Chỉ số tầm quan trọng (IVI) là chỉ tiêu biểu thị mức độ quan trọng, tính đa dạng sinh học, tính ổn định và sự bền vững của hệ sinh thái. Về bản chất chỉ số IVI có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ giữa một loài cây trong một quần xã và quan hệ giữa quần xã đó với điều kiện ngoại cảnh.
Theo Danniel marmillod cho rằng, những loài cây có chỉ số IVI% > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần, loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế, đây là những cơ sở quan trọng để xác định loài hoặc nhóm loài ưu thế. Vì vậy trên cơ sở đó, chúng tôi thống kê tất cả những loài và cá thể loài ở tầng cây cao và tầng cây nhỡ của hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên có chỉ số IVI > 5%, kết quả được thể hiện ở bảng 4.1 – 4.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.1 - Tổng số loài và loài ƣu thế sinh thái ở TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR và sau KTK
Trạng thái TTV Tổng số loài Số loài có IVI >5%
Tên loài cây có IVI >5% 1. Sau NR + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ 58 67 05 03
- Máu chó, Dẻ gai, Sau sau, Trám chim, Thầu tấu.
- Trám chim, Re, Sau sau.
2. Sau KTK + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ 50 30 03 06
- Máu chó, Vàng anh, Thị núi. - Vàng anh, Chè rừng, Nang trứng, Trọng đũa, Ngái, Dung.
Bảng 4.2 - Kết quả Importance Value Index của các loài cây gỗ có IVI > 5% trong hai trạng thái
Trạng thái TTV Tên loài Số lƣợng cây Chỉ số IVI% 1. Sau NR + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ Máu chó Dẻ gai Sau sau Trám chim Thầu tấu Trám chim Re Sau sau 117 100 83 82 67 80 54 49 10,45 8,64 7,85 6,76 6,14 7,50 5,68 5,35 2. Sau KTK + Tầng cây cao + Tầng cây nhỡ Máu chó Vàng anh Thị núi Vàng anh Chè rừng Nang trứng Trọng đũa Ngái Dung 28 19 20 11 7 7 4 5 4 7,54 5,39 5,34 11,12 9,90 7,57 5,68 5,11 5,02
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả trong bảng 4.1 – 4.2 cho thấy, TTV thứ sinh phục hồi TN sau NR có 58 loài tầng cây cao và 67 loài tầng cây nhỡ được thống kê trên 15 OTC điển hình.
Trong tầng cây cao tổng số 58 loài, có 5 loài chiếm 8,62% số loài có chỉ số IVI% >5% trong đó: Máu chó ( Knema sp ) là loài có số lượng cá thể nhiều nhất 117 có ưu thế cao nhất với chỉ số IVI% cao nhất (10,454%), tiếp theo là Dẻ gai (Castanopsis sp) 100 cá thể chỉ số mức độ quan trọng đạt (8,64%), Sau sau (Liquidamba formosana) có 83 cá thể có chỉ số quan trọng (7,85%), Trám chim (Canarium parvum) 82 cá thể có chỉ số quan trọng (6,76%), cuối cùng Thầu tấu (Aporoza dioica) 67 cá thể chỉ số mức độ quan trọng (6,14%). Còn lại 21 loài cây khác có chỉ số IVI% >1% chiếm 36,2% số loài như: Kháo ( Phoebe sp ), Ba soi, Dền, Bồ đề, Sòi tía, Bưởi bung, Thành nghạnh, Lọ nghẹ, Ba gạc lá xoan, Bộp lông...có số lượng cá thể giao động trong khoảng từ 8 – 32 cá thể/loài, cuối cùng 32 loài chiếm 55,1% số loài có chỉ số IVI% <1% như: Re chụm ( Cinnamomun sp ), Côm tầng ( Calophyllum sp ), Trâm trắng, Mua bà, Sung, Kháo lá hẹp, Sơn ta, Muối, Máu chó lá to, Máu chó lá nhỏ, Na hồng, Xúm, Nhọc lá nhỏ....có số lượng cá thể giao động trong khoảng từ 1 – 6 cá thể/loài.
Đối với cây tầng nhỡ tổng góp số loài là 67 loài trong đó 3 loài chiếm 4,47% số loài có chỉ số IVI% >5% như: Trám chim (Canarium parvum) 80 cá thể chỉ số IVI% là (7,50%), Re (Cinnamomumsp) 54 cá thể chỉ số IVI% đạt (5,68%), Sau sau (Liquidamba formosana) 49 cá thể chỉ số VIV% đạt (5,35%); 28 loài chiếm 41,7% cá thể có chỉ số IVI > 1% như: Kháo (Phoebe sp ), Thầu tấu ( Aporosa dioica ), Máu chó ( Knema sp ), Kháo vòng (
Machilus sp ), Ba soi ( Macaranga denticulata ), Bưởi bung, Muối (Rhus chinensis), Nhựa nồi, Bời lời nhớt, Kháo lá nhỏ, Rè....có từ 7- 48 cá thể/loài; còn lại 36 loài chiếm 52,9% số loài có chỉ số IVI <1% như: Bi điền, Xẻn gai,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thôi chanh, Đơn nem, Nhọc lá nhỏ, Sâng, Sơn ta, Sầu đâu cứt chuật, Kháo lông, Thầu tấu, Trọng đũa, Mua, Trâm rừng, Xúm....có từ 1- 5 cá thể/loài.
