4. Ý nghĩa của đề tài
2.2.3. Giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sông Lô
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung trên của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm khai thác công trình thuỷ lợi huyện... Tiến hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá các số liệu.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của nông hộ theo phương pháp cụ thể.
2.3.2. Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA)
Phỏng vấn nông hộ có người dân cùng tham gia để thu thập các số liệu sơ cấp về hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất theo hệ thống sử dụng đất ở các tiểu vùng đặc trưng của huyện. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai, phân bố địa hình của huyện chia ra làm 3 vùng đặc trưng:
* Vùng 1: Gồm các xã miền núi phía Bắc (Hải Lựu, Bạch Lưu, Đồng Quế, Nhân Đạo, Lãng Công, Quang Yên). Tiểu vùng này chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá gnai, đây là vùng đồi núi cao xen lẫn các thung lũng nhỏ hẹp, tầng đất dầy, ít bị rửa trôi, Trong vùng còn có các đồi thấp, tầng đất dầy thích nghi với cây màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Vùng 2: Gồm các xã giữa huyện (Yên Thạch, Đồng Thịnh, Nhạo Sơn, Tân Lập). Tiểu vùng này có đặc trưng là đất ruộng và đồi gò xen kẽ lẫn nhau, địa hình nhấp nhô lượn sóng, dốc thoải, bao gồm ruộng bậc thang và những cánh đồng nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp hầu hết là bạc màu, thành phần cơ giới tơi nhẹ, lắng rẽ, rời rạc, khả năng giữ nước, giữ phân kém, chua nhiều, tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.
* Vùng 3: Gồm các xã ven Sông Lô, đây là vùng đồng bằng nhỏ hẹp do Sông Lô bồi đắp tạo thành: Các xã ven Sông Lô (Phương Khoan, Đôn Nhân, Tam Sơn, Như Thụy, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong). Các xã này có dải đất phù sa nhỏ hẹp, phân bố không đều phía ngoài đê, đứng thành, hàng năm bị sói lở. Phía trong đê phù sa bồi đắp ăn sâu vào các vạt ruộng ven đồi, lẫn sản phẩm dốc tụ, thành phần cơ giới đất phần lớn là cát pha, liên kết dạng viên xốp, vùng thấp thích hợp trồng lúa, vùng cao thích hợp trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp đại diện cho 3 vùng, mỗi vùng 60 phiếu, tổng số hộ điều tra là 180 hộ.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, các nông dân sản xuất giỏi trong huyện về vấn đề sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.4. Phương pháp dự báo
Các đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
2.3.5. Sử dụng phần mềm tin học
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstation. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sông Lô
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô. Theo đó, huyện có diện tích tự nhiên là 15.031,77 ha.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Huyện Sông Lô có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lập Thạch.
- Phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. - Phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. - Phía Bắc giáp với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
Huyện Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cách thủ đô Hà Nội 80 km vì vậy trong tương lai huyện có khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận, đặc biệt thành phố Vĩnh Yên.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi khá phức tạp. Phần lớn địa hình cao 11- 30 m, xen kẽ với một số đồi núi cao 200 - 300 m. Địa hình bị chia cắt bởi dòng Sông Lô qua hầu hết các xã của huyện với chiều dài 28km. Địa hình của huyện có nhiều đồi núi như bát úp, kích thước không lớn, có dạng vòm đường nét mềm mại.
Nhìn chung huyện Sông Lô nằm trong vùng núi và vùng trung du của tỉnh Vĩnh Phúc tạo nên hai nhóm cảnh quan: Nhóm đồng bằng Sông Lô thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của trung du miền núi phía Bắc, dân cư sống phân tán hơn, tốc độ đô thị hóa chậm hơn nhóm đồng bằng.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
- Đặc điểm khí hậu:
Giống như nhiều tỉnh thành khác thuộc khu vực Bắc Bộ, Sông Lô nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1500 mm đến 1800 mm, tập chung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 nên gây ra hiện tượng úng lụt ở các vùng trũng vào mùa mưa và gây ra hạn hán tại nhiều vùng đồi núi vào mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5°C - 25oC và có sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giũa mùa hạ và mùa đông. Độ ẩm trung bình 84%, số giờ nắng trung bình trong năm tử 1.400 giờ đến 1.700 giờ/ năm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tóm lại, huyện Sông Lô có khí hậu đặc trưng là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và mức sống của nhân dân.
