Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu cấu trúc và sinh khối trên mặt đất của một số quần xã thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, bắc giang (Trang 59)

3.3.1. Tài nguyên đất

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và các tỉnh lân cận. Tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

3.3.2. Tài nguyên rừng

Bắc Giang có 110 nghìn ha rừng, trong đó có gần 64 nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 46 nghìn ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.

Rừng tự nhiên Khe Rỗ thuộc loại rừng nguyên sinh nhiệt đới, thường xanh với hai kiểu chính là: Rừng rậm thường xanh trên chân sườn đỉnh núi thấp, với 8 quần xã thực vật và rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp, trên sườn đỉnh núi cao, với ba quần xã thực vật và những loài cây như: lim xanh, táu mật, gụ lan, pơ mu, thông tre, thông nàng…là những loài cây đặc trưng cơ bản cho rừng đặc dụng Khe Rỗ.

Rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ có 786 loài thực vật, thuộc 496 chi và 166 họ, được đánh giá là nơi có sự đa dạng về loài, đa dạng về các chi, các họ thực vật. Trong số các loài thực vật đó, có 43 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam. Điển hình nhất là các loại cây, như pơ mu, thông tre, thông nàng, chò chỉ, kim giao, trầm hương, lát hoa, trò vẩy, bẩy lá… Rừng nguyên sinh Khe Rỗ đã được đánh giá là nơi có nhiều loài thực vật quý hiếm nhất của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Động vật rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ cũng khá đa dạng. Hiện trong khu bảo tồn có 226 loài động vật thuộc 81 họ, 34 bộ, 4 lớp, cụ thể là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lớp thú có 18 bộ, 20 họ, 51 loài. - Lớp chim có 13 bộ, 41 họ, 102 loài - Lớp bò sát có 2 bộ, 15 họ, 40 loài. - Lớp ếch nhái có 1 bộ, 5 họ, 33 loài.

Hệ động vật khu bảo tồn rất đa dạng về thành phần bộ, họ, loài. Nó có giá trị nhiều mặt về kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gien. Đặc biệt, trong đó có 16 loài thú, 5 loài chim, 17 loài bò sát, ếch nhaí thuộc loại quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam.

3.3.3. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như: mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, có trữ lượng hơn 10 triệu tấn; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng; 100 m³ sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Cấu trúc quần xã rừng

Trên địa bàn khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ có 2 loại hình rừng chính, đó là thảm rừng kín và thảm rừng thưa. Cả hai loại hình rừng này đều là rừng thứ sinh và hình thành dưới sự tác động của con người: rừng kín là kết quả của sự khai thác gỗ, rừng thưa là kết quả của hoạt động làm nương rẫy của con người. Đề tài sử dụng các chỉ tiêu thông dụng để phân tích, đánh giá cấu trúc của các quần xã rừng.

4.1.1. Chỉ số tầm quan trọng IVI loài trong quần hợp cây gỗ

Chỉ số tầm quan trọng (IVI) là chỉ tiêu biểu thị mức độ quan trọng, tính đa dạng sinh học, tính ổn định và sự bền vững của hệ sinh thái. Về bản chất chỉ số IVI có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ giữa một loài cây trong một quần xã và quan hệ giữa quần xã đó với điều kiện ngoại cảnh.

Theo Danniel marmillod cho rằng, những loài cây có chỉ số IVI% > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần, loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế, đây là những cơ sở quan trọng để xác định loài hoặc nhóm loài ưu thế. Vì vậy trên cơ sở đó, chúng tôi thống kê tất cả những loài và cá thể loài ở tầng cây cao và tầng cây nhỡ của hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên có chỉ số IVI > 5%, kết quả được thể hiện ở bảng 4.1 – 4.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1 - Tổng số loài và loài ƣu thế sinh thái ở TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR và sau KTK

Trạng thái TTV Tổng số loài Số loài có IVI >5%

Tên loài cây có IVI >5% 1. Sau NR + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ 58 67 05 03

- Máu chó, Dẻ gai, Sau sau, Trám chim, Thầu tấu.

