án thẩm định và phê duyệt.

- Một khuyến khích cho phép các dự án với tổng đầu tư dưới 10 triệu đô la Mỹ sẽ được thẩm định và phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền của quận/huyện hoặc quốc gia hoặc văn phòng chính quyền nơi có dự án được thực hiện.

- Nếu một dự án không thuộc loại 1; 2 hoặc loại 3 như đã đề cập ở trên hoặc nếu đó là một dự án được Nhà nước khuyến khích hoặc nếu dự án thuộc loại hình phi sản xuất hay là các dự án mà ít liên quan đến sự cân bằng tổng thể của nhà nước, dự án đó sẽ do FICS thẩm định và phê duyệt.

Việc kiểm tra và thẩm quyền phê duyệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hạ Môn là do Ủy ban đầu tư nước ngoài ở Hạ Môn (FIEC). Ủy ban này có thể kiểm tra và phê duyệt bất kỳ dự án có tổng vốn đầu tư dưới 30 triệu USD. Các dự án bất động sản được thành lập tại Tong An, Huyện Xinglin và Tỉnh Tập Mỹ, với vốn đầu tư dưới 30 triệu USD, bao gồm có thể được kiểm tra và phê duyệt của quận liên quan hoặc chính quyền huyện. Các dự án được thành lập tại Tư Minh, Hồ Ly và Khai Huyện, với vốn đầu tư dưới 10 triệu USD, được kiểm tra và phê duyệt của chính quyền huyện đó. Các dự án đầu tư nước ngoài tại Haicang và Khu thương mại tự do Xiangyu được kiểm tra và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền địa phương. Các dự án nguồn vốn nước ngoài với nguyên liệu nhập khẩu hoặc nhập

khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm có liên quan hạn ngạch xuất nhập khẩu của Nhà nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 30 triệu USD sẽ được giới thiệu đến Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (MOFTEC) cho kiểm tra và phê duyệt.[28,29]

Một trong những thành công trong việc thu hút FDI của Trung Quốc là việc xây dựng các đặc khu kinh tế, các vùng kinh tế mở cửa ven sông, các vùng kinh tế mở cửa ven biển cùng với chủ trương giao quyền tự chủ cao cho chính quyền tại các khu trên. Ngoài những quy định trong hệ thống chính sách được Quốc hội thông qua, chính quyền đặc khu có quyền ban hành các quy chế mang tình pháp quy, xem xét, phê duyệt một số hạng mục, một số dự án đầu tư mà không cần báo cáo lên trên, miễn là việc phê duyệt không trái với hiến pháp, pháp luật đã được ban hành. Trong đó, các đặc khu kinh tế được thực thi chế độ ưu đãi đặc biệt đối với thu hút đầu tư nước ngoài. [28,29]

Đặc khu kinh tế (SEZs) là những khu vực đầu tiên cung cấp những ưu đãi đối với ĐTNN trong thời kỳ đổi mới. Đặc khu kinh tế có những thể chế kinh tế và chính sách khác hẳn với thể chế kinh tế của cả nước. Chính phủ Trung Quốc có những chính sách riêng nhằm thu hút ĐTNN ở các Đặc khu kinh tế. Một trong những chính sách đó là Trung Quốc cho phép chính quyền địa phương có quyền quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong một giới hạn.

Các đặc khu kinh tế đầu tiên được thành lập vào tháng 8 năm 1980 bao gồm

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)