Kiểu trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN sau KTK, số loài ở tầng cây cao là 50 loài và tầng cây nhỡ có 30 loài được thống kê trên 5 OTC điển hình.
Ở tầng cây cao có 50 loài trong đó có 19 loài cây có chỉ số IVI < 1% chiếm 38% số loài, điển hình như: Sòi tía, Thần mát, Thanh lông, Gội lông, Dền, Mạy tèo, Cúc đại mộc, Sấu, Vù hương, Thanh thất, Trám trắng, Xoan nhừ....có số lượng từ 1- 2 cá thể/loài; 28 loài có chỉ số IVI > 1% chiếm 56% số loài như: Lấu, Bi điền lá tròn, Thừng mực trơn, Cà lồ, Bứa lá nhỏ, Na rừng, Vi rừng, Ngâu rừng, Nóng, Dung, Trọng đũa, Nang trứng, Vàng anh, Sụ thon, Trâm rừng, Chè rừng....có từ 3 – 19 cá thể/loài; có 3 loài có chỉ số IVI > 5% chiếm 6% số loài trong đó: Máu chó có 28 cá thể chỉ số IVI đạt cao nhất (7,54%), Vàng anh có 19 cá thể chỉ số IVI đạt (5,39%), Thị núi có 20 cá thể chỉ số IVI đạt (5,34%).
Tầng cây nhỡ có 30 loài trong đó số loài có chỉ số IVI > 5% nhiều hơn gấp 2 lần (6 loài) so với tầng cây cao cụ thể như sau: Vàng anh có 11 cá thể chỉ số IVI đạt cao nhất (11,12%), Chè rừng có 7 cá thể chỉ số IVI đạt (8,90%), Nang trứng có 7 cá thể chỉ sô IVI đạt (7,57%), Trọng đũa có 4 cá thể chỉ số IVI đạt (5,68%), Ngái có 5 cá thể chỉ số IVI đạt (5,11%) và Dung có 4 cá thể chỉ số IVI đạt (5,02%); 24 loài có chỉ số IVI% < 1% chiếm 80% số loài và có số lượng cá thể từ 1 – 4 cá thể/loài như: Máu chó, Thị ní, Chòi mòi, Chay rừng, Mạy tèo, Xương cá, Sụ thon, Cúc đại mộc, Bi điền lá tròn, Trâm rừng, Bứa lá nhỏ, Lấu rừng, Cánh kiến, Màng tang, Gội lông, Vi rừng....
Như vậy, từ kết quả điều tra hai trạng thái chúng tôi nhận thấy các loài cây gỗ trong tầng cây cao đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh có DTB<20cm; HTB< 10m, mật độ khoảng từ 1550 – 1650 cây/1ha, thành phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
loài cây ở hai trạng thái có sự sai khác không nhiều dù vậy, trạng thái TTV thứ sinh TN sau KTK vẫn xuất hiện thêm một số loài mới như: Máu chó, Vàng anh, Sụ thon, Dung...những loài này không phải thuộc vào loài nhóm gỗ quý hiếm có giá trị cao nhưng đây là những loài cây tiên phong định cư hình thành nên hệ sinh thái rừng thứ sinh đặc trưng.
Cả hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên đều có số lượng loài giảm khi chỉ số tầm quan trọng IVI% tăng điều đó chứng tỏ mức độ ưu thế giữa các loài trong những quần thể nghiên cứu cả hai trạng thái chưa cao đến mức mà một hoặc hai loài chiếm giữ hầu hết giá trị IVI% có thể lấn át mạnh những loài còn lại.
Tóm lại, nghiên cứu đặc điểm tổ thành (hay chỉ số tầm quan trọng) loài cây qua các giai đoạn phát triển thảm thực vật cho thấy một mô hình thay thế loài trong quá trình diễn thế đi lên theo thời gian. Sự thay thế loài là một đặc điểm quan trọng của quá trình tái sinh, phục hồi tự nhiên TTV rừng thứ sinh. Kết quả của sự thay thế loài làm thay đổi cấu trúc tổ thành, mật độ cá thể, quan hệ giữa các loài trong quần thể và hoàn cảnh sinh thái của từng thời gian phục hồi. Vào thời gian đầu, sự có mặt của thảm cỏ, cây bụi và lớp cây gỗ ưa sáng đầu tiên đã tạo lập tiểu hoàn cảnh mới, đó là điều kiện thuận lợi cho những cây ưa sáng mọc nhanh sinh trưởng phát triển như: Hu đay, Bồ đề, Ba soi, Màng tang,... tiếp tục sinh trởng và một số loài mới có mặt như: Kháo, Trám chim, Thẩu tấu, Lấu rừng, Sụ thon... đến giai đoạn sau này khi hoàn cảnh rừng đã đợc cải thiện xuất hiện một số loài cây chịu bóng thời gian đầu xuất hiện như: Máu chó, Trám chim, Trám trắng, Kháo vàng, Thừng mực, Bứa, Sau sau, Dung, Dẻ gai,...Như vậy, thời gian phục hồi rừng tăng thì mật độ và tổ thành loài cây gỗ có xu hướng tiến dần tới sự ổn định để tạo lập một hoàn cảnh rừng mới ổn định hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn