Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.4.2.Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Từ kết quả điều tra nông hộ và số liệu thống kê cho thấy: Hệ thống trồng trọt chú trọng tập trung chủ yếu đến cây lương thực. Hiệu quả kinh tế của các LUT của các vùng được thể hiện chi tiết trong bảng 3.8a, bảng 3.8b, bảng 3.8c.

Vùng 1: Vùng đồi núi phía bắc, có 23 kiểu sử dụng đất, trong đó chân đất trũng, vàn thấp có 2 kiểu sử dụng đất, chân đất vàn có 4 kiểu sử dụng đất, chân đất vàn cao có 5 kiểu sử dụng đất, chân đất cao có 12 kiểu sử dụng đất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

104.125,17 nghìn đồng/ha với CPTG trung bình là 35.657,92 nghìn đồng/ha và có GTGT trung bình là 68.467,26 nghìn đồng/ha. Trong chân đất này thì kiểu sử dụng đất cá ao, hồ (bán thâm canh) cho GTSX là 154.628,34 nghìn đồng/ha với CPTG là 52.418,27 nghìn đồng/ha, kiểu sử dụng đất còn lại là lúa xuân - lúa mùa cho GTSX là 53.622,00 nghìn đồng/ha với GTGT là 34.724,44 nghìn đồng/ha.

Bảng 3.8a. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1 tính trên 1 ha

Kiểu sử dụng đất GTSX (1.000 đ) CPTG (1.000 đ) GTGT (1.000 đ) Hiêu quả đồng vốn Chân đất trũng, vàn thấp (Trung bình) 104.125,17 35.657,92 68.467,26 1,90

1 Lúa xuân - lúa mùa 53.622,00 18.897,56 34.724,44 1,84

2 Cá ao, hồ (Bán thâm canh) 154.628,34 52.418,27 102.210,07 1,95

Chân đất vàn (Trung bình) 72.573,28 27.796,59 44.776,68 1,65

1 Lúa xuân - lúa mùa - ngô 71.497,00 29.601,21 41.895,79 1,42 2 Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 78.891,00 23.777,48 55.113,52 2,32 3 Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 70.235,72 28.925,98 41.309,74 1,43 4 Lúa xuân - lúa mùa - su hào 69.669,38 28.881,70 40.787,68 1,41

Chân đất vàn cao (Trung bình) 66.593,95 24.132,21 42.461,74 1,84

1 Lạc - lúa mùa - ngô 83.487,00 28.222,56 55.264,44 1,96

2 Lạc - lúa mùa 65.612,00 17.518,91 48.093,09 2,75

3 Đậu tương - lúa mùa -ngô 68.057,00 23.136,75 44.920,25 1,94 4 Su hào - lúa mùa - su hào 57.966,76 29.100,11 28.866,65 0,99 5 Đậu các loại - lúa mùa - ngô 57.847,00 22.682,71 35.164,29 1,55

Chân đất cao (Trung bình) 55.301,09 15.129,04 40.172,04 2,55

1 Chuyên ngô (3 vụ) 53.625,00 32.110,97 21.514,03 0,67

2 Chuyên đậu tương (3 vụ) 72.930,00 9.903,81 63.026,19 6,36

3 Chuyên sắn (1 vụ) 47.400,00 10.411,43 36.988,57 3,55

4 Chuyên lạc (3 vụ) 119.220,00 25.161,24 94.058,76 3,74

5 Chuyên khoai lang (3 vụ) 75.807,00 14.639,75 61.167,25 4,18

6 Lạc - vừng 58.990,00 9.442,64 49.547,36 5,25

7 Lạc - lạc 79.480,00 16.774,16 62.705,84 3,74

8 Ngô - khoai lang 43.144,00 15.583,57 27.560,43 1,77

9 Khoai lang - lạc 65.009,00 13.267,00 51.742,00 3,90

10 Bắp cải - khoai lang - bắp cải 58.496,44 24.936,76 33.559,68 1,35 11 Su hào - khoai lang - su hào 57.363,76 24.848,20 32.515,56 1,31

