Phân tích nhóm chức hoạt động dựa vào phổ hồng ngoại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe (III), Cr (VI) của các vật liệu đá ong biến tính và thử nghiệm xử lý môi trường (Trang 43)

Để nhận biết các nhóm chức được gắn lên bề mặt vật liệu chúng tôi tiến hành chụp phổ hồng ngoại các mẫu vật liệu trong vùng 400 – 4000 cm-1 trên máy đo phổ hồng ngoại FT-IR Perkin Elmer tại Khoa Hóa học – Trường ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội.

Hình ảnh chi tiết phổ hồng ngoại của các mẫu vật liệu được liệt kê ở phần phụ lục phổ hồng ngoại.

Qua phân tích phổ hồng ngoại của đá ong tự nhiên, quặng apatit và một số vật liệu đá ong biến tính. Chúng tôi thấy:

+ Phổ hồng ngoại của các mẫu đá ong biến tính không có sự khác biệt lớn nhưng rất khác so với phổ hồng ngoại của đá ong tự nhiên và quặng apatit tự nhiên.

+ Các cực đại hấp thụ mạnh và nhọn ở 1032,36cm-1; 10008,03cm-1 của đá ong tự nhiên đặc trưng cho các liên kết hóa trị Si-O-Si, tuy nhiên trong đá ong biến tính xuất hiện cực đại hấp thụ mạnh và rộng ở 1031cm-1 đặc trưng cho liên kết hóa trị P-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

O-H. Mặt khác phổ hồng ngoại của đá ong biến tính xuất hiện cực đại chân rộng ở bước sóng 3434cm-1

đặc trưng cho các tâm axit yếu của nhóm Si-OH. Cực đại hấp thụ ở 1634cm-1 của đá ong biến tính đặc trưng cho liên kết biến dạng O-H của H2O kết tinh, điều đó cho thấy sự tồn tại của các tinh thể kết tinh trong đá ong biến tính.

Việc phân tích phổ hồng ngoại cho thấy quá trình biến tính đã làm thay đổi các nhóm chức bề mặt của đá ong tự nhiên, có thể đã làm xuất hiện các tâm hoạt động như PO43-

và SiO32- trên bề mặt của đá ong biến tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe (III), Cr (VI) của các vật liệu đá ong biến tính và thử nghiệm xử lý môi trường (Trang 43)