giống hồng không hạt tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất, phẩm chất giống hồng không hạt Yên Minh
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
Công thức 1: Cắt tỉa ngay sau khi thu hoạch (tỉa một lần) Công thức 2: Cắt tỉa thường xuyên
Công thức 3: Không cắt tỉa (làm đối chứng)
Đối tượng cắt tỉa: cành la, cành vượt, cành vô hiệu mọc ra từ thân chính. Thí nghiệm được tiến hành trên cây hồng 10 tuổi, bố trí theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả của Phạm Chí Thành 1995, mỗi công thức 3 cây, mỗi cây là một lần nhắc lại, các cây đồng đều về tình hình sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của phun GA3 kết hợp với một số phân bón dinh dƣỡng qua lá đến năng suất, chất lƣợng hồng không hạt Yên Minh.
Thí nghiệm gồm 4 công thức
Công thức 1: Chế phẩm GA3 40ppm + Chất dưỡng trái HQ-801 Công thức 2: Chế phẩm GA3 40ppm + Phân hữu cơ thiên nhiên (rong biển) Công thức 3: Phun chế phẩm GA3 40ppm + Phân bón lá Yogen Công thức 4: Không phun (làm đối chứng)
Phun 3 lần:
+ Lần 1: Trước hoa nở rộ 15 ngày. + Lần 2: Sau tàn hoa 30 ngày. + Lần 3: Sau lần 2 là 15 ngày.
Thí nghiệm được tiến hành trên cây hồng 10 tuổi, bố trí theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả của Phạm Chí Thành 1995, mỗi công thức 5 cây, các cây đồng đều về tình hình sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá phun cho hồng không hạt Yên Minh.
Thí nghiệm này được tiến hành với 6 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 3 cây. Những cây được chọn làm vật liệu bố trí thí nghiệm là những cây 10 năm tuổi, đã cho quả ổn định.
- Công thức 1: Không phun (đối chứng) - Công thức 2: Atonik
- Công thức 3: Phun chế phẩm GA3 40ppm. - Công thức 4: Phun phân bón lá Yogen.
- Công thức 5: Phun dung dịch GA3 40ppm. + phân bón lá Yogen. - Công thức 6 : Atonik + phân bón lá Yogen.
Công thức phun
- Phun vừa ướt tán lá, tương ứng với 1lít/10m2 diện tích tán lá. Phun 3 lần:
+ Lần 1: Trước hoa nở rộ 15 ngày. + Lần 2: Sau tàn hoa 30 ngày. + Lần 3: Sau lần 2 là 15 ngày.
=> phun vào ngày đẹp trời không mưa, nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
2.4. Chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu
2.4.1.Theo dõi đặc điểm sinh học của giống hồng Yên Minh
Chọn 9 cây trên vườn hồng 10 tuổi, sức sinh trưởng đồng đều nhân giống bằng phương pháp giâm rễ chia làm 3 lần nhắc lại để theo dõi theo các chỉ tiêu :
- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn, đơn vị tính (cm), đo 1 lần vào tháng 12 năm 2012, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình
- Đường kính tán: đo theo hướng Đông-Tây và Nam-Bắc, đơn vị tính (cm), đo 1 lần vào tháng 12 năm 2012, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình
- Chu vi gốc: đo cách mặt đất 20 cm, đơn vị tính (cm), đo 1 lần vào tháng 12 năm 2012, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình
- Số cành cấp 1, số cành cấp 2 (cành).
- Đặc điểm lá (màu sắc, dài, rộng, độ dày phiến lá, hình dạng lá...)
+ Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc:
- Số lộc trên cành theo dõi: đếm số lộc ra mỗi đợt rồi tính trung bình - Tỷ lệ cành của từng đợt lộc so với tổng số cành lộc trong năm
- Thời gian bắt đầu ra lộc: được tính từ khi có 5% số cành/cây bật lộc - Thời gian lộc ra rộ: được tính khi 50% số cành/cây bật lộc
- Thời gian kết thúc ra lộc: được tính khi trên 80% số lộc trên cây thành thục - Số lộc/cành. Định cành theo dõi, đếm tất cả số lộc có trên cành theo dõi - Chiều dài cành lộc: đo 15 ngày một lần sau khi lộc xuất hiện. - Đường kính lộc: đo cách gốc cành 1 cm khi cành lộc đã thành thục
2.4.2. Nghiên cứu các giai đoạn ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả
- Thời gian bắt đầu ra hoa, đậu quả. Tính từ khi có 5 % số hoa, quả xuất hiện - Thời kỳ nở hoa tập trung. Khi có 25-75% hoa nở
- Thời kỳ tàn hoa. Khi có >80% hoa rụng cánh - Theo dõi tỷ lệ các loại hoa (đực, cái, lưỡng tính) - Tỷ lệ cành mang hoa/tổng số cành
- Tỷ lệ cành mang quả/tổng số cành mang hoa - Số quả trung bình/1 cành quả
Tổng số quả đậu
Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100 Tổng số hoa cái và hoa lưỡng tính
- Động thái rụng hoa, rụng quả và tỷ lệ đậu quả. Đếm số quả đậu khi tàn hoa 15 ngày và đếm cho đến lúc thu hoạch
Số quả đậu (thu hoạch)
Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100 Tổng số quả hình thành
- Thời kỳ chín. Được tính khi có >20% số quả chín
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: đếm số quả/cây, tính khối lượng trung bình quả (g), đo đường kính, chiều cao quả (cm), dung lượng mẫu đo đếm 30 quả/lần nhắc lại. Tính năng suất (kg quả/cây)
2.4.3. Các chỉ tiêu về chất lượng quả
- Hàm lượng chất khô (%) được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.
- Đường tổng số (%) được xác định theo phương pháp Bertrand. - Caroten, (mg/100g) xác định theo phương pháp tilman.
-Axit tổng số (%), xác định bằng phương pháp chuẩn độ NaOH 0,1N. - Độ Brix (%), đo bằng Brix kế cầm tay.
- Hàm lượng tanin (%) : Theo phương pháp phân tích tanin của Levelthan.
2.4.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh
* Phương pháp điều tra:
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT).
* Đối tượng điều tra: - Sâu hại:
+ Sâu hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả): Điều tra 4 hướng x mỗi hướng 0 nh (lá, hoa, quả)/1 cây/điểm.
+ Sâu hại thân: 10 cây/điểm. - Bệnh hại:
+ Bệnh hại thân: 10 cây/điểm.
+ Bệnh hại cành: 4 hướng x mỗi hướng 1 cành/1 cây/điểm. - Sâu bệnh hại rễ: 1 hố (khu vực hình chiếu tán lá)/điểm. Tổng số sâu, điều tra - Mật độ dịch hại (con/cành) =
Tổng số cành điều tra
Tổng số sâu điều tra - Mật độ dịch hại (con/cây) =
Tổng số cây điều tra
Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá, cành, quả…) bị bệnh
- Tỷ lệ bệnh/tỷ lệ hại (%) =
Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá, cành, quả…) điều tra
- Chỉ số bệnh/chỉ số hại (%) = Nxn Nnxn x N x N x N1 1) ( 3 3) ( 5 5) ..( ) ( x 100 Trong đó: N1 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 1; N3 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 3; … Nn là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp n. N là tổng số (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) điều tra. n là cấp bệnh cao nhất (cấp 9).
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu và tính toán
Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp xử lý bằng phần mềm Excel. Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, số liệu được xử lý trên chương trình IRRISTAT để xác định sự sai khác giữa các công thức.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ở giống hồng Yên Minh
Mỗi giống khác nhau có đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển khác nhau. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây hồng cung cấp cho chúng ta những dẫn liệu quan trọng về khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển của giống đó. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu tác động các biện pháp kỹ thuật tiếp theo nhằm tăng năng suất chất lượng quả hồng.
3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây của giống hồng Yên Minh
Hình thái cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng giữ vai trò rất quan trọng trong thâm canh tăng năng suất và chất lượng quả hồng. Nghiên cứu đặc điểm hình thái giống hồng không hạt tại Yên Minh ta có kết quả tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái cây giống hồng Yên Minh
STT Chỉ tiêu Giống hồng Yên Minh
1 Cao cây (cm) 584,4
2 Chu vi gốc (cm) 13,8
3 Đường kính tán (cm) 280,0
4 Số cành cấp 1 10,6
5 Số cành cấp 2 22,3
Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái giống hồng không hạt 10 tuổi tại Yên Minh ta thấy. Hình thái thân cây hồng có dạng hình tháp, phân cành ít, tán rộng. Cụ thể như sau:
- Chiều cao cây trung bình 584,4 cm. Trong điều kiện trồng hồng tại Yên Minh người dân thường rất ít thực hiện các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa do vậy thân cây thường cao, cành phân bố lộn xộn.
