Tần số xuất hiện ở đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ô tiêu chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều tra. Số loài được tính cho 5 nhóm tần số: 0 - 20 %, 20 - 40 %, 40 - 60 %, 60 - 80 %, 80 - 100 %, kết quả được thể hiện ở hình 4.1.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 0-20 20-40 40-60 60-80 80-100 TÇng c©y cao TÇng c©y nhì
Hình 4.1 - Phân bố loài theo nhóm tần số giữa 2 tầng cây sau Nƣơng rẫy
Từ kết quả hình 4.1 chúng tôi nhận thấy, sự phân bố loài theo nhóm tần số xuất hiện trong trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR ở tầng cây cao và tầng cây nhỡ có sự khác biệt rõ ràng. Tầng cây nhỡ có số loài cây phân bố theo các nhóm tần số từ : 0 – 20; 20 – 40; 40 – 60; 60 - 80 cao hơn số loài cùng nhóm tần số ở tầng cây cao, nhóm tần số 0 – 20 có 29 loài tầng cây cao và 36 loài tầng cây nhỡ chứng tỏ sự có mặt của những loài này là ít nhất, số lần bắt gặp cũng ít nhất trong quần xã cây gỗ rừng. Song chúng tôi lại nhận thấy, cùng với sự giảm đột ngột 2/3 số loài từ nhóm tần số 0 – 20 đến nhóm tần số 20 – 40 số loài còn lại ở tầng cây cao là 9 loài và tầng cây nhỡ là 11 loài tiếp theo đến các nhóm tần số khác vẫn giảm nhưng tỷ lệ loài giảm đã ít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hơn đặc biệt trong nhóm tần xuất 80 – 100 số loài tầng cây nhỡ đã giảm đến mức thấp nhất chỉ còn 1 loài, tầng cây cao tăng thêm 1 thành 8 loài. Điều này chứng tỏ số loài và cá thể loài đã xuất hiện không đồng đều trong tầng cây gỗ, có một số loài mà sự có mặt hay không có mặt của chúng cũng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều lắm đến sự phục hồi rừng, mặt khác nó cũng thể hiện sự thích nghi, sự đấu tranh sinh tồn của loài này đối với loài khác và của quần hợp đó đối với môi trường xung quanh là kém do đó chúng khó có thể trở thành loài cây có vai trò quan trọng đối với hướng tiến hoá của hệ sinh thái rừng theo thời gian trong tương lai.
0 2 4 6 8 10 12 14 0-20 20-40 40-60 60-80 80-100 TÇng c©y cao TÇng c©y nhì
Hình 4.2 - Phân bố loài theo nhóm tần số giữa 2 tầng cây sau Khai thác kiệt
Khác với TTV phục hồi TN sau NR, trạng thái TTV phục hồi TN sau KTK có đặc trưng khác hẳn được thể hiện ở chỗ sự phân bố loài theo nhóm tần số từ: 0 – 20; 20 – 40; 40 – 60; 60 – 80; 80 – 100 ở tầng cây cao biểu diễn theo đồ thị hình sin còn tầng cây nhỡ vẫn theo quy luật giảm dần (hình 02). Cụ thể như sau: Ở nhóm tần số từ: 0 – 20 số loài trong tầng cây cao là 12 loài,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tầng cây nhỡ là 14 loài; nhóm tần số từ 20 – 40 số loài ở tầng cây cao là 14 loài còn tầng cây nhỡ giảm còn 9 loài; từ nhóm tần số 40 – 60 tầng cây cao 9 loài như: Thường mực trơn, Lấu, Rau sắng, Bi điền lá tròn, Ràng ràng, Vi rừng, Cánh kiến, Bứa lá nhỏ.. tầng cây nhỡ còn 3 loài gồm: Ngái, Máu chó, Thị núi, đến nhóm tần số từ 60 – 80 tầng cây nhỡ còn 2 loài: Vàng anh, Trọng đũa trong khi đó tầng cây cao có 3 loài: Na rừng, Ngâu rừng và Trọng đũa, nhóm tần số từ 80 – 100 số loài tầng cây cao tăng đột biến 12 loài tập chung chủ yếu vào những loài có giá trị kinh tế như: Máu chó, Vàng anh, Thị núi, Sụ thon, Dền, Chè rừng... còn tầng cây nhỡ có 2 loài là Chè rừng, Nang trứng.
Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng có một số loài đã xuất hiện với tần xuất tuyệt đối (100%) như: Máu chó, Vàng anh, Ngái, Sụ thon, Dền, Sơn ta, Chè rừng, Trâm rừng, Thừng mức lông, Nang trứng... điều này chứng tỏ sự thích nghi về điều kiện sinh thái, lập địa, sự đấu tranh sinh tồn của những loài cây này với những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh rất tốt do đó chúng đã tham gia vào tầng tán chính của rừng, quyết định hướng tiến hoá của quần xã thực vật. Một số loài khác do không đủ sức cạnh tranh với điều kiện khắc nghiệt của ngoại cảnh hay vì một lý do nào đó mà chúng đã không thể góp mặt vào tầng tán chính của rừng như: Xoan nhừ, Vù hương, Mạy tèo, Xương cá, Lấu rừng, Chẹo, Nóng...
