Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu cấu trúc và sinh khối trên mặt đất của một số quần xã thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, bắc giang (Trang 75)

Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Rừng tự nhiên khác tuổi hỗn loài, cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm quần thụ cây khác nhau về đặc điểm sinh thái, năng lực sinh trưởng và mức độ thành thục. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi.

Nhiều nhà khoa học đã khảo sát phân bố số cây theo chiều cao ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyễn Văn Trương (1983) [32] đã khảo sát số tán cây theo 5 cấp chiều cao, Lê Sáu (1996) đã khảo sát phân bố số cây theo cỡ chiều cao 2m, 4m; Trần Cẩm Tú (1999) khảo sát phân bố số cây theo cỡ chiều cao 2m. Đề tài khảo sát phân bố số cây, số loài theo 5 cấp chiều cao áp dụng cho cả hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN.

Bảng 4.6 - Phân bố số cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang

Cấp chiều cao (m) TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK I ( 0 – 5 ) 228 51 II ( 5 – 10 ) 717 238 III ( 10 – 15 ) 27 29 IV ( 15 – 20 ) 0 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 100 200 300 400 500 600 700 800 0-5 5-10 10-15 15-20 Sau KTK Sau NR

Hình 4.5 - Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc

Giang

Từ kết quả các số liệu phân bố cây theo cấp chiều cao của hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên được trình bày trong bảng 4.6 và hình 4.5 cho thấy đường biểu diễn phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao (N/H) ở hai trạng thái quần xã thứ sinh đều có dạng một đỉnh, lệch trái có hiện tượng phân tầng và có xu hướng % số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng.

Trạng thái TTV phục hồi TN sau NR ở cấp chiều cao 5m là cấp đầu tiên có 228 cá thể/ha chiếm 14,07% tổng số cây, số cây tăng dần lên và đạt cực đại ở cấp chiều cao từ 5m – 10m là 717 cây/ha chiếm 44,25% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 10 – 15m còn có 27 cá thể/ha chiếm 1,66% tổng số cây.

Trạng thái TTV phục hồi TN sau KTK chỉ số này là 51 cá thể/ha chiếm 3,19% tổng số cây, số cây tăng dần và đạt cực đại tại nhóm chiều cao 5 – 10m là 238 cá thể/ha chiếm 14,92% tổng số cây, nhóm chiều cao 10 – 15m có 29 cá thể/ha chiếm 18,18% và giảm xuống còn 1 cây/ha ở cấp chiều cao 15 – 20m chiếm 0,067% tổng số cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Nguyễn Văn Trương ở mô hình rừng chuẩn thì số lượng cây ở tầng dưới phải nhiều hơn số lượng cây ở tầng trên kế cận như vậy mới đảm bảo tính kế thừa liên tục của cá thể thuộc nhóm chiều cao trung bình sẽ không gặp khó khăn trong việc khôi phục vị thế của mình trong quần hợp cây gỗ vươn lên lớp trên tạo thành tầng tán chính của rừng trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu trên đây phù hợp với những nghiên cứu của các tác giả khác và đường cong phân bố N/H có đỉnh nằm tại vị trí trong khoảng chiều cao từ 5m – 15m với trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR và từ 5m – 20m với trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK nhưng số cây tập trung phổ biến nhất ở cấp chiều cao 5m – 10m. Điều đó cho thấy, các trạng thái TTV thứ sinh ở đây đang trong quá trình phục hồi phát triển đi lên, chiều cao còn thấp và có sự tập chung nhiều cây ở cỡ kính nhỏ trong đó có những cây với đặc điểm sinh vật học của mình không thể vươn cao được nữa nhưng lại chèn ép, gây cản trở cho những cây có giá trị kinh tế có cùng độ cao hoặc những cây bên dưới còn khả năng vươn lên chiếm lĩnh không gian tầng trên của rừng.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu cấu trúc và sinh khối trên mặt đất của một số quần xã thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, bắc giang (Trang 75)