Đặc điểm thân, cành hồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện yên minh- tỉnh hà giang (Trang 34)

Hồng là cây thân gỗ sinh trưởng nhiều năm. Tán cây có dạng tròn mâm xôi hoặc dạng tháp. Tốc độ sinh trưởng chậm, thông thường một cây hồng 30 tuổi đường kính thân chỉ đạt 25 - 30cm. Trần Như Ý và cộng sự [18], [19]. Hồng là loại cây rụng lá hàng năm về mùa đông, có thời gian ngủ nghỉ rõ rệt. Ở miền Bắc nước ta, hồng bắt đầu rụng lá vào cuối tháng 10, đến trung tuần tháng 2 mới ra lộc (thời gian ngủ nghỉ khoảng 2 - 3 tháng). Vũ Công Hậu [24], [25]. Thời gian rụng lá của hồng phụ thuộc vào nhiệt độ: Nếu nhiệt độ thấp thì lá trút hàng loạt, nếu nhiệt độ cao thì thời gian trút lá kéo dài. Ví dụ: Trong điều kiện sinh thái vùng Gia Lâm - Hà Nội thời gian rụng lá kéo dài đến gần 2 tháng, nhưng trong điều kiện sinh thái vùng Xukhumi (Liên Xô cũ) thì chỉ hơn 20 ngày - Phạm Văn Côn [14], [15], [16]. Tương tự như sự rụng lá, thời gian nảy lộc ở hồng sớm hay muộn cũng tuỳ thuộc vào nhiệt độ, ví dụ sự nảy lộc của cây hồng ở Hà Nội vào đầu tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ 17oC, trong khi đó cây hồng ở Xukhumi nảy lộc vào tháng 4 trong điều kiện nhiệt độ 10o

C (muộn hơn 2 tháng). Sự nở hoa cũng tương tự như vậy, ở Xukhumi hồng nở hoa muộn hơn ở Hà Nội 2 - 2,5 tháng. Phạm Văn Côn [14], [15], [16]. Sự ra lộc của cây hồng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của vùng trồng, độ tuổi và khả năng tích luỹ chất dinh dưỡng của cây. Nếu thời tiết ấm áp, tuổi cây còn trẻ, dinh dưỡng đầy đủ cây hồng có thể ra lộc sớm và nhiều đợt lộc trong năm. Do nhiệt độ tăng dần trong mùa xuân nên lộc sinh trưởng nhanh thành cành. Từ bắt đầu nảy lộc đến khi cành ngừng sinh trưởng gọi là một đợt cành. Tuỳ theo khả năng sinh trưởng, tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, một năm hồng có thể

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ra 2 - 3 đợt lộc là xuân, hè, thu. Phạm Văn Côn (2002) [14], [15], [16]; Vũ Công Hậu [23] [24], [25]; Trần Như Ý và cộng sự [18], [19]. Thường có các đợt cành sau:

- Cành xuân: Nảy mầm đồng loạt vào khoảng trung tuần tháng 2 đến tháng 3, trên cành thường có cả mầm hoa và mầm dinh dưỡng. Đối với những cây đã ra hoa kết quả thì trong đợt cành này thường có 3 loại cành: Cành sinh trưởng, cành mang hoa đực, cành mang hoa cái (cành quả). Phạm Văn Côn [14], [15], [16]:

+ Cành sinh trưởng: Là những cành không mang hoa, quả, chỉ mang lá làm nhiệm vụ tăng khối lượng cành, cây và tích luỹ dinh dưỡng nuôi hoa, quả.

+ Cành mang hoa đực: Thường là những cành nhỏ mọc từ gốc cành năm trước, sinh trưởng yếu nên cành ngắn, là nơi cung cấp phấn cho hoa nhờ côn trùng.

+ Cành mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính: Là những cành mang quả, phần lớn phát sinh ở phần trên gần ngọn của cành sinh trưởng năm trước chưa ra quả hoặc từ chồi nách thứ 1 - 2 của cành mẹ. Tỷ lệ giữa các loại cành trên và mối liên quan giữa chúng có ảnh hưởng tới năng suất. Một số nhà nghiên cứu cho biết nếu cắt tỉa cành đúng cách sẽ tạo ra được nhiều cành có sức sinh trưởng mạnh với độ dài cành 10 – 30 cm sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất quả năm sau, có thể gấp 2 lần so với năm trước. Phạm Văn Côn [14], [15], [16].

- Cành hè: Nảy mầm vào tháng 6 - 7.

- Cành thu: Nảy mầm vào tháng 8 - 9, đây là đợt cành làm cành mẹ cho đợt quả năm sau, do đó cần chú ý bồi dưỡng và chăm sóc. Theo K. Konishi, S. Iwhori, H. Kitagawa, T. Tykuma (1994) [43]: Những cành có chiều dài trên 40 cm có thể mang 3 - 4 quả cho mùa sau, cành có chiều dài trung bình 15- 40 cm có thể mang 2 quả và cành có chiều dưới 15cm có thể mang 1 quả đơn. Trên cây hồng, khả năng ra cành mới để lấp chỗ trống chậm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hơn các loại cây ăn quả khác, nhưng nếu có kỹ thuật tạo tán cây hồng vẫn có tán đẹp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện yên minh- tỉnh hà giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)