4.1.4. Sự phân bố loài theo nhóm đƣờng kính
Phân bố số lượng loài cây theo cỡ kính phản ánh rõ cấu trúc tổ thành và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tính ổn định của hệ sinh thái rừng trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp lâm sinh tác động kịp thời nhằm điều chỉnh cấu trúc tổ thành hiện tại phù hợp với mục tiêu đã xác định.
Đối với rừng trồng, khả năng sinh trưởng của các cá thể trong quần xã gần tương đương nhau, nên sự phân hoá về đường kính là không lớn. Nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đối với rừng tự nhiên sức sinh trưởng của các loài cây là hoàn toàn khác nhau ngay như trong cùng một loài nhưng những cá thể sống ở những điều kiện khác nhau thì tốc độ sinh trưởng cũng không giống nhau nên sự phân hoá về đường kính rất lớn không chỉ những cá thể trong cùng một loài mà cả các cá thể của các loài khác nhau. Kết quả nghiên cứu về sự phân bố số loài theo cấp đường kính ở hai trạng thái thảm thựuc vật thứ sinh phục hồi tự nhiên trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4 - Phân bố loài cây theo cấp đƣờng kính của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ,
Bắc Giang Cấp đƣờng kính (cm) TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK I ( 0 – 5 ) 5 2 II ( 5 – 10 ) 55 39 III ( 10 – 15 ) 37 33 IV ( 15 – 20 ) 14 27 V ( 20 – 25 ) 0 20 VI ( 25 – 30 ) 1 8 VII ( 30 – 35 ) 1 5 VIII ( 35 – 40 ) 0 1 IX ( 40 – 45 ) 0 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 10 20 30 40 50 60 0-5 5-10 10-15 15-20 20-25 25-30 30-35 35-40 40-45 Sau KTK Sau NR
Hình 4.3 - Đồ thị phân bố số loài theo cấp đƣờng kính của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ,
Bắc Giang
Từ đồ thị trên hình 4.3 chúng tôi nhận thấy, sự phân bố số lượng loài cây theo nhóm đường kính ở hai trạng thái TTV ở khu vực nghiên cứu rất phức tạp nhưng đồ thị có dạng phân bố Loài/D theo hướng giảm dần khi đường kính tăng lên. Kết quả đường phân bố có dạng một đỉnh lệch phải thể hiện rõ quy luật phổ biến đó là quy luật phân bố giảm.
Tóm lại, có thể thấy một đặc điểm chung của trạng thái TTV phục hồi TN sau NR và TTV phục hồi TN sau KTK không đúng quy trình, đặc biệt là khai thác lạm dụng không những trữ lượng giảm mà còn giảm về tổ thành loài cây, phẩm chất gỗ, tồn tại nhiều loài cây sâu bệnh cong queo, cây gỗ tạp có giá trị thấp do đó cần đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.
4.1.5. Sự phân bố số cây theo nhóm đƣờng kính
Nhân tố đường kính là một nhân tố được đánh giá là rất quan trọng, là chỉ tiêu cơ bản dùng để xác định thể tích của cây, trữ lượng, sản lượng lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phần, mặt khác phân bố số cây theo nhóm đường kính là một phân bố tổng quát nhất khi nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới tự nhiên hỗn loài.
Nguyễn Ngọc Lung cho rằng phân bố số cây theo cấp đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quy định kết cấu lâm phần ( dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1996 ). Theo Prodan nói “ phân bố cây theo cấp đường kính có giá trị tiêu biểu nhất cho lâm phần, phản ánh được kết cấu lâm sinh cho lâm phần”. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo cỡ kính về lượng phần nào đánh giá được trạng thái rừng, góp phần đưa ra những nhận định về sự phát triển của rừng trong tương lai.
Bảng 4.5 - Phân bố số cây theo cấp đƣờng kính của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ,
Bắc Giang Cấp đƣờng kính (cm) TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK I ( 0 – 5 ) 8 2 II ( 5 – 10 ) 673 117 III ( 10 – 15 ) 267 92 IV ( 15 – 20 ) 22 56 V ( 20 – 25 ) 0 35 VI ( 25 – 30 ) 1 9 VII ( 30 – 35 ) 1 5 VIII ( 35 – 40 ) 0 1 IX ( 40 – 45 ) 0 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 100 200 300 400 500 600 700 800 0-5 5-10 10-15 15-20 20-25 25-30 30-35 35-40 40-45 Sau KTK Sau NR
Hình 4.4 - Đồ thị phân bố số cây theo cấp đƣờng kính của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ,
Bắc Giang
Số liệu bảng 4.5 và hình 4.4 cho thấy, phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường cong theo xu hướng số lượng cây giảm dần khi cấp đường kính tăng lên, đó là dạng phân bố giảm. Đây là dạng phân bố đặc trưng của kiểu rừng tự nhiên tự nhiên hỗn loài nhiệt đới, dạng phân bố này hợp với quy luật chung của rừng tự nhiên hỗn loài như nhiều tác giả khác đã công bố.
