Kết quả xét nghiệm đông máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rối loạn đông máu ở bệnh nhân sau đẻ điều trị tại khoa cấp cứu và hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai (Trang 64)

.

4.2.3.2. Kết quả xét nghiệm đông máu

* Số lợng tiểu cầu

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy SLTC của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi giảm nhiều nhất vào ngày 2 và 3 sau khi vào viện ( 69 ± 42G/l), tiếp theo là ở thời điểm vào viện và SLTC đ−ợc cải thiện rõ rệt vào ngày 6-7 sau khi vào viện. Nh−ng tỷ lệ bệnh nhân có SLTC < 50G/l lại cao nhất ở thời điểm vào viện. Điều đó nói lên rằng tỷ lệ bệnh nhân nặng cao nhất là ở thời điểm vào viện. SLTC trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 103,6 ± 85,6G/l

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 92,2% bệnh nhân có SLTC < 150G/l, trong đó d−ới 50G/l có tỷ lệ 47,6%.

Nghiên cứu của Larcan A thấy tỷ lệ này là 95%[54], Mant M.J là 100% [56] Nguyễn Mạnh Hùng nghiên cứu trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thấy tỷ lệ

này là 90,3%[10] , của Nguyễn Thị Lan H−ơng trên bệnh nhân leukemia là 88,3% [12].

* Xét nghiệm tỷ lệ Prothrombin

Đây là xét nghiệm đánh giá sự thay đổi của con đ−ờng đông máu ngoại sinh, tỷ lệ prothrombin giảm trong tr−ờng hợp giảm nồng độ hoạt tính các yếu tố tham gia vào con đ−ờng đông máu ngoại sinh (II, V, VII, X), thể hiện tình trạng giảm đông. Tỷ lệ prothrombin tăng thể hiện tình trạng tăng đông.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ PT% giảm thấp nhất ở ngày vào viện, sau đó tăng dần trong các ngày sau, cao nhất là vào ngày 4-5,nh−ng sau đó lại giảm vào ngày 6-7( Bảng 3.9 ). Điều đó có thể vào ngày 6-7, tình trạng RLĐM của bệnh nhân đã cải thiện nên các chỉ ph−ơng pháp điều trị thay thế

không còn đ−ợc chỉ định, mặc dù tình trạng RLĐM của bệnh nhân ch−a phải

là đã dừng hẳn.

Tỷ lệ bệnh nhân có tỷ lệ PT < 70% trong nghiên cứu của chúng tôi là

88,1%, điều này chứng tỏ đa số bệnh nhân có RLĐM theo con đ−ờng ngoại

sinh và giảm đông là chủ yếu.

Một số tác giả khác thấy bệnh nhân có tỷ lệ Prothrombin giảm < 70% t−ơng đ−ơng hoặc cao hơn chúng tôi : MondryH là 86%[31], LarcanA và cộng sự là 100%[54], Bick R.L là 71% [34].

Tỷ lệ prothrombin giảm là do các yếu tố II, V, VII, X và fibrinogen bị giảm do quá trình tiêu thụ (đặc biệt trong DIC và TSH) hoặc bị giảm sản xuất tại gan do các tế bào gan bị suy, đặc biệt trong hội chứng HELLP.

* Xét nghiệm rAPTT

Để đánh giá thay đổi đông máu theo con đ−ờng nội sinh, rAPTT là tỷ lệ

rAPTT tăng thể hiện tình trạng giảm đông và ng−ợc lại rAPTT rút ngắn là thể hiện tình trạng tăng đông.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rAPTT cao nhất là ở thời điểm vào viện, sau đó tỷ lệ này giảm dần. Có 92,9% bệnh nhân có rAPTT > 1,2. Giá trị rAPTT trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,7±1,1

( Bảng 3.10 ). Điều đó chứng tỏ đa số bệnh nhân có RLĐM theo con đ−ờng

nội sinh và theo h−ớng giảm đông là chủ yếu

rAPTT đ−ợc coi là xét nghiệm cơ bản nhất để đánh giá đông máu theo

con đ−ờng nội sinh, con đ−ờng đông máu này có sự tham gia của các yếu tố VIII, IX, XI, XII. Các yếu tố này đều do gan tổng hợp, bị giảm do tiêu thụ hoặc do giảm tổng hợp ở gan.

* Xét nghiệm định lợng fibrinogen

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy nồng độ Fibrinogen thấp nhất là ở thời điểm vào viện, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ Fibrinogen < 2g/l ở thời điểm vào viện cũng là cao nhất. Giá trị trung bình nồng độ Fibrinogen của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 3,1±1,44. Nghiên cứu của Larcan A là 3,12±1,9[54] , Spero J.A là 2,09[65] .