- Trám chim, Re, Sau sau.

2. Sau KTK + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ 50 30 03 06

- Máu chó, Vàng anh, Thị núi. - Vàng anh, Chè rừng, Nang trứng, Trọng đũa, Ngái, Dung.

Bảng 4.2 - Kết quả Importance Value Index của các loài cây gỗ có IVI > 5% trong hai trạng thái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trạng thái TTV Tên loài Số lƣợng cây Chỉ số IVI% 1. Sau NR + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ Máu chó Dẻ gai Sau sau Trám chim Thầu tấu Trám chim Re Sau sau 117 100 83 82 67 80 54 49 10,45 8,64 7,85 6,76 6,14 7,50 5,68 5,35 2. Sau KTK + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ Máu chó Vàng anh Thị núi Vàng anh Chè rừng Nang trứng Trọng đũa Ngái Dung 28 19 20 11 7 7 4 5 4 7,54 5,39 5,34 11,12 9,90 7,57 5,68 5,11 5,02

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả trong bảng 4.1 – 4.2 cho thấy, TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR có 58 loài tầng cây cao và 67 loài tầng cây nhỡ được thống kê trên 15 OTC điển hình.

Trong tầng cây cao tổng số 58 loài, có 5 loài chiếm 8,62% số loài có chỉ số IVI% >5% trong đó: Máu chó ( Knema sp ) là loài có số lượng cá thể nhiều nhất 117 có ưu thế cao nhất với chỉ số IVI% cao nhất (10,454%), tiếp theo là Dẻ gai (Castanopsis sp) 100 cá thể chỉ số mức độ quan trọng đạt (8,64%), Sau sau (Liquidamba formosana) có 83 cá thể có chỉ số quan trọng (7,85%), Trám chim (Canarium parvum) 82 cá thể có chỉ số quan trọng (6,76%), cuối cùng Thầu tấu (Aporoza dioica) 67 cá thể chỉ số mức độ quan trọng (6,14%). Còn lại 21 loài cây khác có chỉ số IVI% >1% chiếm 36,2% số loài như: Kháo ( Phoebe sp ), Ba soi, Dền, Bồ đề, Sòi tía, Bưởi bung, Thành nghạnh, Lọ nghẹ, Ba gạc lá xoan, Bộp lông...có số lượng cá thể giao động trong khoảng từ 8 – 32 cá thể/loài, cuối cùng 32 loài chiếm 55,1% số loài có chỉ số IVI% <1% như: Re chụm ( Cinnamomun sp ), Côm tầng ( Calophyllum sp ), Trâm trắng, Mua bà, Sung, Kháo lá hẹp, Sơn ta, Muối, Máu chó lá to, Máu chó lá nhỏ, Na hồng, Xúm, Nhọc lá nhỏ....có số lượng cá thể giao động trong khoảng từ 1 – 6 cá thể/loài.

Đối với cây tầng nhỡ tổng góp số loài là 67 loài trong đó 3 loài chiếm 4,47% số loài có chỉ số IVI% >5% như: Trám chim (Canarium parvum) 80 cá thể chỉ số IVI% là (7,50%), Re (Cinnamomumsp) 54 cá thể chỉ số IVI% đạt (5,68%), Sau sau (Liquidamba formosana) 49 cá thể chỉ số VIV% đạt (5,35%); 28 loài chiếm 41,7% cá thể có chỉ số IVI > 1% như: Kháo (Phoebe sp ), Thầu tấu ( Aporosa dioica ), Máu chó ( Knema sp ), Kháo vòng (

Machilus sp ), Ba soi ( Macaranga denticulata ), Bưởi bung, Muối (Rhus chinensis), Nhựa nồi, Bời lời nhớt, Kháo lá nhỏ, Rè....có từ 7- 48 cá thể/loài; còn lại 36 loài chiếm 52,9% số loài có chỉ số IVI <1% như: Bi điền, Xẻn gai,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thôi chanh, Đơn nem, Nhọc lá nhỏ, Sâng, Sơn ta, Sầu đâu cứt chuật, Kháo lông, Thầu tấu, Trọng đũa, Mua, Trâm rừng, Xúm....có từ 1- 5 cá thể/loài.

