2.3.ĐÁNH GIÁ TIỀM LỰC VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 47 - 59)

TIỀM LỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT

2.3.ĐÁNH GIÁ TIỀM LỰC VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM:

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM:

2.3.1.Về năng lực tài chính:

Hiện Agribank là ngân hàng thương mại có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu thuộc loại lớn nhất trong những ngân hàng đang kinh doanh tại Việt Nam, tổng tài sản của Agribank tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Nhìn chung, họ là ngân

hàng có tiềm lực tài chính khá mạnh nếu so với các ngân hàng trong nước. Điều đó cũng đã tạo cho Agribank một chút lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới ứng dụng công nghệ theo hướng hiện đại, tạo dựng thương hiệu trên thị trường. Dù những năm gần đây gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhưng Agribank vẫn là một trong những ngân hàng thương mại Việt Nam có tiềm lực tài chính hùng hậu nhất. Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam như sau:

Bảng 2.11: Tổng tài sản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam:

Đơn vị: tỷ đồng

Thứ

tự Tên ngân hàng 2007 Tổng tài sản2008 2009

(1) (2) (3) (4) (5) 1 AGRIBANK 321.444 396.993 470.000 2 BIDV 201.328 243.867 300.000 3 VIETTINBANK 168.000 196.560 243.734 4 VIETCOMBANK 197.408 221.950 255.496 5 ACB 85.391 105.306 171.957 6 TECHCOMBANK 39.542 59.360 93.140

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Agribank 2007-2009)[22]

Tuy nhiên, sẽ hết sức phiến diện nếu chỉ căn cứ vào tổng tài sản và vốn chủ sở hữu để đánh giá rằng năng lực tài chính của Agribank mạnh hơn các ngân hàng khác. Vấn đề nằm ở chỗ, trong khối tài sản khổng lồ đó, tài sản sinh lời là bao nhiêu, khả năng sinh lời của tài sản cao hay thấp, mức độ rủi ro ra sao, khả năng quản lý và khai thác tài sản như thế nào? Dĩ nhiên, câu trả lời cuối cùng và có tính thuyết phục nhất nằm ở lợi nhuận thuần đạt được hàng năm. Có thể xem thêm kết quả kinh doanh của Agribank những năm gầy đây qua bảng 2.12:

Bảng 2.12: Kết quả kinh doanh của Agribank giai đoạn 2006-2009:

Đơn vị: tỷ đồng

Thứ

tự Chỉ tiêu 2006 2007Năm2008 2009

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Lợi nhuận thuần trong năm 1.107 4.515 2.124 1.776 2 Lợi nhuận để lại vào cuối năm

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Agribank từ 2006-2009)[22]

Xu hướng lợi nhuận giảm sút liên tục trong những năm gần đây cho thấy rằng, Agribank vẫn chưa thể duy trì được một cách hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vài vấn đề bất ổn đã xuất hiện trong hoạt động của các chi nhánh và một số công ty con đã khiến cho Agribank phát sinh khoản lỗ lũy kế cuối năm 2009. Đó liệu có phải là dấu hiệu báo trước sự suy giảm năng lực tài chính của Agribank? Các chỉ số tài chính cơ bản của Agribank như sau:

Bảng 2.13: Các chỉ số tài chính cơ bản của Agribank

Đơn vị: %

Thứ

tự Chỉ tiêu 2006 2007Năm2008 2009

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Hệ số an toàn vốn (CAR - Capital

Adequacy Ratio) 4,90 5,44 5,56 5,67

2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

(ROE-Return on Equity) 10,67 29,62 12,06 8,01

3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA

- Return on Assets) 0,45 1,41 0,54 0,38

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Agribank từ 2006-2009)[22]

Có thể thấy rằng, hệ số an toàn vốn của Agribank là rất thấp so với thông lệ quốc tế; trong khi, tiêu chuẩn Basel I do Ủy ban giám sát ngân hàng Basel ban hành là 8%, Basel II là 12%. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng không cao và biến động lớn, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản quá thấp. Điều đó cho thấy rằng, Agribank vẫn chưa khai thác có hiệu quả tài sản có để sinh lời. Hãy thử một phép so sánh nhỏ về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của Agribank với Vietcombank, chúng ta sẽ thấy ngay sự yếu thế của Agribank ở khả năng này: ROA của Vietcombank giai đoạn 2006-2009 bình quân khoảng 1,34% (nguồn: báo cáo thường niên năm 2008 của Vietcombank), trong khi con số này với Agribank chỉ là

0,69%, Vì thế, Agribank cũng cần phải có những động thái cần thiết để gia tăng khả năng sinh lời, củng cố và khẳng định sức mạnh tài chính, đảm bảo tài chính cho việc xây dựng và triển khai các chiến lược trong tương lai.

