Hiệu quả kinh tế của các cây trồng

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.4.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp hay một địa phương. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính đến dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm tính. Đề tài nghiên cứu này được dựa vào giá cả thị trường tại địa bàn huyện Sông Lô và các vùng lân cận năm 2012.

Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, công lao động và chi phí khác tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng, hình thức canh tác mà mức độ đầu tư là khác nhau.

Qua điều tra thực tế nông hộ và tổng hợp mức độ đầu tư trên mỗi héc ta cây trồng, việc điều tra thu thập thông tin được tiến hành trên cả 03 vùng với hình thức lựa chọn trong mỗi vùng 1 xã làm đại diện, các hộ điều tra trong xã được chọn ngẫu nhiên. Cắn cứ vào kết quả điều tra từng loại cây trồng, cách thức canh tác của các nông hộ, tổng hợp mức độ đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế của các cây trồng thể hiện trong bảng 3.5, bảng 3.6, bảng 3.7.

Vùng 1: Đây là vùng miền núi nằm ở phía bắc của huyện Sông Lô, vùng này có diện tích mặt nước lớn và thuận lợi về nguồn nước do có hồ Suối Sải và hồ Bò Lạc nên nuôi cá bán thâm canh cho hiệu quả cao nhất 102.210,07 nghìn đồng/ha. So sánh các cây trồng trong vùng thì cây sắn cho hiệu quả kinh tế cao nhất 36.988,57 nghìn đồng/ha, tuy nhiên sắn có thời gian sinh trưởng kéo dài từ 7 đến 10 tháng một vụ và mỗi năm chỉ có duy nhất 1 vụ, bên cạnh đó cây lạc và đậu tương cho GTGT cao với 21.008,73 nghìn đồng/ha - 31.352,92 nghìn đồng/ha, gấp khoảng 1,1 - 1,7 lần so với

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cây lúa. Tiếp theo cây khoai lang, vừng, đậu các loại cũng cho GTGT cao trên 11.252,78 nghìn đồng/ha. Trong các loại cây trồng ở vùng 1 thì cây ngô và cây rau cho GTGT thấp nhất từ 5.503,23 nghìn đồng/ha - 7.171,34 nghìn đồng/ha.

Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng 1 tính trên 1 ha Cây Trồng GTSX (1.000 đ) CPTG (1.000 đ) GTGT (1.000 đ) (công) GTSX/LĐ (1.000 đ) GTGT/LĐ (1.000 đ) Lúa xuân 27.750,00 9.765,73 17.984,27 249,24 111,34 72,16 Lúa mùa 25.872,00 9.131,83 16.740,17 255,07 101,43 65,63 Ngô 17.875,00 10.703,66 7.171,34 267,76 66,76 26,78 Khoai lang 25.269,00 4.879,92 20.389,08 263,89 95,76 77,26 Sắn 47.400,00 10.411,43 36.988,57 358,83 132,10 103,08 Đậu các loại 14.100,00 2.847,22 11.252,78 230,54 61,16 48,81 Lạc 39.740,00 8.387,08 31.352,92 255,47 155,55 122,72 Đậu tương 24.310,00 3.301,27 21.008,73 210,56 115,45 99,78 Vừng 19.250,00 1.055,56 18.194,44 111,11 173,25 163,75 Mía 42.750,00 14.727,05 28.022,95 559,90 76,35 50,05 Bắp cải 15.998,23 10801,12 5.197,11 367,54 43,53 14,14 Su hào 15.328,47 9825,24 5.503,23 478,93 32,01 11,49 Cá ao, hồ (Bán Th.canh) 154.628,34 52.418,27 102.210,07 776,93 199,02 131,56

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra

Tuy cây lúa, lạc và đậu cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng đây là loại cây trồng có hiệu quả “kép”, ngoài hiệu quả về mặt kinh tế thì cây lạc, cây đỗ tương còn có hiệu quả về nâng cao độ phì của đất, còn đối với cây lúa thì trong đất trồng lúa luôn có sẵn nước nên có tác dụng giảm được dư lượng chất hóa học trong đất sau mỗi mùa vụ đồng thời đảm bảo an ninh lương thực.