Kiểu trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK, số loài ở tầng cây cao là 50 loài và tầng cây nhỡ có 30 loài được thống kê trên 5 OTC điển hình.

Ở tầng cây cao có 50 loài trong đó có 19 loài cây có chỉ số IVI < 1% chiếm 38% số loài, điển hình như: Sòi tía, Thần mát, Thanh lông, Gội lông, Dền, Mạy tèo, Cúc đại mộc, Sấu, Vù hương, Thanh thất, Trám trắng, Xoan nhừ....có số lượng từ 1- 2 cá thể/loài; 28 loài có chỉ số IVI > 1% chiếm 56% số loài như: Lấu, Bi điền lá tròn, Thừng mực trơn, Cà lồ, Bứa lá nhỏ, Na rừng, Vi rừng, Ngâu rừng, Nóng, Dung, Trọng đũa, Nang trứng, Vàng anh, Sụ thon, Trâm rừng, Chè rừng....có từ 3 – 19 cá thể/loài; có 3 loài có chỉ số IVI > 5% chiếm 6% số loài trong đó: Máu chó có 28 cá thể chỉ số IVI đạt cao nhất (7,54%), Vàng anh có 19 cá thể chỉ số IVI đạt (5,39%), Thị núi có 20 cá thể chỉ số IVI đạt (5,34%).

Tầng cây nhỡ có 30 loài trong đó số loài có chỉ số IVI > 5% nhiều hơn gấp 2 lần (6 loài) so với tầng cây cao cụ thể như sau: Vàng anh có 11 cá thể chỉ số IVI đạt cao nhất (11,12%), Chè rừng có 7 cá thể chỉ số IVI đạt (8,90%), Nang trứng có 7 cá thể chỉ sô IVI đạt (7,57%), Trọng đũa có 4 cá thể chỉ số IVI đạt (5,68%), Ngái có 5 cá thể chỉ số IVI đạt (5,11%) và Dung có 4 cá thể chỉ số IVI đạt (5,02%); 24 loài có chỉ số IVI% < 1% chiếm 80% số loài và có số lượng cá thể từ 1 – 4 cá thể/loài như: Máu chó, Thị ní, Chòi mòi, Chay rừng, Mạy tèo, Xương cá, Sụ thon, Cúc đại mộc, Bi điền lá tròn, Trâm rừng, Bứa lá nhỏ, Lấu rừng, Cánh kiến, Màng tang, Gội lông, Vi rừng....

Như vậy, từ kết quả điều tra hai trạng thái chúng tôi nhận thấy các loài cây gỗ trong tầng cây cao đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh có DTB<20cm; HTB< 10m, mật độ khoảng từ 1550 – 1650 cây/1ha, thành phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

loài cây ở hai trạng thái có sự sai khác không nhiều dù vậy, trạng thái TTV thứ sinh TN sau KTK vẫn xuất hiện thêm một số loài mới như: Máu chó, Vàng anh, Sụ thon, Dung...những loài này không phải thuộc vào loài nhóm gỗ quý hiếm có giá trị cao nhưng đây là những loài cây tiên phong định cư hình thành nên hệ sinh thái rừng thứ sinh đặc trưng.

Cả hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên đều có số lượng loài giảm khi chỉ số tầm quan trọng IVI% tăng điều đó chứng tỏ mức độ ưu thế giữa các loài trong những quần thể nghiên cứu cả hai trạng thái chưa cao đến mức mà một hoặc hai loài chiếm giữ hầu hết giá trị IVI% có thể lấn át mạnh những loài còn lại.