- Chu vi gốc trung bình 13,8 cm. Thân cây có chu vi lớn giúp cây có thể mang được khối lượng quả lớn, đảm bảo giữ cây đứng yên trên đất.
- Đường kính tán cây hồng không hạt tại Yên Minh lớn 280 cm, do người dân không thường xuyên cắt tỉa do vậy tán cây hồng thường đan xen nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất vườn hồng.
- Số cành cấp 1 và cấp 2 của giống hồng không hạt tại Yên Minh nhiều (cành cấp 1 là 10,6; cành cấp 2 là 22,3) giúp cho bộ khung tán lớn có tác dụng tốt trong nâng cao năng suất vườn hồng.
3.1.2. Tỷ lệ các loại cành của giống hồng không hạt Yên Minh
Cành hàng năm ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng, phát triển của cây hồng. Cành xuân càng nhiều, càng to thì năng suất vườn hồng càng cao. Kết quả theo dõi các loại cành hồng Yên Minh thể hiện tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tỷ lệ các loại cành của giống hồng không hạt Yên Minh
Loại cành Số lƣợng cành (cành) Tỷ lệ (%)
Tổng số cành cả năm 151,47 100
Cành xuân 133,69 88,26
Cành hè 12,72 8,40
Cành thu 5,06 3,34
Qua bảng 3.2 ta thấy số lượng cành xuân là 133,69 cành (chiếm 88,26 % tổng số cành), cành hè là 12,72 cành (chiếm 8,40 % tổng số cành),
cành thu là 5,06 cành (chiếm 3,34% tổng số cành). Như vậy số lượng cành xuân chiếm gần 90% tổng số cành, chứng tỏ cây hồng đang sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc
Hàng năm cây hồng thường có 3 đợt lộc sinh trưởng đó là lộc xuân, lộc hè và lộc thu. Trong đó đợt lộc xuân là đợt lộc quan trọng nhất. Nếu đợt lộc xuân ra nhiều cành lộc to khỏe chứng tỏ cây đang sung sức. Đối với cây hồng lộc xuân là đợt lộc mang quả do vậy chất lượng và số lượng lộc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng quả hồng.
Bảng 3.3: Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong năm
Các đợt lộc Thời gian ra lộc (bắt đầu đến kết thúc) Tổng số lộc (lộc) Từ mọc đến thuần thục (ngày) Số lộc chết (lộc) Chiều dài lộc thuần thục (cm) Đ. kính lộc thuần thục (cm) Số lượng (%) Lộc xuân 15/2 – 12/3 133,7 26,8 1,0 0,7 15,3 0,3 Lộc hè 17/5 – 28/6 12,7 35,0 0,8 6,0 20,8 0,4 Lộc thu 25/7 – 28/8 5,1 27,4 0,2 3,8 12,8 0,3
Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy:
- Số lượng lộc xuân (133,7 lộc) có số lượng lớn gấp nhiều lần so với các đợt lộc hè (12,7 lộc) và lộc thu (5,1 lộc). Điều đó chứng tỏ cây hồng đang trong độ tuổi sung sức, năng suất vườn hồng sẽ cao.
- Thời gian từ mọc đến thuần thục của lộc xuân ngắn nhất (26,8 ngày), trong khi đó các đợt lộc hè (35 ngày), lộc thu (27,4 ngày). Lộc xuân là những cành mang hoa, mang quả do vậy thời gian thuần thục càng ngắn thì khả năng đậu quả càng cao, năng suất/cây cao.
- Các chỉ tiêu khác về sinh trưởng các đợt lộc như: số lộc chết, chiều dài lộc, đường kính lộc của các đợt lộc tương đương nhau.
3.1.4. Đặc điểm hình thái lá giống hồng không hạt Yên Minh
Lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng của cây, do vậy đặc điểm hình thái lá có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất vườn hồng. Đặc điểm hình thái lá của các giống hồng khác nhau là khác nhau. Đặc điểm hình thái lá giống hồng Yên Minh tại Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Đặc điểm hình thái lá giống hồng Yên Minh ở tuổi 10
Số TT Chỉ tiêu Giống hồng
Yên Minh
1 Chiều dài lá (cm) 12,4
2 Chiều rộng lá (cm) 5,3
3 Độ dày phiến lá (cm) 0,2
4 Màu sắc lá Xanh hơi nâu
5 Hình dạng lá Ô van
Qua bảng 3.4 cho thấy hầu hết các chỉ số về hình thái lá giống hồng không hạt Yên Minh lớn. Với chiều dài lá trung bình là 12,4 cm, chiều rộng lá là 5,3 cm và độ dày phiến lá là 0,2 cm. Lá có hình ô van, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông màu hơi nâu.