12 Chuyên mía 42.750,00 14.727,05 28.022,95 1,90

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các kiểu sử dụng đất của chân đất vàn có GTSX trung bình là 72.573,28 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 44.776,68 nghìn đồng/ha. Trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang cho GTSX cao nhất với 78.891,00 nghìn đồng/ha, GTGT là 55.113,52 nghìn đồng/ha, nguyên nhân là do năng suất khoai lang cao gấp nhiều lần năng suất ngô mặc dù ngô có giá trị cao hơn khoai lang. Mặc dù vậy nhưng ngô đông vẫn được trồng phổ biến hơn khoai lang do giá trị thương phẩm, chất lượng dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi và điều kiện bảo quản tốt hơn, diện tích khoai lang đang có xu hướng giảm và tăng diện tích ngô trong vụ đông.

Các kiểu sử dụng đất của chân đất vàn cao có GTSX trung bình là 66.593,95 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 42.461,74 nghìn đồng/ha. Chân đất vàn cao, đặc trưng của chân đất này là sự kết hợp 1 vụ lúa với 1 vụ màu hoặc hai vụ màu, với 6 kiểu sử dụng đất đặc trưng, loại hình sử dụng đất này đã khắc phục được những hạn chế về sự thiếu nước, bằng việc gieo trồng các loại cây trồng có nhu cầu sử dụng nước thấp nhằm đạt được hệ số sử dụng đất cao nhất. Trong các kiểu sử dụng đất của chân đất này thì kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao hơn cả là Lạc - lúa mùa - ngô cho GTSX là 83.487,00 nghìn đồng/ha với GTGT là 55.264,44 nghìn đồng/ha, cao nhất so với các kiểu sử dụng đất cùng chân đất. Kiểu sử dụng đất Đậu các loại (đỗ xanh, đỗ đen) - lúa mùa - ngô cho GTSX là 57.847,00 nghìn đồng/ha với GTGT là 35.164,29 nghìn đồng/ha.

Chân đất cao, với 12 kiểu sử dụng đất đặc trưng cho các cây trồng cạn, đây là vùng mà nước tưới không có khả năng đến được hoặc có nước tưới nhưng rất hạn chế, canh tác chủ yếu dựa vào nước trời. Các kiểu sử dụng đất của chân đất cao có GTSX trung bình là 55.301,09 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 40.172,04 nghìn đồng/ha. Cây lạc có ưu thế về GTSX trong các cây trồng cạn với kiểu sử dụng đất Chuyên lạc cho GTSX là 119.220,00 nghìn đồng/ha với GTGT là 94.058,76 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất Chuyên mía cho GTSX cao nhất với 42.750,00 nghìn đồng/ha, GTGT là 28.022,95 nghìn đồng/ha, được trồng trên đất vườn đồi chuyển đổi từ vườn tạp không có hiệu kinh tế, mặc dù giá trị sản xuất không cao nhưng góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình. Các kiểu sử dụng đất Chuyên đậu tương, Lạc - lạc cũng cho hiệu quả kinh tế tương đối cao. Nhìn chung năng suất các cây trồng cạn tại địa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương cho năng suất thấp, trong tương lai cần phải có các biện pháp cải tại đất, canh tác thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đất.

- Vùng 2: Vùng gò đồi giữa huyện, có 23 kiểu sử dụng đất khác nhau.

Chân đất trũng có 4 kiểu sử dụng đất, có GTSX trung bình là 67.166,38 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 44.217,45 nghìn đồng/ha. Trong đó kiểu sử dụng đất chuyên nuôi cá cho GTSX lớn nhất 138.920,22 nghìn đồng/ha và đồng thời cho GTGT cao nhất 98.267,85 nghìn đồng/ha, tuy nhiên hạn chế của loại hình này là chi phí đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật và rủi ro khá cao. Tiếp đến là kiểu sử dụng đất lúa - cá với GTSX là 53.323,30 nghìn đồng/ha, GTGT là 35.927,46 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất lúa xuân cho GTSX thấp nhất là 25.842,00 nghìn đồng/ha, GTGT là 14.336,28 nghìn đồng/ha.

