Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Sông Lô

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Sông Lô

Sản xuất nông nghiệp đứng hàng đầu và giữ vị trí rất quan trọng đối với kinh tế và đời sống của nhân dân trong huyện, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.142,94 ha. Nông nghiệp của huyện vẫn chủ yếu chú trọng cây lương thực và cây thức ăn chăn nuôi. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chi tiết được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

(Giá cố định 2010 ) Đơn vị tính: Triệu đồng Hạng Mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I. Trồng trọt 315.505 335.583 335.583 1. Cây lúa 133.631 138.016 121.997 2. Cây ngô 33.009 33.531 29.719

3. Cây khoai lang 14.269 13.123 13.583

4. Cây có bột khác 170 170 587

5. Cây sắn 16.606 18.792 17.913

6. Cây rau đậu 12.684 16.338 32.380

7. Cây công nghiệp hàng năm 23.826 26.896 26.399

8. Cây hàng năm khác 833 792 868

9. Cây lâu năm 76.951 84.211 88.528

10. Sản phẩm phụ trồng trọt 3.525 3.715 3.564

II. Chăn nuôi 312.875 332.250 362.646

1. Gia súc 187.465 202.565 199.128

2. Gia cầm 88.053 92.841 105.247

3. Chăn nuôi khác 12.014 9.912 14.018

4. Sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt 14.772 15.696 34.031

6. Sản phẩm phụ chăn nuôi 10.570 11.235 10.221

III Thuỷ Sản 30.961 30.962 33.881

1. Thuỷ sản khai thác 1.417 1.419 2.919

2. Thuỷ sản nuôi trồng 29.150 29.131 30.694

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

+ Về trồng trọt:

Tổng GTSX của ngành trồng trọt trong những năm qua biến động theo xu hướng tăng nhưng chịu sự chi phối của thời tiết, giá trị sản xuất thường sụt giảm khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận (từ 315.505 triệu đồng năm 2010 lên 335.538 triệu đồng năm 2012, tăng 20.033 triệu đồng). Trong đó, cây lúa cho giá trị sản xuất cao nhất, nhìn chung GTSX của các cây trồng khác đều tăng nhưng mức tăng trưởng không cao, phần nhiều do tăng diện tích gieo trồng. Trên địa bàn huyện do đặc điểm phân bố địa hình, các loại cây trồng phân bố rải rác trên mỗi cánh đồng, các cánh đồng thường nhỏ hẹp, kéo dài nên khó có điều kiện để cơ giới hoá. Những năm gần đây, xuất hiện vùng chuyên canh hoa tại xã Đức Bác cho giá trị sản xuất cao. Nhiều giống mới được đưa vào sản xuất, cơ cấu mùa vụ thay đổi với 2 - 3 vụ trong năm. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất đối với ngành nông nghiệp vẫn là khả năng tưới tiêu hạn chế ngay cả tại những xã giáp sông Lô.

+ Về chăn nuôi:

Được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh hơn cả, đạt 312.875 triệu đồng năm 2010 lên 362.646 triệu đồng năm 2012 (tăng 49.771 triệu đồng). Bước đầu xuất hiện một số mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp như nuôi lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, gà thả vườn, nuôi bò thịt ... Hầu hết các hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện đều chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng các sản phẩm nông nghiệp do chính họ làm ra nên quy mô thường nhỏ lẻ, mục đích chủ yếu là tận dụng sản phẩm dư thừa và để lấy phân bón từ phế thải chăn nuôi. Giá trị sản xuất từ chăn nuôi gia súc năm 2012 là 199.128 triệu đồng chiếm tới 54,9% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

+ Về nuôi trồng thủy sản:

Huyện có diện tích mặt nước khá lớn bao gồm các Ao, Hồ, Đất có mặt nước ở vùng trũng ven sông tuy nhiên chưa phát huy hết được tiềm năng sẵn có. Giai đoạn 2010 - 2012, GTSX ngành thuỷ sản dao động trong khoảng 30.961 - 33.881 triệu đồng, chăn nuôi thuỷ sản chiếm tới 90,59 % giá trị sản xuất ngành

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuỷ sản. Diện tích NTTS trên địa bàn huyện có khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất sau khi hoàn thành dự án cải tạo đồng chiêm trũng áp dụng mô hình 1 vụ lúa 1 vụ cá. Phương thức nuôi trồng chủ yếu là phương thức quảng canh cải tiến tận dụng các sản phẩm sẵn có tại địa phương, sản phẩm nông nghiệp dư thừa, phế thải chăn nuôi.

Nhìn chung, nền nông nghiệp Sông Lô đang từng bước phát triển, đời sống nhân dân đang dần được ổn định. Mặc dù sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảm bảo được an ninh lương thực, nhưng hiệu quả sử dụng đất còn thấp với năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, chưa có sản phẩm mang tính chất hàng hoá, chưa tạo được giá trị kinh tế cao với khối lượng lớn. Nông nghiệp toàn huyện quá chú trọng tới trồng cây lương thực cho nên mất đi tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai vẫn còn nhiều khả năng khai thác, mở rộng cũng như thâm canh tăng vụ. Do hạn chế về khả năng tưới tiêu, rất nhiều diện tích đất canh tác vẫn chưa được đưa vào sử dụng trong vụ đông.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)