- Đặc điểm thủy văn:
Huyện Sông Lô chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Lô chiếm tới 80% - 90% tổng lượng nước của huyện, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mực nước mùa khô bình quân trên 1.300cm, cao nhất là 2.132cm. Ngoài ra lòng sông Lô rộng nên thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thủy của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của huyện Sông Lô nói riêng.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 15.031,77 ha bao gồm hai nhóm đất chính là đất phù sa ven sông Lô và đất đồi núi. Tài nguyên đất của huyện được đánh giá như sau:
- Đất phù sa
Đất phù sa màu nâu nhạt, trung tính ít chua, được sông Lô bồi đắp hàng năm. Đất trung tính ít chua có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phù hợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieo trồng để tránh ngập úng vào mùa mưa.
Đất phù sa không được bồi đắp có màu nâu nhạt, trung tính, ít chua, glay trung bình hoặc glay mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, pH dao động từ 5,6 - 7,5.
Đất dốc tụ ven đồi không bạc màu thường được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp, dạng bậc thang.
Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi, dọc theo ven suối tạo thành những cánh đồng dài, nhỏ hẹp, độ pH cao, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước tốt, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
Đất lầy thụt có thể trồng 2 vụ lúa trong năm nhưng cần chú ý đến thủy lợi để rửa chua, chống mạch nước ngầm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đất đồi núi
Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu. Đất feralit màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ.
Đất feralit màu vàng hoặc đỏ phát triển trên thạch sét. Đây là loại đất phù hợp cho trồng rừng với năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200
thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp…
Đất feralit vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá macma chua có đặc điểm đất chua, tầng đất mỏng thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
Đất feralit trên núi.
- Đánh giá chung về thổ nhưỡng
Nhóm đất địa thành với nhiều loại đất và trên nhiều địa hình khác nhau, xen kẽ giữa vùng đồi núi thấp là những cánh đồng nhỏ hẹp rất hợp với việc phát triển rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và trồng các loại cây công nghiệp lâu lăm, cây ăn quả.
Nhóm đất Thủy thành phân bố tương đối tập trung rất thuận lợi cho xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng, khu công nghiệp và trồng cây lương thực, cây rau quả có giá trị kinh tế cao.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện khá lớn với diện tích mặt nước, sông suối chiếm 1,14% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là nguồn nước mặt từ sông Lô. Ngoài các sông, suối hiện có trên địa bàn, lượng mưa hàng năm cũng khá cao (từ 1.600 - 1.800 mm) cùng với nhiều ao hồ chứa nước đã tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú.
Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm và chất lượng nước cũng thay đổi theo mùa. Vào những tháng đầu mùa mưa, chất lượng nước mặt không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lưu vực. Về mùa đông lượng nước mặt hạn chế vì khả năng mở rộng diện tích gieo trồng vụ Đông như trồng rau, ngô, đậu tương gặp nhiều khó khăn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện được nhân dân khai thác thông qua các hình thức như giếng khơi, giếng khoan. Đến nay chưa có tài liệu nào đánh giá chính thức về nguồn nước ngầm của huyện, nhưng qua thực tế cho thấy việc khai thác mạch nước ngầm phục vụ sinh hoạt, người dân trong huyện gặp nhiều khó khăn.
* Tài nguyên rừng
Huyện Sông Lô là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp khá lớn. Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ, tầng dưới là các loại dây leo và các loại cỏ dại. Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá tràm trồng theo dự án. Hệ động vật rừng còn nghèo nàn, hiện chỉ có bò sát, lưỡng cư và lớp chim là phong phú nhất.
