Hiệu quả về mặt môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 74)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.6.Hiệu quả về mặt môi trường

Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường là chỉ tiêu khó và cần nhiều thời gian, chi phí để phân tích số liệu, nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng của các kiểu sử dụng đất đến môi trường thông qua các chỉ tiêu: mức đầu tư phân bón, mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật và mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.

Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều thách thức. Một trong những thách thức đó là các vấn đề tài nguyên và môi trường nảy sinh. Diện tích bị tác động xói mòn tiềm năng đáng kể ở Việt Nam (mất đất trên 50 tấn/ha/năm) chiếm hơn 60% lãnh thổ. Tuy nhiên, những quan trắc có hệ thống về xói mòn đất tiến hành từ 1960 đến nay cho thấy, trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ Việt Nam bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh. Các vùng đất đồi núi miền Bắc và miền Trung có nguy cơ xói mòn mạnh hơn cả do chịu tác động của mưa bão tập trung, địa hình dốc và chia cắt mạnh, có nhiều diện tích đất tầng mỏng, lớp thực bì bị tàn phá mạnh và có lịch sử khai thác lâu đời hơn các vùng khác. Trong những vấn đề tiêu cực về môi trường đất ở Việt Nam, xói mòn đất là loại hình gây thiệt hại nghiêm trọng hơn cả, làm cho đất trở nên nghèo, chua, khô cằn, rắn và suy giảm sức sản xuất. Trên thực tế, đất bị xói mạnh đã chiếm 17% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó có 1,5% diện tích gần như đã mất khả năng sản xuất.

* Phân bón:

Khi bón phân vào đất có 5 quá trình xảy ra: Thực vật và động vật hấp thụ; Đất giữ; Rửa trôi và mất chất dinh dưỡng do tiêu nước; Mất dinh dưỡng do bốc hơi vào khí quyển; Mất ở dạng rắn theo bề mặt do xói mòn và rửa trôi. Người ta tính rằng cây trồng chỉ có thể hấp thụ từ 50 - 65% chất dinh dưỡng từ phân đạm vô cơ ở năm đầu, trong khi đó ở phân hữu cơ chỉ vào khoảng 20 - 30%. Do đó, liều lượng bón và thời gian bón là rất quan trọng phải đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng. Hiện tượng xảy ra là: đất bị chua hoá, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, hoạt động của các sinh vật trong đất giảm, có sự tích đọng nitrat, amôni, kim loại nặng ở một số vùng. Hiện tượng nhiễm bẩn đó cũng xảy ra

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với nước mặt và nước ngầm. Những vấn đề môi trường chính nảy sinh khi sử dụng không đúng phân bón là: Nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng; Nếu bón phân đạm không đúng kỹ thuật, bón nhiều, bón lúc cây không cần vừa lãng phí phân bón vừa làm xuất hiện nhiều NO3- ở trong đất, trong nước và trong sản phẩm; Phú dưỡng các thuỷ vực; Trong những năm gần đây người ta đặc biệt quan tâm đến các nguyên tố kim loại nặng (KLN) đi vào chuỗi thức ăn của người.

Cách thức bón phân của nông dân huyện Sông Lô đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây, loại phân bón được nông dân tại địa phương hay sử dụng là phân hữu cơ, là loại phân truyền thống phân trâu bò, lợn, được trộn lẫn rơm, lá cây và ủ hoai mục trước khi bón, các loại phân vi sinh, phân xanh ít được dùng hoặc hầu như không được sử dụng. Gần đây các loại phân hoá học đang được dùng một cách phổ biến bao gồm là các loại phân đa lượng đơn như: urê, cloruakali và phân đa yếu tố như NPK. Các loại phân trung và vi lượng bắt đầu được chú ý, thường ở dạng phân bón qua lá, các loại thuốc kích thích sinh trưởng và được dùng ngày càng nhiều. Với nhiều loại giống mới năng suất cây trồng ngày càng cao, lượng dinh dưỡng cây trồng lấy đi trong đất ngày càng nhiều, lượng phân bón cũng vì thế mà phải tăng lên. Nhiều hộ gia đình với quy mô chăn nuôi nhỏ đang thiếu hụt lượng phân chuồng bón cho đất, nên các hộ nông dân gia tăng lượng phân bón cho đất chủ yếu bằng nguồn phân khoáng. So sánh số liệu điều tra thu được thì lượng phân chuồng bón cho đất hiện nay mới đáp ứng được từ 50 - 70% lượng phân bón cần thiết bổ sung cho đất.

Bảng 3.11. So sánh mức đầu tƣ phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý

Stt Cây trồng

Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn N (kg/ha) P2 05 (kg/ha) K20 (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P2 05 (kg/ha) K20 (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) 1 Lúa xuân 104 25 90 5,5 120-130 80-90 30-60 8-10 2 Lúa mùa 95 25 90 5,5 80-100 50-60 0-30 6-8 3 Ngô 120 38 59 7,5 150-180 70-90 80-100 8-10

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Khoai 40 43 33 5 Sắn 107 29 76 8,3 6 Lạc 82 45 31 4,1 20-30 60-90 30-60 7 Đậu tương 39 46 25 0 20 40-60 40-60 5-6 8 Vừng 9 5 8 1,3 9 Đỗ Xanh 16,6 8,4 13,9 2,7 10 Đỗ Đen 16,6 8,4 13,9 2,7 11 Bắp cải 203 25 41 9,7 180-200 80-90 110-120 25-30 12 Hoa 116 58 114 6,9

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra; Theo tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý của Nguyễn Văn Bộ (2000).