3.1.5. Đặc điểm ra hoa giống hồng không hạt Yên Minh
Cây hồng Yên Minh thường ra hoa sau khi xuất hiện lộc khoảng 01 tháng, sau đó khoảng 10 ngày thì hoa nở. Qua bảng 3.5 ta thấy cây hồng Yên Minh không có hoa đực, chủ yếu là hoa cái (chiếm 87,99% tổng số hoa).
Bảng 3.5: Tỷ lệ các loại hoa của giống hồng không hạt Yên Minh
STT Loại hoa Số lƣợng hoa
(hoa) Tỷ lệ (%)
1 Tổng số hoa 1.077,11 100,00
2 Hoa đực 0,00 0,00
3 Hoa cái 947,78 87,99
4 Hoa lưỡng tính 129,11 11,99
3.1.6. Đặc điểm hình thái quả hồng không hạt Yên Minh
Kết quả nghiên cứu cho thấy quả hồng Yên Minh có dạng hình tim hơi tròn, nổi múi nhọn ở gần cuống, không có hạt. Khi chín vỏ quả màu vàng có ánh xanh lục, dày, nhẵn nhưng kém bóng. Mặt cắt ngang có hình hoa thị 10 cánh đều nhau, màu hơi đỏ tương phản với màu thịt quả. Mặt cắt dọc thịt quả không có thớ, thịt quả mịn, gọt vỏ có nổi cát đường. Đặc điểm về hình thái quả hồng Yên Minh được thể hiện tại Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Đặc điểm hình thái quả hồng Yên Minh
Số TT Chỉ tiêu Giống hồng
Yên Minh
1 Chiều cao quả (cm) 6,5
2 đường kính quả (cm) 3,7
3 Số hạt/quả (hạt) 0,0
Qua Bảng 3.6 cho thấy: Chiều cao quả tương đối lớn (6,5 cm), đường kính quả 3,7 cm và đặc biệt không có hạt.
3.1.7. Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của giống hồng không hạt Yên Minh giống hồng không hạt Yên Minh
- Dạng thân cây hồng Yên Minh là dạng hình tháp, sinh trưởng tốt. - Mỗi năm cây hồng Yên Minh có 3 đợt lộc đó là lộc xuân, lộc hè và lộc thu. Trong đó lộc xuân có số lượng nhiều nhất và quan trọng nhất.
- Hồng Yên Minh chỉ có 2 loại hoa đó là hoa cái và hoa lưỡng tính.
3.1.8. Các chỉ tiêu về thành phần sâu, bệnh hại chính đối với cây hồng Yên Minh
3.1.8.1. Về sâu hại
Kết quả điều tra thành phần sâu hại chính trên cây hồng Yên Minh đã thu thập được 07 loài gây hại. Trong đó có 6 loài côn trùng và 1 loài nhện. Cụ thể như sau:
Bảng 3.7 : Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại
STT
Tên sâu hại
TG XH và gây hại Bộ phận bị hại MĐ phổ biến Tên Việt
Nam Tên khoa học
1 Bọ xít xanh N. viridula
Linaeus T5 – 7 Lá +
2 Ve sầu bướm Lawana sp. T 3 - 5 Cành +
3 Rệp sáp P. citri
Risso T 2 - 10 Tai quả +
4 Mọt đục gốc thân Xylebolus sp Quanh năm Thân, gốc +++ 5 Sâu kèn Cryptothelea sp. T 3 – 5 Lá ++ 6 Nhện đỏ Tetranychus sp. T 4 – 6 Lá ++ 7 Bọ trĩ Heliothrips sp. T3 – 4 Lá ++ Ghi chú: +: Tần xuất bắt gặp < 10%; ++: Tần xuất bắt gặp 10-20%; +++: Tần xuất bắt gặp > 20%.
Nhìn chung cây hồng không hạt trồng tại Yên Minh có thành phần sâu bệnh hại ít, mức độ gây hại không cao. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy hầu hết người dân rất ít sử dụng các biện pháp phòng trừ hóa học. Chủ