Với bệnh nhân của chúng tôi, nồng độ Fibrinogen nh− vậy là thấp vì ở bệnh nhân trong thai kỳ, l−ợng Fibrinogen tăng dần cho đến tháng cuối[3], [58]. Có thể do bệnh nhân của chúng tôi chủ yếu là bị CMSĐ và NĐTN nên tình trạng tiêu sợi huyết diễn ra mạnh hơn, sự sản xuất tại tế bào gan cũng bị giảm đi. Mặt khác, do đa số bệnh nhân đều đến muộn, tình trạng DIC nặng, ở giai đoạn giảm đông và tiêu sợi huyết nên nồng độ Fibrinogen giảm nhiều. Chúng tôi gặp 54,8% bệnh nhân có nồng độ Fibrinogen < 2g/l và 31% bệnh nhân có nồng độ Fibrinogen < 1g/l. Đặc biệt chúng tôi gặp 4 tr−ờng hợp không đo đ−ợc nồng độ Fibrinogen tại thời điểm vào viện và cả 4 bệnh nhân này đều là các bệnh nhân bị DIC nặng ở giai đoạn tiêu sợi huyết

* Xét nghiệm nghiệm pháp rợu

Kết quả tại biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ nghiệm pháp r−ợu d−ơng tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 54,3%.

Đối với bệnh nhân DIC tỷ lệ nghiệm pháp r−ợu d−ơng tính của chúng tôi là 56,5%

Theo Nguyễn Anh Trí [24] khi nghiệm pháp r−ợu d−ơng tính thì cho phép chẩn đoán là DIC. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn của Hiệp hội đông máu và tắc mạch quốc tế ( ISTH ) năm 2001 thì lại không có tiêu chuẩn này. Khi áp dụng tiêu chuẩn của ISTH thì chúng tôi nhận thấy một số ca có nghiệm pháp r−ợu d−ơng tính nh−ng lại không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là DIC. Có thể do đó tỷ lệ d−ơng tính của nghiệm pháp r−ợu trong bệnh nhân DIC của chúng tôi thấp hơn một số tác giả khác:Nguyễn mạnh Hùng là 93,3% [10] BickRL 92% [34]. Mặt khác theo Trần văn Bé [1] thì khi Fibrinogen thấp thì nghiệm pháp r−ợu có thể d−ơng tính hoặc âm tính giả. Do điều kiện của đề tài chúng tôi ch−a thể đi sâu phân tích đ−ợc vấn đề này và cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn.

* Xét nghiệm thời gian tiêu euglobulin

Đây là một xét nghiệm thăm dò tiêu euglobulin tổng quát. Bình th−ờng thời gian tiêu euglobulin từ khi đông đến khi tan là > 3 giờ. Bệnh nhân có biểu hiện tiêu fibrin là khi thời gian tiêu euglobulin xảy ra trong vòng 1 giờ đầu. Trong DIC ở giai đoạn đầu tăng đông và giảm đông đơn thuần thì thời gian tiêu euglobulin bình th−ờng, ở giai đoạn tiêu fibrin thứ phát thời gian tiêu euglobulin bị rút ngắn có thể d−ới 45 phút, thậm chí tới 30 phút. Đây là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán tiêu sợi huyết

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30 bệnh nhân đ−ợc làm xét nghiệm

Von-Kaulla và chỉ có một bệnh nhân d−ơng tính chiếm tỷ lệ 3,3%(Bảng 3.12).

nhân bị tiêu sợi huyết nặng, nồng độ Fibrinogen không đo đ−ợc nh−ng chỉ có 1 tr−ờng hợp Von-Kaulla d−ơng tính.

* Xét nghiệm định lợng D - Dimer

D-Dimer là sản phẩm trung gian của đ−ợc tạo ra do sự phân hủy Fibrin

polyme bởi plasmin. Bình th−ờng D-Dimer tồn tại trong máu với nồng độ thấp ( <345mcg/l). D-Dimer tăng trong các tr−ờng hợp DIC cấp và mạn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, D-Dimer

tăng cao trong ngày đầu vào viện, giảm dần vào các ngày sau, nh−ng tỷ lệ

bệnh nhân có D-Dimer tăng cao trên 690mcg/l lại cao nhất vào ngày 6-7.Giá trị trung bình của D-Dimer trong nghiên cứu của chúng tôi là 1284±1451.Các tác giả nghiên cứu trên bệnh nhân bị DIC do nhiều nguyên nhân khác nhau đều thấy D-Dimer tăng cao[15], [10], [27], [54], [65].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rối loạn đông máu ở bệnh nhân sau đẻ điều trị tại khoa cấp cứu và hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)