Chân đất vàn, với kiểu sử dụng đất đặc trưng 2 vụ lúa kết hợp với các cây vụ đông, là một kiểu sử dụng đất điển hình chiếm đa số diện tích tại địa phương, với 4 kiểu sử dụng đất tại chân đất vàn cho thu nhập tương đối cao và ổn định, chênh lệch GTSX giữa các kiểu sử dụng đất không nhiều. Các kiểu sử dụng đất của chân đất vàn có GTSX trung bình rất cao là 69.308,66 nghìn đồng/ha, CPTG trung bình là 31.817,89 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 37.490,77 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang cho GTSX cao nhất với 75.840,00 nghìn đồng/ha, GTGT là 49.441,67 nghìn đồng/ha. Xét theo GTGT thì công thức luân canh trồng Ngô vụ đông 31.685,88 nghìn đồng/ha đứng sau công thức luân canh trồng cây khoai lang 49.441,67 nghìn đồng/ha, tuy nhiên cũng như ở hai vùng còn lại cây ngô được ưa trồng hơn vì cho chất lượng thức ăn chăn nuôi tốt, bởi đa số các hộ nông dân tại địa phương đều coi chăn nuôi là một trong những nguồn thu nhập chính để cải thiện và gia tăng thu nhập.

Đất chân vàn cao, vùng này khả năng tưới tiêu bán chủ động, GTSX trung bình là 63.553,92 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 37.368,63 nghìn đồng/ha. Công thức luân canh 3 vụ trong đó có gieo trồng lạc vẫn luôn là công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất Lạc - lúa mùa - ngô có GTSX 84.220,86 nghìn đồng/ha, GTGT 51.537,49 nghìn đồng/ha. Hiệu quả kinh tế thấp nhất là kiểu sử dụng đất su hào - lúa mùa - su hào cho GTSX 54.136,78 nghìn đồng/ha, GTGT 26.324,21 nghìn đồng/ha. Nhìn chung

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đất canh tác gieo trồng 3 vụ thường cho giá trị dao động từ 54.136,78 - 84.220,86 nghìn đồng/ha (tính theo giá hiện tại).

Bảng 3.8b. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 2 tính trên 1 ha

Kiểu sử dụng đất GTSX (1.000 đ) CPTG (1.000 đ) GTGT (1.000 đ) Hiêu quả đồng vốn Chân đất trũng, vàn thấp (Trung bình) 67.166,38 22.948,94 44.217,45 1,75

1. Lúa xuân - lúa mùa 50.580,00 22.241,81 28.338,19 1,27

2. Lúa xuân 25.842,00 11.505,72 14.336,28 1,25

3. Lúa - cá 53.323,30 17.395,84 35.927,46 2,07

4. Cá (Thâm canh) 138.920,22 40.652,37 98.267,85 2,42

Chân đất vàn (Trung bình) 69.308,66 31.817,89 37.490,77 1,23

1. Lúa xuân - lúa mùa - ngô 69.555,00 37.869,12 31.685,88 0,84 2. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 75.840,00 26.398,33 49.441,67 1,87 3. Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 66.560,23 32.224,05 34.336,18 1,07 4. Lúa xuân - lúa mùa - su hào 65.279,39 30.780,05 34.499,34 1,12

Chân đất vàn cao (Trung bình) 63.553,92 26.185,29 37.368,63 1,50

1. Lạc - lúa mùa - ngô 84.220,86 32.683,37 51.537,49 1,58

2. Lạc - lúa mùa 65.245,86 17.056,06 48.189,80 2,83

3. Đậu tương - lúa mùa - bắp cải 61.458,23 23.882,91 37.575,32 1,57 4. Đậu tương - lúa mùa - su hào 60.177,39 22.438,91 37.738,48 1,68 5. Đậu tương - lúa mùa - ngô 64.453,00 29.527,98 34.925,02 1,18 6. Bắp cải - lúa mùa - bắp cải 56.698,46 30.700,57 25.997,89 0,85 7. Su hào - lúa mùa - su hào 54.136,78 27.812,57 26.324,21 0,95 8. Đậu các loại - lúa mùa - ngô 58.473,00 29.444,82 29.028,18 0,99 9. Khoai lang - lúa mùa -bắp cải 65.978,23 24.874,85 41.103,38 1,65 10. Khoai lang - lúa mùa - su hào 64.697,39 23.430,85 41.266,54 1,76

