2.6.MỘT SỐ TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG VIỆC CẢI THIỆN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 70 - 73)

TIỀM LỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT

2.6.MỘT SỐ TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG VIỆC CẢI THIỆN NĂNG LỰC

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG VIỆC CẢI THIỆN NĂNG LỰC CẠNH TRANH:

Ngoài những hạn chế đã được đề cấp ở trên, Agribank cũng đã có những nỗ lực tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực, biến những nguồn lực nội tại thành ưu thế trong cuộc cạnh tranh giành giật thị phần, giành giật khách hàng với các ngân hàng thương mại khác trên thị trường. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của Agribank còn gặp phải những trở ngại sau:

Thứ nhất, hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực

ngân hàng chưa thật sự hoàn thiện, thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, dẫn đến việc một số ngân hàng tận dụng để gây nhiễu loạn trên thị trường; lãi suất, tỷ giá hối đoái biến động bất thường ở những thời điểm cuối năm là minh chứng xác đáng nhất.

Thứ hai, Agribank thường xuyên phải thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ

về cho vay theo chỉ định, phần lớn nguồn vốn sử dụng để cho vay theo chỉ định là nguồn vốn huy động; việc phải cung ứng vốn cho vay theo chỉ định với số lượng lớn và cấp thiết đã gây không ít khó khăn cho Agribank trong việc cân đối nguồn vốn để đầu tư, cũng như duy trì sự ổn định về tài chính.

Thứ ba, việc kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa

bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng ở những khu vực này chưa hoàn chỉnh do lực lượng thanh tra viên quá mỏng, trong khi mật độ bố trí mạng lưới của các ngân hàng thương mại quá dày và ngày càng gia tăng.

Những hạn chế và trở ngại kể trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Agribank trong thời gian vừa qua. Có thể thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu chính là Agribank do chưa thể phát huy hết những nguồn lực thực sự của mình. Chính vì vậy, một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Agribank nhất thiết phải nỗ lực cải thiện, khắc phục những điểm yếu để từng bước nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, để có thể phát triển bền vững trong điều kiện kinh doanh ngày càng nhiều những khó khăn và thách thức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn đã giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank trong thời gian vừa qua.

Cũng ở chương này, luận văn cũng nêu lên những hạn chế về năng lực cạnh tranh của Agribank - những vấn đề mà tác giả cho là “những vấn đề cấp thiết” mà Agribbank phải nhận diện và giải quyết thỏa đáng. Đồng thời, phân tích nguyên

nhân dẫn đến hạn chế để trên cơ sở đó khuyến nghị một số giải pháp khắc phục ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 70 - 73)