Thực tế cho thấy, lượng phân bón các nông hộ sử dụng thấp hơn so với tiêu chuẩn, tỷ lệ bón không cân đối thiên về đạm khá phổ biến, bón không đúng thời điểm cây trồng không hấp thụ được tối đa lượng phân bón xuống mà còn dẫn đến tồn đọng nhiều phân khoáng trong đất, phân bón nhiều dạng không kiểm soát được chất lượng, bón không đúng quy trình làm cho năng suất cây trồng không đạt hiệu quả mong muốn. Lượng chất dinh dưỡng mà cây lấy đi không được bù đắp đủ cho đất đang làm cho dinh dưỡng trong đất ngày một nghèo đi, nhiều vùng đất đã có biểu hiện trai cứng đặc biệt là vùng gò đồi được canh tác nhưng thiếu các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất. Kết quả là đất bị khai thác quá mức dẫn đến thiếu hụt nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác ngoài đạm.

Theo các nghiên cứu cho thấy lượng axít sinh ra cần phải trung hoà khi bón 100kg N nguyên chất của phân urê tương đương 100kg vôi, của phân sunphát ammôn tương đương 30kg vôi. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy hầu như các hộ nông dân không bón vôi cho đất, chỉ có một số ít hộ canh tác đất lầy thụt là có sử dụng vôi để bón cho ruộng.

Ngày nay, việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, thay thế phân hữu cơ bằng phân hóa học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc BVTV đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước, không khí. Đặc biệt là đối với những cây trồng mang lại giá trị hàng hóa cao thì người nông dân lại quan tâm đến lợi

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhuận trước mắt mà bỏ quên việc bảo vệ đất, ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng.

* Thuốc BVTV:

Thuốc BVTV thường tồn đọng lâu dài trong đất, trong nước: Ở trong đất chúng tác động vào khu hệ VSV đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng giảm, chất hữu cơ không được phân huỷ, đất nghèo dinh dưỡng. Ở trong nước, thuốc BVTV được tích đọng trước hết trong nước bề mặt ruộng lúa, sông ngòi, hồ ao và sau đó xuống nước ngầm. Chúng tiêu diệt các loài sinh vật ở nước như tôm, cua, cá, rong rêu và tảo. Khi phun thuốc BVTV có khoảng 50% rơi vào đất. Ở trong đất, thuốc BVTV sẽ biến đổi và phân tán theo nhiều con đường khác nhau. Sau khi phun, thuốc BVTV có thể tích lại không những trong đất mà cả trong nước bề mặt và nước ngầm, thậm chí trong các cặn lắng và không khí. Thuốc BVTV cũng được những cây cối và động vật hấp thụ và theo chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập và tích luỹ trong cơ thể người. Thuốc BVTV cho dù được sử dụng đúng cách đi chăng nữa thì chúng vẫn gây ra các tác động không tốt cho môi trường, vì vậy cần thiết phải hạn chế việc lạm dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp.

Qua điều tra trên địa bàn về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng tương đối nhiều với nhiều loại thuốc như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc trừ bệnh, thuốc kích thích ra hoa, đậu quả… Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ. Qua số liệu điểu tra chúng tôi tổng hợp được mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại cây trồng thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.12. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật Cây trồng Tên thuốc Thực tế sử

dụng

Tiêu chuẩn

cho phép Trị bệnh

Lúa

Vitashield 40EC 0,95 lit/ha 0,6 - 0,8 lit/ha Đục thân, rầy, bọ xít Asitrin 50EC 0,25 lit/ha 0,2 lit/ha Sâu cuốn lá, sâu cắn gié Methik 25EC 1,4 lit/ha 1 - 1,2 lit/ha Sâu phao đục bẹ, đục cuốn

là, nhện gié

Diboxylin 2SL 0,18 lit/ha 0,14 lit/ha Đạo ôn, khô vằn lúa Ningnastar 30SL 0,09 lit/ha 0,08 lit/ha Vàng lá, đạo ôn, khô vằn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Padan 95SP 0,09kg/ha 0,08kg/ha Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân Gramoxne 20 SL 3,5 lit/ha 2-3 lit/ha Thuốc trừ cỏ

Ngô Padan 95SP 0,08kg/ha 0,08kg/ha Đục than (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đậu tương Bian 40EC 2,0 lit/ha 1,0 - 2,0 lit/ha Bọ xít, rệp Angun 5WDG 0,2kg/ha 0,2- 0,25kg/ha Sâu đục quả

