Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện yên minh- tỉnh hà giang (Trang 25)

Ở Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc và xuất xứ của cây hồng, tuy nhiên hiện nay hồng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và vùng cao của miền Nam như Đà Lạt. Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim (1972) [27] cây hồng được trồng từ rất lâu đời ở Việt Nam. Đây là một trong những cây ăn quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái, năng suất cao và ổn định, chất lượng quả tốt, hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với khẩu vị của người phương đông. Tổ chức FAO năm 2004 đã thống kê và cho thấy: Tính từ Thừa Thiên Huế trở ra, Việt Nam có 4.125 ha hồng các loại và mỗi vùng có những giống đặc sản riêng, sản lượng khoảng 8.978 tấn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng hồng ở miền Bắc Việt Nam năm 2004

TT Tỉnh Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Hà Nội 2 4 2 Hải Phòng 117 297 3 Vĩnh Phúc 71 576 4 Hà Tây 30 225 5 Hà Nam 12 28 6 Nam Định 8 60 7 Hà Giang 95 105 8 Cao Bằng 43 144 9 Lào Cai 43 111 10 Bắc Kạn 100 190 11 Lạng Sơn 628 1.635 12 Tuyên Quang 40 100 13 Yên Bái 418 1.306 14 Thái Nguyên 373 697 15 Bắc Giang 1.093 1.590 16 Lai Châu 3 15 17 Hoà Bình 534 1.099 18 Thanh Hoá 5 15 19 Nghệ An 221 186 20 Hà Tĩnh 229 595

21 Thừa Thiên Huế 12 24

Tổng số 4.125 8.978

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn một số tỉnh cho thấy diện tích hồng ở một số tỉnh năm 2004, như sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.4: Diện tích hồng của một số tỉnh năm 2004

TT Tên tỉnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Bắc Giang 1.093,0 18,20 2 Hoà Bình 534,0 8,90 3 Lạng Sơn 525,0 8,73 4 Yên Bái 481,0 8,00 5 Thái Nguyên 1565,0 26,04 6 Bắc Kạn 103,8 1,73 7 Lâm Đồng 700,0 11,65 8 Các tỉnh khác 1.007,0 16,75 Tổng 4.827,7 100,0

Bảng 1.5: Diện tích và vùng trồng phổ biến các giống hồng

TT Tên giống Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Nơi trồng chủ yếu

1 Thạch Thất 1.656,0 34,30 Hoà Bình, Thái Nguyên

2 Nhân hậu 1.780,0 36,87 Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh 3 Lạng Sơn 827,0 17,13 Thái Nguyên, Tuyên Quang 4 Việt Cường 450,0 9,23 Lạng Sơn, Bắc kạn, Cao Bằng 5 Không hạt Bắc Kạn 114,7 2,38 Bắc Kạn

Tổng 4.827,7 100

Nguồn: Giáo trình cây ăn quả [18]

Trần Như Ý, Nguyễn Đức Lương, Hoàng Ngọc Đường, Đào Thanh Vân [18] đã điều tra vùng Đông Bắc Việt Bắc và thu thập được 25 mẫu giống hồng khác nhau, phân làm 2 nhóm: Nhóm chín sớm (tháng 9 - 10) và nhóm chín muộn (tháng 12 - 1). Trong mỗi nhóm lại chia thành 2 nhóm phụ là hồng giấm và hồng ngâm. Nhiều tác giả điều tra, nghiên cứu về cây hồng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đều thống nhất ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các vùng trồng hồng và mỗi vùng đều có những giống hồng ngon và nổi tiếng (Phạm Văn Côn, 1995 [13]; Vũ Công Hậu, 1980 [23]; Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình, 2003 [3]). Theo Phạm Văn Côn (2004) [16] ở Việt Nam hiện có các vùng trồng hồng chính sau:

* Vùng Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng:

Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm ở Nam Tây Nguyên, độ cao trung bình 1.500 m so với mặt nước biển và được bao quanh bởi các dãy núi cao, nên tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thì khí hậu Đà Lạt vẫn mang những nét riêng của vùng cao: nhiệt độ thấp, tương đối ôn hoà, thích hợp với các loại cây trồng á nhiệt đới.

- Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 17,5 - 18,2oC. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 3,9oC.

- Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu giữa tháng 4 đến tháng 5, thường kết thúc vào giữa tháng 10 hoặc giữa tháng 11. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.755 mm. Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa hàng năm.

- Độ ẩm không khí: Trong mùa mưa độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%. Thời kì ẩm nhất trong năm vào các tháng 7, 8, 9 có độ ẩm trung bình 90 - 92%. Vào mùa khô ẩm độ không khí giảm xuống dưới 80%. Dưới đây là một số giống hồng tốt được trồng phổ biến:

+ Hồng trứng lốc: Quả hình trứng, cân đối, khi chín vỏ quả màu hồng, bóng láng. Năng suất rất cao, có khả năng chống chịu tốt đối với sâu bệnh. Quả chín rất ngọt, giòn, dẻo, năng suất từ năm thứ 5 trở đi có thể đạt 5 - 6 tạ/cây, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8. Đây là một trong những giống hồng được ưa chuộng nhất hiện nay.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Hồng trứng muộn: Quả hình trứng, khi chín vỏ quả màu hồng, bóng. Năng suất cao, chống chịu tốt. Chất lượng không bằng hồng trứng lốc nhưng chín muộn hơn, thường thu hoạch vào tháng 10 - 11.

+ Hồng Pome tròn:Quả tròn to rất đẹp, khi chín có màu đỏ son. Năng suất tương đối cao, phẩm chất tốt. Mùa thu hoạch hàng năm vào tháng 9 - 10.

+ Hồng chén: Quả lớn hơi dẹt về phía cuống, phẩm chất tốt, được người tiêu dùng ưu chuộng. Thu hoạch hàng năm vào tháng 9 - 10.

+ Hồng ăn liền: Quả tròn dẹt, khi chín màu vàng đỏ, có thể ăn ngay khi quả ở trạng thái cứng, giòn, ngọt và không có hạt. Quả nặng 200 - 250g. + Hồng Nhật: Chất lượng quả không được ngon lắm, nhiều nước và khó vận chuyển đi xa. Tuy nhiên năng suất cao, nên thường được sấy khô để tiêu thụ. Thu hoạch hàng năm vào tháng 10 - 11.

Ngoài các giống kể trên, ở Đà Lạt còn có các giống khác như: Hồng quế hương, hồng gạch, hồng son, hồng hoả tiễn, hồng giòn, hồng Lạng Sơn, hồng xà, hồng nước… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Vùng Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Thạch Hà nằm về phía Tây thị xã Hà Tĩnh. Thạch Hà có lượng mưa bình quân năm là 2.544 mm, nhiệt độ trung bình 23,8oC, độ ẩm không khí trung bình 83,8%. Chỉ có hai giống được trồng phổ biến sau:

+ Hồng vuông không hạt: Quả hình vuông có khía sâu dọc quả. Vỏ quả hơi dày, bóng dễ bóc, vỏ khi chín có màu đỏ vàng, ít xơ, thịt quả có màu đỏ hồng.

+ Hồng tròn: Quả hình tròn, đỉnh quả tròn, vỏ dày và bóng khi chín có màu vàng, thịt quả có màu vàng nhạt, không có xơ, ăn ngọt.

* Vùng Nam Đàn tỉnh Nghệ An:

Nam Đàn là một huyện nửa đồng bằng nửa đồi núi, nằm phụ cận thành phố Vinh, lượng mưa bình quân trong năm là 1.928mm, nhiệt độ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung bình 23,3oC, độ ẩm không khí trung bình 86%, số giờ nắng 1.637 giờ. Thành phần giống hồng khá phong phú, bao gồm một số giống sau đây:

+ Hồng cậy vuông: Quả hình vuông, đỉnh quả bằng hoặc hơi lõm. Khi chín vỏ quả màu đỏ, vỏ mỏng giòn, có ít phấn ở gần cuống quả. Tai quả nhỏ, vểnh lên, gốc quả lõm ít, thịt quả có màu đỏ.

+ Hồng nứa: Quả hình trụ dài, đỉnh quả bằng, khi chín có màu đỏ, vỏ quả không bóng. Phần trên quả (gần tai) có rãnh dọc. Thịt quả màu vàng, ít xơ. Tai quả to và vểnh lên

+ Hồng tiên: Quả to, đỉnh quả lõm, nhìn theo dọc quả thì hơi vuông, nhưng nhìn chiều ngang thì dài. Quả khi chín có màu đỏ, vỏ quả dày, trơn, vỏ quả không có vân, có ít phấn ở đỉnh quả. Gốc quả lõm sâu, to và cong lên.