Chân đất cao (Trung bình) 66.961,75 18.953,92 48.007,83 3,39

1. Chuyên ngô (3 vụ) 56.925,00 46.881,93 10.043,07 0,21 2. Chuyên đậu tương (3 vụ) 62.220,00 9.493,75 52.726,25 5,55

3. Chuyên sắn (1 vụ) 57.750,00 10.486,41 47.263,59 4,51

4. Chuyên lạc (3 vụ) 121.523,58 18.959,91 102.563,67 5,41 5. Chuyên khoai lang (3 vụ) 75.780,00 12.469,56 63.310,44 5,08

6. Lạc - lạc 81.015,72 12.639,94 68.375,78 5,41

7. Ngô - khoai lang 44.235,00 19.783,83 24.451,17 1,24

8. Khoai lang - lạc 65.767,86 10.476,49 55.291,37 5,28

9. Lạc xuân - ngô đông 59.482,86 21.947,28 37.535,58 1,71 10. Bắp cải - khoai lang - bắp cải 57.220,46 24.121,00 33.099,46 1,37 11. Su hào - khoai lang - su hào 54.658,78 21.233,00 33.425,78 1,57

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các kiểu sử dụng đất của chân đất cao có GTSX trung bình là 66.961,75 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 48.007,83 nghìn đồng/ha. Đây là vùng thiếu nước trầm trọng, năng suất cây trồng không ổn định thường lệ thuộc vào thời tiết trong năm. Trong các kiểu sử dụng đất của chân đất này thì kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao hơn cả là chuyên lạc (3 vụ) cho GTSX là 121.523,58 nghìn đồng/ha với GTGT là 102.563,67 nghìn đồng/ha, cao nhất so với các kiểu sử dụng đất cùng chân đất, thấp nhất là đất chuyên ngô (3 vụ) GTSX 56.925,00 nghìn đồng/ha, GTGT 10.043,07 nghìn đồng/ha. Mặc dù vậy nhưng giá trị thực tế mà cây ngô mang lại trong chăn nuôi cao hơn rất nhiều so với các loại thức ăn chăn nuôi được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, nên diện tích ngô vẫn được duy trì và phát triển.

- Vùng 3: Vùng đồng bằng ven sông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chân đất trũng với 4 kiểu sử dụng đất. Các kiểu sử dụng đất của chân đất trũng có GTSX trung bình là 70.166,87 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 46.472,85 nghìn đồng/ha. Trong đó nuôi cá thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX đạt 142.538,33 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 93.581,88 nghìn đồng/ha, cho hiệu quả thấp nhất là đất 1 vụ lúa GTSX 28.500,00 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 18.360,75 nghìn đồng/ha, cần phải có biện pháp cải tạo diện tích này để có thể chuyển đổi sang đất lúa - cá hoặc chuyên nuôi cá nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất và thu nhập cho người dân.

Các kiểu sử dụng đất của chân đất vàn có GTSX trung bình là 134.657,04 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 94.771,53 nghìn đồng/ha. Chân đất vàn là vùng được tưới tiêu chủ động với 5 kiểu sử dụng đất. Trong đó kiểu sử dụng đất Chuyên hoa, cây cảnh cho GTSX cao nhất 383.296,52 nghìn đồng/ha với GTGT đạt được là 295.844,33 nghìn đồng/ha, đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong toàn huyện. Tuy vậy, đất chuyên trồng hoa chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích và tập trung tại xã Đức Bác do hạn chế về thị trường và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, chi phí đầu tư lớn, chiếm nhiều công lao động cùng với điều kiện đất đai thuận lợi. Nhìn chung các loại hình sử dụng đất tại chân đất này đều cho hiệu quả kinh tế khá cao trên 41.052,39 nghìn đồng/ha, sự chênh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lệch giữa các loại hình trong nhóm đất này không lớn, ngoại trừ đất trồng hoa.