Lạc Padan 95SP 0,09kg/ha 0,08kg/ha Sâu cuốn lá, đục thân Đỗ ăn quả Angun 5WDG 0,3kg/ha 0,2- 0,25kg/ha Sâu đục quả

Khoai lang Metament 90DP 13kg/ha 10kg/ha Bọ hà, bọ nhảy, ấu trùng Ngô, rau Padan 95SP 0,07kg/ha 0,08kg/ha Đục thân

Mía Diaphos 10C 20kg/ha 20-30 kg/ha Đục thân

Hoa cây cảnh Gragon 585 EC 30cc/bình 30cc/ bình Bọ trĩ

Nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy rằng loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Loại hình sử dụng đất này trong những năm qua mặc dù người dân vẫn có xu hướng tăng sử dụng phân hoá học, giảm lượng phân hữu cơ bón cho lúa, sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ thay thế làm cỏ thủ công, nên loại hình chuyên lúa ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên để cải tạo đất, tăng độ phì cho đất, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường cần tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân sử dụng nhiều phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV.

Các loại hình sử dụng đất có trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương thì ngoài việc cho hiệu quả kinh tế khá cao, thì còn có tác dụng tốt đến môi trường, vì các loại cây trồng này cần sử dụng số lượng rất ít phân hoá học, ít sử dụng thuốc BVTV, lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt.

Đối với các kiểu sử dụng đất trong đó có trồng một số loại rau, ngô chúng tôi thấy rằng các loại cây trồng này sử dụng số lượng phân chuồng, phân hoá học, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật khá lớn. Vì vậy các loại cây trồng này có ảnh hưởng tới việc ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Nên cần có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV, cần khuyến cáo nông dân cần giảm số lượng phân hoá học và phân chuồng bằng việc thay thế bón phân hữu cơ vi sinh.

Đối với kiểu sử dụng đất cây cảnh chúng tôi thấy rằng loại hình này có tác dụng rất tốt đến môi trường sinh thái, các kiểu sử dụng đất này ít sử dụng đến các chất hoá

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

học độc hại, lại tạo ra không gian và cảnh quan môi trường sạch đẹp, có tác dụng điều hoà nguồn nước và không khí.

Đối với kiểu sử dụng đất chuyên mía thường được trồng trên đất vườn đồi của các hộ dân, cây mía là cây trồng cần một lượng phân chuồng, phân hóa học cũng như thuốc BVTV tương đối cao. Vì vậy đây cũng là cây trồng có ảnh hưởng tới việc ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Một thực tế đó là thuốc bảo vệ thực vật được bán tràn lan ở chợ, ở các cửa hàng phân bón không có giấy phép hoạt động và nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi được hỏi về các phế thải của thuốc BVTV thì tất cả các xã trong huyện đều không có nơi tập trung các phế thải độc hại này, phần lớn chúng được vứt xuống kênh mương hoặc ngay tại ruộng sau khi sử dụng.

Để việc sử dụng đất đảm bảo được hiệu quả môi trường thì huyện Sông Lô cần phải tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân về khoa học, kỹ thuật, quy trình chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hợp lý, đảm bảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mức, đúng quy định, ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời cần quan tâm đến việc bảo vệ và cải tạo đất, quy hoạch, bố trí các cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu phù hợp, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý.

Do đó, việc bón phân cần được thực hiện một cách đầy đủ và cân đối để có năng suất cây trồng cao, chất lượng sản phẩm tốt, không làm suy kiệt và ô nhiễm môi trường, đồng thời người sản xuất giảm được chi phí sản xuất, đem lại lãi suất cao hơn.

3.3. Đề xuất hƣớng sử dụng đất nông nghiệp huyện Sông Lô.

3.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề xuất.

* Các yêu cầu sử dụng đất của các LUT.

- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 1 (chuyên lúa): + Đất phù sa.

+ Địa hình vàn, vàn thấp.

+ Thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng. + Chế độ tưới chủ động.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Yêu cầu sử dụng đất của LUT 2 (2 lúa-màu).

+ Đất phù sa .

+ Địa hình vàn, vàn cao.

+ Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha. + Đất có tầng canh tác dày.

+ Tưới tiêu chủ động.

- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 3 (lúa - rau màu): + Đất phù sa.

+ Địa hình vàn cao, vàn.

+ Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha. + Đất có tầng canh tác trung bình. + Chế độ tưới chủ động.

- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 4 (chuyên rau màu - CCNNNN): + Đất phù sa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Địa hình vàn, vàn cao.

+ Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha. + Đất có tầng canh tác trung bình. + Chế độ tưới chủ động.

-Yêu cầu sử dụng đất của LUT 5 (chuyên mía): + Đất có địa hình vàn cao, cao.

+ Thành phần cơ giới nặng. + Tầng đất canh tác dày.

-Yêu cầu sử dụng đất của LUT 6 (chuyên hoa cây cảnh): + Đất phù sa.

+ Địa hình vàn cao, cao.

+ Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha.

+ Tầng đất canh tác dày, có tầng loang lổ là tốt. + Tưới tiêu chủ động.

-Yêu cầu sử dụng đất của LUT 7 và LUT 8:

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 74)