+ Hồng tròn dài: Quả mọc thành chùm từ 1 - 3 quả, khi chín có màu đỏ, không có hạt. Quả hình tròn dài, chóp quả bằng, vỏ quả dày, trơn, hơi có khía, gốc quả lõm, tai quả cong lên, thịt quả màu đỏ.

+ Hồng gáo: Quả có dạng quả tim, vai quả to, dưới thắt lại, trôn quả nhọn, tai ôm vào quả, vỏ quả màu vàng bóng.

+ Hồng chuột: Quả có dạng tròn dài, vai quả phình ra, dưới thắt lại, trôn quả tròn, tai quả cong lên, vỏ quả màu vàng bóng.

* Tỉnh Thừa Thiên Huế

Khí hậu Thừa Thiên Huế chia làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa ẩm từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên thường rất lạnh. Mưa dầm từ tháng 9 đến tháng 12, thường xảy ra lụt ngập trong thời gian ngắn, mỗi lần ngập từ 1 - 2 ngày ở những vùng đất thấp. Hàng năm có 1 - 2 trận lụt ngập. Lượng mưa cao nhất vào tháng 10 tới 740 mm.

- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, thường có gió tây - nam làm cho không khí càng khô nóng. Hàng năm có khoảng 10 ngày có gió tây

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- nam thổi về với cường độ khác nhau. Nhiệt độ bình quân năm 24,1 - 25,2oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ chỉ xấp xỉ 20oC. Nhiệt độ tối thấp xuống 5,8oC ở phía Bắc và 9,3oC ở phía Nam và tại thành phố Huế là 8,8oC. Với nhiệt độ này cây hồng có thể rụng hết lá đảm bảo thời gian ngủ nghỉ mùa đông. Các giống hồng ở đây đều được di thực từ các tỉnh phía Bắc vào và từ Đà Lạt ra.

+ Hồng vuông Huế: Được trồng tại thành phố Huế và vùng đồi phía tây Bắc của thành phố. Quả hình vuông dài, vai quả rộng và thóp dần về phía dưới. Trôn quả tương đối phẳng, có thể dựng đứng quả được. Khi chín vỏ quả có màu đỏ, thịt quả dẻo, ngọt, không có hạt.

* Vùng Lý Nhân tỉnh Hà Nam

Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Lý Nhân có diện tích đất toàn bộ chạy dọc theo sông Hồng tương đối cao, thích hợp cho cây ăn quả. Khí hậu thời tiết của vùng có 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 11, đây là những tháng có lượng mưa rất lớn, cao nhất là tháng 7, tháng 8. Lượng mưa trung bình là 1.751mm. Cùng với mưa, những tháng này cũng là tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình là 23,7oC. Độ ẩm trung bình là 85%.

- Mùa khô từ trung tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 5 năm sau. Lượng mưa trong những tháng này không đáng kể, đây cũng chính là mùa hanh khô và lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 18,2oC, tháng lạnh nhất 14,8oC, độ ẩm không khí thấp, trung bình 70%. Số giờ nắng trong năm là 1.437 giờ. Cây hồng ở đây chủ yếu được trồng ở 2 xã Hoà Hậu và Văn Lý, mỗi xã có giống riêng mang tính đặc sản:

+ Hồng Nhân Hậu: Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ thắm. Vỏ quả mỏng, thịt quả dẻo, ít hạt. Thường chín vào trung tuần tháng 8 âm lịch.

