.
4.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và RLĐM sau đẻ
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng.
* Đặc điểm lâm sàng chung khi vào viện.
Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm 42 bệnh nhân có 24 bệnh nhân
chiếm tỷ lệ 57,1%có rối loạn ý thức biểu hiện bằng điểm Glasgow d−ới 15
điểm ( Bảng 3.5 ). Các bệnh nhân có điểm Glasgow thấp đa số là các bệnh nhân có tình trạng mất máu trầm trọng, biểu hiện sốc nặng hoặc có biểu hiện suy gan.
Huyết áp trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 75.54 ± 3.92 mmHg, trong đó chúng tôi gặp 7 bệnh nhân huyết áp không đo đ−ợc. Sở dĩ chỉ số huyết áp trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi không thấp có thể do trong các bệnh nhân của chúng tôi có 42,9% là bệnh nhân bị
NĐTN nên có thể tr−ớc đó bệnh nhân bị cao huyết áp mà chúng tôi ch−a có
điều kiện tìm hiểu. Mạch của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 113.8 ± 29.1 lần/phút , đây là chỉ số khá cao, nó biểu hiện tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Ngoài ra có thể do tình trạng tụt huyết áp, tim làm việc theo cơ chế bù trừ do đó làm tăng tần số tim.
Về hô hấp tại thời điểm vào viện có 22 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 52,4% phải thở máy . Có 9 bệnh nhân khi vào viện không phải thở máy nh−ng sau đó xuất hiện tình trạng suy hô hấp và phải thở máy. Đa số các bệnh nhân thở máy đều có tình trạng ý thức suy giảm, sốc , tổn th−ơng phổi dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Thiểu niệu xuất hiện ở 45,2% bệnh nhân, có 9,5% bệnh nhân vô niệu. Có 2 bệnh nhân tiến triển thành vô niệu. Đây có thể là do tình trạng sốc, tụt huyết áp, giảm cung l−ợng tim dẫn tới giảm t−ới máu thận, kích thích thần kinh giao cảm, catecholamin, angiotensin, prostaglandin gây co mạch đến, tái phân bổ dòng máu từ vùng vỏ đến vùng tủy thận dẫn đến làm giảm mức lọc cầu thận. Mặt khác tình trạng RLĐM, DIC gây ra tình trạng tắc các mao mạch thận làm giảm t−ới máu thận.
* Đặc điểm xuất huyết.
- Qua nghiên cứu 42 bệnh nhân RLĐM sau đẻ, chúng tôi gặp 26 tr−ờng hợp bị xuất huyết( 61,9% ). Xuất huyết biểu hiện d−ới nhiều hình thái: da, niêm mạc, phủ tạng, âm đạo, vết mổ, nơi tiêm truyền. Đặc biệt chúng tôi gặp 2 tr−ờng hợp xuất huyết não và cả 2 tr−ờng hợp này đều tử vong trong đó có 1 tr−ờng hợp xuất huyết não nh−ng không có DIC. Điều này nói lên rằng bệnh
bệnh lý mạch máu não thì nguy cơ xuất huyết não rất cao và khi xảy ra xuất huyết não thì rất dễ tử vong. Chúng tôi gặp 1 bệnh nhân bị tắc mạch não ( Bảng 3.6 )
Nguyễn Thị Lan H−ơng nghiên cứu trên bệnh nhân Leukemia thấy tỷ lệ xuất huyết là 65%. Thái Danh Tuyên nghiên cứu trên bệnh nhân tan máu miễn dịch thì tỷ lệ xuất huyết là 18,2%. Nghiên cứu của Spero J.A là 77% [12], [27], [65].
- Thời điểm xuất huyết của bệnh nhân đa số là ở thời điểm vào viện ( 88,5% )( Biểu đồ 3.4 ). Có 11,5% bệnh nhân xuất hiện vào ngày 2-3. Điều này cho thấy đa số bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng nặng, RLĐM nặng dẫn đến biến chứng xuất huyết trầm trọng.
* Đặc điểm thiếu máu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu (nồng độ Hb < 105 g/l) chiếm tỷ lệ 81% ( Bảng 3.6). Thiếu máu ở đây đ−ợc đánh giá trong cả quá trình điều trị, chứ không phải ngay thời điểm nhập viện. Đây là hậu quả của quá trình RLĐM: do xuất huyết, do hồng cầu bị kết dính tiêu thụ vào các cục máu đông, do bị tan máu trong lòng mạch cấp [24], mặt khác còn do tình trạng chảy máu sau đẻ dẫn tới bệnh nhân bị mất máu nhiều hơn.
4.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng.