Nhiệt độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện yên minh- tỉnh hà giang (Trang 40)

Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Căn cứ vào sự phân bố của cây hồng ở trong nước và trên thế giới, ta thấy hồng là cây trồng ưa loại khí hậu ôn và á nhiệt đới, không chịu được nhiệt độ quá thấp, càng không chịu được nhiệt độ quá cao [22], [26], [13], [15], [16]. Cây hồng không bao giờ vượt qua các vĩ tuyến 40 - 42o, dù trồng ở chỗ thấp. Đó là vì nếu nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vượt quá - 20oC đến - 22o

C thì cây hồng mặc dù trút hết lá, bước vào giai đoạn nghỉ đông cũng vẫn bị chết giá [15], [16]. Trong suốt quá trình sinh trưởng, ở mỗi thời kỳ cây hồng yêu cầu những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ sinh trưởng cây hồng yêu cầu nhiệt độ tương đối cao từ 20 - 30oC, nhiệt độ tối thấp là 20 - 26o

C. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, cây hồng cần nhiệt độ thấp khoảng 10oC (Phạm Văn Côn [14], [15], [16]; Vũ Công Hậu [24], [25]; Trần Thế Tục [20]; Bird. R. (1991) [29]; Dirr, M.A. và cộng sự (1987) [32]). Theo Voronxov và G. Steiman (1982) thì cây hồng sinh trưởng, phát triển và nảy lộc ổn định trong điều kiện nhiệt độ ngày đêm > 10oC. Nhiệt độ ra nụ tốt nhất là 16oC, nhiệt độ cho cành sinh trưởng tốt nhất là 17 - 19oC, nở hoa tốt nhất là 20 - 22oC. Theo nghiên cứu của Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim và nhiều tác giả khác, để thuận lợi cho thời kỳ phân hoá mầm hoa cây hồng cần có nhiệt độ 8 - 11oC trong khoảng thời

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gian 886 giờ [13], [14], [15], [24], [25], [1], [2]. Nhiệt độ cho phát triển quả thuận lợi là 25 - 27oC. Biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm cao sẽ làm cho quả ngọt, phẩm chất quả khá, mã quả đẹp. Theo các tác giả Hong S. K. và cộng sự (1980) [37]; Leng P và các cộng sự (1993) [43]; Nakagawa Y và cộng sự (1969) [46]: Cây hồng yêu cầu nhiệt độ thấp vào mùa đông để ngủ nghỉ nhưng với chồi non và mầm hoa thì rất mẫn cảm với nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ thấp vào thời kỳ nảy lộc và phân hoá mầm hoa sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả thu hoạch. Theo các tác giả Ashworth E. N. và cộng sự (1991) [28]: Chồi hoa ngừng phân hoá khi lá rụng vào mùa thu và phát triển trở lại vào mùa xuân, khi nhiệt độ ấm dần lên.

Ở Việt Nam cây hồng không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nhưng nhiệt độ cao lại là yếu tố hạn chế. Vì ở vùng có nhiệt độ cao, cây hồng sinh trưởng quanh năm, không rụng lá và không có thời gian ngủ nghỉ. Khi nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đông không đạt mức độ thấp nhất định, cây hồng không nghỉ đông sẽ không ra lộc, ra hoa bình thường được. Theo kinh nghiệm năm nào mùa đông lạnh nhiều thì hồng ra nhiều hoa. Những nghiên cứu về khả năng thích ứng của cây hồng với nhiệt độ cho thấy cây hồng có phổ thích ứng khá rộng với điều kiện bất thuận của nhiệt độ. Khi nhiệt độ lên trên 40oC, ở trong bóng râm nếu có điều kiện tưới nước đầy đủ thì cây hồng vẫn có thể sống nhưng ở nhiệt độ cao chất lượng quả giảm hẳn, quả chín không đều và bị rụng sớm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện yên minh- tỉnh hà giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)