+ Hồng Văn Lý: Quả hình trụ, trôn quả tròn, khi chín có màu đỏ vàng, không hạt. Chín vào dịp giáp tết âm lịch.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Vùng Thạch Thất tỉnh Hà Tây cũ

Huyện Thạch Thất nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hà Tây cũ là vùng chuyển tiếp từ đồng bằng và vùng núi cao Ba Vì. Do đó địa hình toàn huyện thấp dần từ tây - nam sang đông - bắc. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 27,3oC và cao nhất vào tháng 7 là 28,6oC, ẩm độ trung bình 83,89%. Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm cao là 23,3oC. Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm (1.554 – 1.780 mm), tháng 8 có lượng mưa cao nhất là 348 mm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 19,3oC, tháng 1 lạnh nhất là 16oC, ẩm độ trung bình là 83,8%, thấp nhất là 80 % vào tháng 11. Vùng Thạch Thất chỉ trồng một giống hồng duy nhất có nguồn gốc từ Yên Thôn nên người ta còn gọi là hồng Yên Thôn, nay được trồng ra khắp nơi trên các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình tròn hoặc ô van. Lá lớn hình bầu dục màu xanh đậm, mặt trên lá bóng, phản quang, mặt dưới có lông tơ màu nâu vàng. Quả hình trụ, trôn quả hơi lồi, khi chín có màu đỏ vàng. Thịt quả nát (nhiều nước), thường chín vào tháng 11 - 12.

* Vùng Vĩnh Phú

Là vùng trung du, địa hình khá phức tạp với hơn nửa diện tích là đồi núi, có 3 sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Khí hậu Vĩnh Phú vừa mang đặc điểm chung của khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang đặc điểm khí hậu chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng rừng núi Tây Bắc. Nhiệt độ bình quân trong năm 22,4 - 23,6oC. Nhiệt độ tối cao 34,4 - 40,3oC. Nhiệt độ tối thấp là 1,7 - 3,7oC. Số ngày có nhiệt độ thấp dưới 10oC là 9 - 15 ngày. Vùng này có khá nhiều giống bản địa.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Hồng Hạc Trì: Quả hình trụ, trôn quả hơi tù, có 4 cạnh rõ rệt. Trọng lượng quả 100 - 150g, không hạt, Khi chín vỏ có màu vàng đỏ, thịt màu vàng, ăn giòn, có cát, chín vào tháng 9 (thường thu hoạch đồng loạt vào trước 15/8 âm lịch, để ngâm sau 2 - 3 ngày là ăn được).

+ Hồng Tiến: Quả hình trụ vuông, trên và dưới quả đều bằng. Quả nặng 120 - 160g, không có hạt hoặc có 1 - 2 hạt bé dẹt. Vỏ quả nhẵn đẹp, khi chín quả có màu đỏ hồng, thịt quả màu đỏ. Giấm 3 ngày thì chín, nếu để chín trên cây vẫn ăn được. Chín vào tháng 10.

+ Hồng trạch: Quả hình trụ tròn, trôn quả lồi. Có 1 - 2 hạt, ít khi có 3 hạt. Khi chín vỏ quả màu đỏ vàng, thịt quả màu đỏ hồng, giấm 4 ngày thì chín. Thường chín vào đầu tháng 9.

+ Hồng ngâm quả hình trứng: Quả hình trứng, có 1 - 3 hạt dài và dày. Khi chín vỏ quả màu vàng, thịt quả màu vàng nhạt. Ngâm khoảng 3 ngày thì ăn được. Chín vào tháng 9.

+ Hồng ngâm quả hình trụ dài: Quả hình trụ dài, có 1 - 2 hạt, có quả không hạt. Khi chín quả có màu vàng không đều, phía tai quả xanh, phía trôn quả vàng. Chín vào tháng 9.

* Vùng Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn

Huyện Cao Lộc nằm về phía Bắc tỉnh Lạng Sơn. Nhiệt độ trung bình năm 21,2oC, biên độ nhiệt độ ngày đêm dao động 6,3o

C (vào tháng 3) và 9,1oC (vào tháng 11, có năm mùa đông nhiệt độ trong vùng xuống dưới 0o

C nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Lượng mưa bình quân năm 1.392 mm. Tất cả các tháng trong năm đều có mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 9. Lượng mưa trong 5 tháng mùa mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trong năm bình quân 80%. Mùa hanh khô từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, có ngày độ ẩm xuống 50% cộng với nhiệt độ thấp khiến cho cây hồng rụng lá triệt để. Ở vùng này có nhiều giống hồng và có giống hồng nổi

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiếng từ lâu, đó là: Hồng ngâm không hạt: Quả hình tròn dài. Khi chín vỏ quả màu vàng đất, ăn giòn, ngọt. Thường chín vào rằm tháng 8 âm lịch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện yên minh- tỉnh hà giang (Trang 25)