Bảng 3.8c. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 3 tính trên 1ha

Kiểu sử dụng đất GTSX (1.000 đ) CPTG (1.000 đ) GTGT (1.000 đ) Hiêu quả đồng vốn Chân đất trũng, vàn thấp (T. bình) 70.166,87 23.694,01 46.472,85 1,97

1. Lúa xuân - lúa mùa 54.660,00 18.804,72 35.855,28 1,91

2. Lúa xuân 28.500,00 10.139,25 18.360,75 1,81

3. Lúa - cá 54.969,13 16.875,63 38.093,50 2,26

4. Cá 142.538,33 48.956,45 93.581,88 1,91

Chân đất vàn (Trung bình) 134.657,04 39.885,51 94.771,53 1,98

1. Lúa xuân - lúa mùa - ngô 74.801,00 31.007,19 43.793,81 1,41 2. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 74.541,00 22.732,37 51.808,63 2,28 3. Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 70.658,23 29.605,84 41.052,39 1,39 4. Lúa xuân - lúa mùa - su hào 69.988,47 28.629,96 41.358,51 1,44 5. Chuyên hoa cây cảnh 383.296,52 87.452,19 295.844,33 3,38

Chân đất vàn cao (Trung bình) 63.640,39 24.279,04 39.361,34 1,74

1. Lạc - lúa mùa - ngô 79.121,00 26.081,41 53.039,59 2,03

2. Lạc - lúa mùa 58.980,00 13.878,95 45.101,05 3,25

3. Đậu tương - lúa mùa - bắp cải 64.258,23 23.756,49 40.501,74 1,70 4. Đậu tương - lúa mùa - xu hào 63.588,47 22.780,61 40.807,86 1,79 5. Đậu tương - lúa mùa - ngô 68.401,00 25.157,83 43.243,17 1,72 6. Bắp cải - lúa mùa - bắp cải 58.156,46 30.267,71 27.888,75 0,92 7. Su hào - lúa mùa - su hào 56.816,94 28.315,95 28.500,99 1,01 8. Đậu các loại - lúa mùa - ngô 59.801,00 23.993,40 35.807,60 1,49

Chân đất cao (Trung bình) 43.997,43 12.621,33 31.376,10 2,06

1. Chuyên ngô (3 vụ) 60.423,00 36.607,39 23.815,61 0,65

2. Chuyên đậu tương (3 vụ) 66.300,00 12.869,70 53.430,30 4,15

3. Chuyên sắn (1 vụ) 46.400,00 10.913,16 35.486,84 3,25

4. Chuyên lạc (3 vụ) 98.460,00 15.640,44 82.819,56 5,30

5. Lạc - lạc 65.640,00 10.426,96 55.213,04 5,30

6. Khoai lang - lạc 52.701,00 9.141,13 43.559,87 4,77

7. Bắp cải - khoai lang - bắp cải 51.877,46 25.529,89 26.347,57 1,03 8. Su hào - khoai lang - su hào 50.537,94 23.578,13 26.959,81 1,14 9. Đậu tương - lạc - vừng 72.420,00 10.704,83 61.715,17 5,46 10. Lạc Xuân - ngô đông 52.961,00 17.415,94 35.545,06 2,32 11. Ngô xuân - đậu tương đông 42.241,00 16.492,36 25.748,64 1,56

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các kiểu sử dụng đất của chân đất vàn cao có GTSX trung bình tương đối cao là 63.640,39 nghìn đồng/ha, GTGT trung bình là 39.361,34 nghìn đồng/ha. Trong đó kiểu sử dụng đất lạc - lúa mùa - ngô cho GTSX cao nhất với 79.121,00 nghìn đồng/ha, GTGT là 53.039,59 nghìn đồng/ha. Tiếp đến là kiểu sử dụng đất lạc - lúa mùa với GTSX là 58.980,00 nghìn đồng/ha, GTGT là 45.101,05 nghìn đồng/ha. Các kiểu sử dụng đất của chân đất này không có sự chênh lệch về GTSX quá lớn, dao động từ 56.816,94 - 79.121,00 nghìn đồng/ha.

Chân đất cao, đây là vùng khô hạn và thường xuyên bị thiếu nước, hệ thống nước tưới chưa đến được hoặc có tưới nhưng hạn chế và không chủ động

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)