Phương pháp phân tích nhiệt được sử dụng để nghiên cứu những biến đổi cấu trúc và các tính chất hóa lí của vật liệu. Những biến đổi này thường kèm theo sự thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt. Dựa vào hiệu ứng nhiệt có thể xác định được hàm lượng nước hấp phụ và hàm lượng nước trong cấu trúc, sự chuyển pha của các chất trong vật liệu. Giản đồ phân tích nhiệt của các mẫu được xác định trên hệ thống máy phân tích nhiệt (Phòng thí nghiệm Hóa lí – Khoa Hóa học Trường ĐHSP Hà Nội) trong khoảng nhiệt độ từ 10 – 6000
C.
Hình ảnh chi tiết phân tích nhiệt của các mẫu vật liệu được liệt kê ở phần phụ lục phân tích nhiệt.
Giản đồ TGA của quặng apatit có sự khác biệt so với vật liệu M1, M3 và M6. Giản đồ M1có cực tiểu ở 89,970C. Ở nhiệt độ này trọng lượng chất hấp phụ giảm là 6,85%. Giản đồ M3 và M6 có hình dạng khá giống nhau, trên giản đồ M3 xuất hiện cực tiểu (thể hiện sự thu nhiệt) ở 49,550C. Hiệu ứng thu nhiệt này ứng với quá trình tách nước vật lí trên bề mặt của vật liệu. Ở nhiệt độ này trọng lượng của chất hấp phụ giảm 9,07% thể hiện trên đường TGA.Trên giản đồ M6 xuất hiện cực tiểu (thể hiện sự thu nhiệt) ở 48,760C. Hiệu ứng thu nhiệt này ứng với quá trình tách nước vật lí trên bề mặt của vật liệu. Ở nhiệt độ này trọng lượng của chất hấp phụ giảm 8,97% thể hiện trên đường TGA. Còn với quặng apatit tự nhiên gần như không xảy ra sự tách nước.
Như vậy mẫu vật liệu M1 được chế tạo từ đá ong có thành phần đất hiếm là Ce xuất hiện ở hiệu ứng nhiệt cao hơn so với mẫu vật liệu đá ong biến tính có thêm quặng apatit (vật liệu M3). Với mục đích gắn các tâm hoạt động lên trên bề mặt vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
liệu nên chúng tôi chỉ tiến hành sấy các mẫu vật liệu ở 1100C.