* Tài nguyên khoáng sản
Sông Lô là một trong những huyện nghèo tài nguyên của tỉnh Vĩnh Phúc. Nguồn tài nguyên khoáng sản ở đây chủ yếu là than nâu tập trung nhiều ở các xã Bạch Lưu và Đồng Thịnh.
Huyện Sông Lô có dòng sông Lô chảy qua nên có tiềm năng về khai thác cát, sỏi. Cát, sỏi sông Lô thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính tốt. Ngoài ra ở huyện còn có cát, sỏi bậc thềm ở vùng Cao Phong có trữ lượng khá lớn.
* Tài nguyên nhân văn và du lịch
Sông Lô tuy là huyện mới được tách ra từ huyện Lập Thạch nhưng mảnh đất và con người nơi đây có văn hóa lịch sử lâu đời. Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với lịch sử mang giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc. Tiêu biểu là tháp Bình Sơn - ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý - Trần cao nhất còn lại đến ngày nay. Ngọn tháp này được đánh giá là một trong những di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao và bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng với nhiều di tích khác của huyện đã và đang thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan.
Ngoài ra, huyện Sông Lô còn có thác Bay, Hang Đề Thám và Thiền Viện Trúc Lâm trên núi Sáng Sơn thuộc xã Đồng Quế ở độ cao 800 m so với mặt nước biển.
Bên cạnh các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử kể trên, Sông Lô còn có vườn cò Hải Lựu thuộc xã Hải Lựu và vườn cò Đâm Sai thuộc xã Đồng Thịnh hiện có
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng trăm con cò và hàng trăm loại thực vật quý hiếm sinh sôi và cư ngụ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, thăm quan. Do vậy, huyện cần có các biện pháp tích cực để bảo tồn và phát triển vườn cò này phục vụ cho phát triển du lịch.
Môi trường sinh thái của huyện Sông Lô còn rất tự nhiên, ít đồi núi trọc so với các khu vực trung du, miền núi của các nơi khác. Các tác động không tích cực của con người ở đây cũng còn rất hạn chế như khai thác triệt để môi sinh rừng; các chất hoá học dư thừa trong quá trình chăm sóc cây trồng; nước, rác phế thải công nghiệp... Với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, môi trường sinh thái trong lành là điều kiện rất thuận lợi để huyện Sông Lô phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Nhưng một khó khăn chủ yếu đối với huyện Sông Lô là cơ sở hạ tầng thương mại du lịch còn hạn chế, đây sẽ là một thách thức không nhỏ trong quá trình khái thác các điều kiện tự nhiên phong phú, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Về kinh tế huyện Sông Lô có sự tăng trưởng ổn định, tốc độ phát triển kinh tế đạt: 18,94%. Tổng giá trị sản xuất đạt 1.829.102 triệu đồng, tăng 222.651 triệu đồng so với năm 2011. Bình quân lương thực đạt 334kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19.840 nghìn đồng/năm (tăng 2.210 nghìn đồng so với cùng kỳ).
Trên thực tế đây là mức tăng trưởng khá cao, một phần xuất phát từ lý do giá trị gia tăng VA hàng năm của huyện tương đối thấp nên mặc dù tốc độ tăng cao nhưng quy mô VA đạt được vẫn còn thấp.
- Ngành công nghiệp - xây dựng: Chiếm 32,21%. Trong đó, xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn lĩnh vực công nghiệp .Sở dĩ lĩnh vực xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn lĩnh vực công nghiệp là do huyện Sông Lô có một cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, lẻ do hộ tư nhân cá thể tổ chức, chưa có các khu công nghiệp để có thể tạo ra giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao cho ngành này. Xuất phát từ đặc điểm địa hình huyện Sông Lô được chọn là vùng phân chậm lũ nên trong thời gian qua được nhà nước xây dựng nhằm kiên cố hóa mặt đê do vậy tốc độ tăng trưởng bình quân ngành xây dựng đạt cao.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Ngành nông - lâm - thủy sản: Chiếm 45,31%.