Phân bố số loài theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu cấu trúc và sinh khối trên mặt đất của một số quần xã thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, bắc giang (Trang 78)

Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới. Đối với rừng thứ sinh thành phần chủ yếu các loài cây tiên phong ưa sáng nên các cá thể đều có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Vì vậy, nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tác động đúng lúc để loài trừ những cá thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trưởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng, tính da dạng sinh học rừng phục hồi.

Bảng 4.7 - Phân bố loài cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang

Cấp chiều cao (m) TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK I ( 0 – 5 ) 37 28 II ( 5 – 10 ) 53 45 III ( 10 – 15 ) 10 25 IV ( 15 – 20 ) 0 1 0 10 20 30 40 50 60 0-5 5-10 10-15 15-20 Sau KTK Sau NR

Hình 4.6 - Đồ thị phân bố loài cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để hiểu rõ sự phân bố tán cây trong không gian, chúng tôi đã tiến hành phân tích số lượng loài trong từng cấp chiều cao, kết quả được thể hiện ở bảng 4.7 và hình 4.6 cho thấy:

Phân bố thực nghiệm số loài theo cấp chiều cao của hai trạng thái đều có dạng phân bố giảm, một đỉnh chính lệch trái.

Trong trạng thái TTV phục hồi TN sau NR tại cấp chiều cao 0 – 5m ( cấp đầu tiên ) số loài tham gia là 37 loài, số loài tập chung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 5m – 10m là 53 loài, từ cấp chiều cao 10m – 15m còn 10 loài không có loài nào thuộc cấp chiều cao từ 15m trở lên. Tương tự, trạng thái TTV phục hồi TN sau KTK số loài tập chung nhiều ở các cấp chiều cao từ 0 – 5m, 5m – 10m, 10m – 15m, là 28; 45; 25 loài duy nhất trong cấp chiều cao 15m – 20m có 1 loài. Như vậy, từ cấp chiều cao 15m trở lên số loài và số cá thể ở hai trạng thái rừng đều giảm, đặc điểm số cây số loài giảm dần khi chiều cao tăng lên là hiện tượng phổ biến trong rừng tự nhiên mà nguyên nhân là do qúa trình cạnh tranh và đào thải chi phối, chỉ có những loài có sức sinh trưởng mạnh về chiều cao mới có mặt ở những cấp chiều cao tiếp theo.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu cấu trúc và sinh khối trên mặt đất của một số quần xã thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, bắc giang (Trang 78)