Ở trạng thái TTV phục hồi sau nương rẫy có DTB= 9,34cm, số lượng
cây tập chung lớn nhất trong cấp đường kính 5 – 10cm là 673 cá thể chiếm 69,2% tổng số cây trong các ô tiểu chuẩn đã điều tra, số lượng cá thể ở nhóm đường kính từ 10 – 15 có 267 cá thể chiếm 27,4% tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn điều tra, còn lại số cá thể phân bố ở các nhóm đường kính từ 15 – 20, 25 – 30, 30 – 35 chiếm tỷ lệ rất ít không đáng kể từ 1 – 3 cá thể trên tổng số cá thể đã điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trạng thái TTV phục hồi tự nhiên sau KTK có DTB= 15,03cm, số cây
tập chung ở nhóm đường kính 5 – 10cm là 117 cây chiếm 36,6% tổng số cây đã diều tra, 92 cá thể cây phân bố ở nhóm đường kính từ 10 – 15cm chiếm 28,8% số cá thể, nhóm đường kính từ 15 – 20cm có 56 cá thể chiếm 17,5%, nhóm đường kính từ 20 – 25cm có 35 cá thể chiếm 10,9%, nhóm đường kính từ 25 – 30cm có 9 cá thể chiếmn 2,8% số cá thể điều tra còn lại ở các nhóm đường kính tiếp theo số lượng cây chiếm rất ít từ 1 – 5 cá thể trong tổng số cây điều tra trong khu vực nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu độ giảm số cây theo cấp đường kính trên hai trạng thái TTV phục hồi tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang ta thấy cường độ giảm nhìn chung là nhanh ở cấp kính từ 5 – 10cm đặc biệt là ở trạng thái TTV phục hồi TN sau Nương rẫy. Như vậy, số cây giảm khi cấp đường kính tăng lên điều này phù hợp với quy luật tự nhiên, trong tốc độ giảm sút ban đầu từ 10cm cho đến 30cm có thể do đào thải tự nhiên trong quá trình cạnh tranh hoặc cũng có thể do trong giải đường kính đó có một số loài cây không còn khả năng lớn thêm được nữa nên dừng lại ở cấp đường kính đó. Từ cấp 35cm đến 45cm trở đi số cây là rất ít, đa số chúng là những loài cây có giá trị kinh tế kém và những cây sâu bệnh được chừa lại trong quá trình khai thác trước đây.
4.1.6. Phân bố số cây theo cấp chiều cao
Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Rừng tự nhiên khác tuổi hỗn loài, cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm quần thụ cây khác nhau về đặc điểm sinh thái, năng lực sinh trưởng và mức độ thành thục. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi.
Nhiều nhà khoa học đã khảo sát phân bố số cây theo chiều cao ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyễn Văn Trương (1983) [32] đã khảo sát số tán cây theo 5 cấp chiều cao, Lê Sáu (1996) đã khảo sát phân bố số cây theo cỡ chiều cao 2m, 4m; Trần Cẩm Tú (1999) khảo sát phân bố số cây theo cỡ chiều cao 2m. Đề tài khảo sát phân bố số cây, số loài theo 5 cấp chiều cao áp dụng cho cả hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN.
Bảng 4.6 - Phân bố số cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc Giang
Cấp chiều cao (m) TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK I ( 0 – 5 ) 228 51 II ( 5 – 10 ) 717 238 III ( 10 – 15 ) 27 29 IV ( 15 – 20 ) 0 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 100 200 300 400 500 600 700 800 0-5 5-10 10-15 15-20 Sau KTK Sau NR
Hình 4.5 - Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao của 2 trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên tại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Bắc
Giang
Từ kết quả các số liệu phân bố cây theo cấp chiều cao của hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên được trình bày trong bảng 4.6 và hình 4.5 cho thấy đường biểu diễn phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao (N/H) ở hai trạng thái quần xã thứ sinh đều có dạng một đỉnh, lệch trái có hiện tượng phân tầng và có xu hướng % số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng.
Trạng thái TTV phục hồi TN sau NR ở cấp chiều cao 5m là cấp đầu tiên có 228 cá thể/ha chiếm 14,07% tổng số cây, số cây tăng dần lên và đạt cực đại ở cấp chiều cao từ 5m – 10m là 717 cây/ha chiếm 44,25% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 10 – 15m còn có 27 cá thể/ha chiếm 1,66%