Đất trồng mía được chuyển đổi từ đất vườn đồi sang, tuy GTGT không cao hơn lúa và thời vụ gieo trồng dài, nhưng có tác động tích cực xoá bỏ vườn tạp, tạo thêm nguồn thu nhập mới cho nông dân, GTGT là 28.022,95 nghìn đồng/ha diện tích gieo trồng này chiếm diện tích nhỏ trong cơ cấu cây trồng của huyện và giới hạn theo hợp đồng thoả thuận giữa nông dân với nhà máy đường Tuyên Quang, nông dân ký kết hợp đồng với nhà máy thì được hỗ trợ phân vi sinh và bao tiêu sản phẩm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng 2 tính trên 1 ha Cây Trồng GTSX (1.000 đ) CPTG (1.000 đ) GTGT (1.000 đ) (công) GTSX/LĐ (1.000 đ) GTGT/LĐ (1.000 đ) Lúa xuân 25.842,00 11.505,72 14.336,28 258,88 99,82 55,38 Lúa mùa 24.738,00 10.736,09 14.001,91 253,85 97,45 55,16 Ngô 18.975,00 15.627,31 3.347,69 273,33 69,42 12,25 Khoai lang 25.260,00 4.156,52 21.103,48 262,57 96,20 80,37 Sắn 57.750,00 10.486,41 47.263,59 408,20 141,48 115,79 Đậu các loại 14.760,00 3.081,42 11.678,58 228,56 64,58 51,10 Lạc 40.507,86 6.319,97 34.187,89 259,47 156,12 131,76 Đậu tương 20.740,00 3.164,58 17.575,42 209,81 98,85 83,77 Bắp cải 15.980,23 9.982,24 5.997,99 382,13 41,82 15,70 Su hào 14.699,39 8.538,24 6.161,15 421,33 34,89 14,62 Cá đồng(Q.canh) 27.481,30 5.890,12 21.591,18 112,50 244,28 191,92 Cá (Bán Th.canh) 138.920,22 40.652,37 98.267,85 735,66 188,84 133,58

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra

Vùng 2: Đặc trưng về địa hình của vùng này là đất ruộng và đồi gò xen kẽ lẫn nhau, địa hình nhấp nhô lượn sóng, dốc thoải. Vùng này cây sắn cho GTGT cao nhất 47.263,59 nghìn đồng/ha, gấp 3,3 lần so với cây lúa. Năng suất lúa vùng này thấp nhất trong 3 vùng của huyện, bù lại cây lạc vùng này lại có năng suất khá cao 34.187,89 nghìn đồng/ha. Cây khoai lang cho GTGT là 21.103,48 nghìn đồng/ha, tuy nhiên tại địa phương khoai lang thường ít được trao đổi, mua bán so với các cây trồng khác, mặt khác do tập quán khoai lang thường không có biện pháp bảo quản nên thường bị hỏng sau khi thu hoạch nên đang có xu hướng giảm diện tích gieo trồng. Trong 3 vùng thì cây ngô ở vùng này cho GTGT thấp nhất 3.347,69 nghìn đồng/ha do vùng này đất đai không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

Cá cho hiệu kinh tế khá cao so với lúa và một số cây màu, có hai loại hình nuôi cá tại địa phương: cá nuôi thả đồng theo phương thức quảng canh tận dụng thức ăn có sẵn trong đồng ngập nước, cho GTSX 21.591,18 nghìn đồng/ha, cá nuôi theo hình thức thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc và vốn đầu tư lớn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vùng 3: Đây là vùng đồng bằng nhỏ hẹp do Sông Lô bồi đắp tạo thành. Vùng này có cây hoa cho hiệu quả kinh tế cao nhất gấp nhiều lần lúa và các hoa màu khác. Đời sống ngày càng phát triển nên nhu cầu chơi cây cảnh ngày càng tăng ở các khu vực đô thị và nông thôn, điều đó đã kích thích người nông dân đầu tư sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Đây là vùng chủ động nước tưới, đất phù sa màu mỡ nên so với 2 vùng trên thì GTSX, GTGT cây lúa ở vùng này cao hơn, GTGT lúa là 17.494,53 - 18.360,75 nghìn đồng/ha. Cây lạc vùng này có GTGT thấp nhất trong 3 vùng, tuy vậy vẫn có GTGT cao hơn so với các loại cây trồng khác trong vùng, GTGT của cây lạc là 27.606,52 nghìn đồng/ha, cao hơn 3,4 lần so với cây ngô.