Tóm lại, nghiên cứu đặc điểm tổ thành (hay chỉ số tầm quan trọng) loài cây qua các giai đoạn phát triển thảm thực vật cho thấy một mô hình thay thế loài trong quá trình diễn thế đi lên theo thời gian. Sự thay thế loài là một đặc điểm quan trọng của quá trình tái sinh, phục hồi tự nhiên TTV rừng thứ sinh. Kết quả của sự thay thế loài làm thay đổi cấu trúc tổ thành, mật độ cá thể, quan hệ giữa các loài trong quần thể và hoàn cảnh sinh thái của từng thời gian phục hồi. Vào thời gian đầu, sự có mặt của thảm cỏ, cây bụi và lớp cây gỗ ưa sáng đầu tiên đã tạo lập tiểu hoàn cảnh mới, đó là điều kiện thuận lợi cho những cây ưa sáng mọc nhanh sinh trưởng phát triển như: Hu đay, Bồ đề, Ba soi, Màng tang,... tiếp tục sinh trởng và một số loài mới có mặt như: Kháo, Trám chim, Thẩu tấu, Lấu rừng, Sụ thon... đến giai đoạn sau này khi hoàn cảnh rừng đã đợc cải thiện xuất hiện một số loài cây chịu bóng thời gian đầu xuất hiện như: Máu chó, Trám chim, Trám trắng, Kháo vàng, Thừng mực, Bứa, Sau sau, Dung, Dẻ gai,...Như vậy, thời gian phục hồi rừng tăng thì mật độ và tổ thành loài cây gỗ có xu hướng tiến dần tới sự ổn định để tạo lập một hoàn cảnh rừng mới ổn định hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.2. Chỉ số đa dạng sinh học loài

Khái niệm sơ khai nhất của đa dạng sinh học là độ phong phú loài, đây chỉ đơn giản là số lượng loài phát hiện thấy trong quần thể thực vật của hiện trường nghiên cứu. Theo quan điểm đo điếm định lượng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của cả hai yếu tố là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số đa dạng sinh học loài không phải chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài, mà cả số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài.

Có rất nhiều phương pháp đã đề xuất cho nghiên cứu định lượng chỉ số đa dạng sinh học, trong đó thành công và được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp của Shannon (1948), đề tài đã sử dụng công thức này để tính chỉ số đa dạng loài và cá thể cho khu vực nghiên cứu, công thức như sau:

H N N n n i s i i ln ' 1   

Dựa vào công thức, chúng tôi đã xác định được chỉ số đa dạng sinh học trong các tầng ở hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên (bảng 4.3).

Bảng 4.3 - Chỉ số đa dạng Shannon của các tầng cây gỗ Trạng thái TTV Độ phong phú loài Chỉ số Shannon 1. Sau NR + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ 58 67 3,28 3,57 2. Sau KTK + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ 50 30 3,50 3,36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả trên cho thấy, TTV thứ sinh sau NR ở tầng cây nhỡ có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất (3,57) so với tầng cây cao (3,28) và tầng cây nhỡ

(3,36) ở trạng thái TTV sau KTK.

4.1.3. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện

Tần số xuất hiện ở đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ô tiêu chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều tra. Số loài được tính cho 5 nhóm tần số: 0 - 20 %, 20 - 40 %, 40 - 60 %, 60 - 80 %, 80 - 100 %, kết quả được thể hiện ở hình 4.1.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 0-20 20-40 40-60 60-80 80-100 TÇng c©y cao TÇng c©y nhì

Hình 4.1 - Phân bố loài theo nhóm tần số giữa 2 tầng cây sau Nƣơng rẫy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu cấu trúc và sinh khối trên mặt đất của một số quần xã thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ, bắc giang (Trang 59)