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng 3 tính trên 1 ha

Cây Trồng GTSX (1.000 đ) CPTG (1.000 đ) GTGT (1.000 đ) (công) GTSX/LĐ (1.000 đ) GTGT/LĐ (1.000 đ) Lúa xuân 28.500,00 10.139,25 18.360,75 259,88 109,67 70,65 Lúa mùa 26.160,00 8.665,47 17.494,53 259,12 100,96 67,52 Ngô 20.141,00 12.202,46 7.938,54 258,05 78,05 30,76 Khoai lang 19.881,00 3.927,65 15.953,35 260,92 76,20 61,14 Sắn 46.400,00 10.913,16 35.486,84 376,00 123,41 94,38 Đậu các loại 13.500,00 3.125,47 10.374,53 230,12 58,67 45,08 Lạc 32.820,00 5.213,48 27.606,52 260,21 126,13 106,09 Đậu tương 22.100,00 4.289,90 17.810,10 208,47 106,01 85,43 Vừng 17.500,00 1.201,45 16.298,55 111,52 156,92 146,15 Hoa 383.296,52 87.452,19 295.844,33 1.156,50 331,43 255,81 Bắp cải 16.613,72 10.028,42 6.585,30 379,48 43,78 17,35 Su hào 16.047,38 9.984,14 6.063,24 390,27 41,12 15,54 Cá đồng 26.469,13 6.736,38 19.732,75 124,72 212,23 158,22 Cá (Bán Th.canh) 142.538,33 48.956,45 93.581,88 778,43 183,11 120,22

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra

Tận dụng các vùng đất ngập nước chỉ cấy được 1 vụ lúa nuôi cá đồng cho hiệu quả kinh tế khá cao so với các cây trồng, góp phần tăng thu nhập và tăng hiệu quả sử dụng đất, GTSX trên 1 ha cá đồng 26.469,13 nghìn đồng/ha, do không phải đầu tư thức ăn nên chi phí bỏ ra thấp nhưng hiệu quả cao hơn trồng lúa chính vụ,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GTGT trên 1 ha là 19.732,75 nghìn đồng/ha. Mặc dù nuôi cá cho hiệu quả kinh tế rất tốt nhưng có một hạn chế đó là diện tích đồng rộng chưa được khoanh bao bờ thửa và nằm liền các khu dân cư nên rất khó quản lý và lượng thất thoát trước khi thu hoạch là rất lớn.

Sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế của các cây trồng còn thể hiện giữa các vùng với nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của từng cây trồng, cách thức đầu tư, chăm sóc, đặc điểm đất đai. Hiện nay nông hộ đã chủ động hơn trong việc bố trí mùa vụ, làm tăng hiệu quả kinh tế của cây trồng và hiệu quả sử dụng đất. Phương thức canh tác đã được cải tiến rất nhiều so với trước, nông dân vẫn còn giữ tập quán sử dụng phân chuồng, phân hoai mục có tác dụng cải tạo đất rất tốt, phân xanh ít được sử dụng. Hệ thống đất đồi gò trên địa bàn đang diễn ra tình trạng rửa trôi, xói mòn mạnh, các phương thức canh tác trên đất dốc chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ đất và cải tạo đất làm suy giảm chất lượng đất nghiêm trọng, đặc biệt lượng phân vô cơ được sử dụng ngày càng tăng.

Như vậy, vùng 1 có ưu thế phát triển cây sắn, đậu, lạc, khoai lang, mía… do đặc thù đây là vùng miền núi nên địa hình không thuận lợi cho các cây trồng phụ thuộc nhiều vào nước tưới. Vùng 2 có thế mạnh phát triển lạc, đậu, lúa-cá hay chuyên cá… vùng này có đặc điểm là địa hình đồi gò xen kẽ các cánh đồng chiêm trũng nên việc thả cá vào mùa nước là rất hiệu quả. Vùng 3 có LUT hoa, cây cảnh ở xã Đức Bác cần phải được phát triển mạnh hơn để phục vụ cho nhân dân trong huyện cũng như phục vụ các huyện lân cận, đặc biệt là tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra vùng này cũng là vùng có diện tích mặt nước lớn nên có thể phát triển nuôi cá, lúa-cá…

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)