Mạng lưới hoạt động trong nước là thế mạnh không thể phủ nhận của Agribank; đến cuối năm 2009, Agribank có hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc. Nhờ hệ thống mạng lưới rộng khắp này, Agribank gần như độc chiếm thị phần huy động vốn, cho vay, dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối ở những vùng nông thôn xa xôi, nơi mà các ngân hàng thương mại khác - đối thủ cạnh tranh của họ chưa thể vươn tới được.

Trên thực tế, lợi thế này của Agribank còn có thể duy trì một khoảng thời gian khá dài trong tương lai, khi mà tiềm lực của các ngân hàng thương mại trong nước chưa thể cho phép họ khai phá thị trường nông thôn đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro này, và các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực hùng hậu sẽ còn mất một thời gian dài để nghiên cứu thị trường Việt Nam nói chung và thị trường nông thôn Việt Nam nói riêng. Đồng thời, Agribank cũng sẽ quyết giữ lợi thế này đến thời gian lâu nhất có thể, vần đề là, họ sẽ làm thế nào để duy trì lợi thế và duy trì được đến khi nào. Ở một góc độ khác, có thể thấy rằng, ngoài việc có được lợi thế về hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ, thì mạng lưới hoạt động quá lớn của Agribank cũng sẽ gây không ít khó khăn cho chính họ khi tổ chức hoạt động, triển khai ứng dụng công nghệ, bố trí phù hợp lao động đặc biệt là các vị trí quản lý, trang trải chi phí quản lý.

2.3.3.Về ứng dụng công nghệ:

Agribank là một trong những ngân hàng thương mại tích cực nhất trong việc triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Đến cuối năm 2008, về cơ bản, Agribank đã hoàn thành việc ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi CoreBanking vào hoạt động và hiện đang tiếp tục triển khai các phiên bản nâng cấp cho phù hợp với đặc điểm riêng trong hoạt động kinh doanh. Đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học của quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản lý rủi ro, …. Hệ thống ngân hàng lõi CoreBanking, với hệ thống ứng dụng IPCAS (Intra Payment and Customer Accounting System) được triển khai đến tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc cho phép Agribank triển khai các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đại, giao dịch hoàn toàn trực tuyến với độ bảo mật rất cao.

Đồng thời, để phục vụ cho phát triển giao dịch trực tuyến trên phần mềm lõi CoreBanking, Agribank thuê bao riêng hai đường truyền tốc độ cao (Leased-Line) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) để kết nối đến tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trong toàn hệ thống; trong đó, một đường truyền được sử dụng dự phòng cho các sự cố lỗi. Ngoài ra, Agribank còn rất tích cực trong việc đầu tư mới các trang thiết bị theo hướng ngày càng hiện đại để phục vụ cho hoạt động; trang thiết bị được đầu tư bổ sung và thay đổi hàng năm. Nhìn chung, ứng dụng công nghệ của Agribank hiện tại phù hợp với trình độ ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đảm bảo cho việc triển khai các dịch vụ hiện đại để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, ngoại trừ sự bất cập về tư duy ứng dụng sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần sau.

2.3.4.Về nguồn nhân lực và trình độ nguồn nhân lực:

Với 35.135 lao động tính đến cuối năm 2009, Agribank là ngân hàng có lực lượng lao động đông đảo nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trình độ nguồn nhân lực của Agribank như sau:

Biểu: 2.7: Trình độ nguồn nhân lực của Agribank đến cuối năm 2009:

0.13% 1.60% 67.74% 67.74% 4.55% 25.98% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Trình độ nguồn nhân lực Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân, kỹ sư Cao đẳng, trung cấp Sơ cấp, chưa qua đào tạo

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của Agribank)[22]

Lao động nhiều, Agribank sẽ có đầy đủ nguồn lao động cho phát triển mạng lưới, tạo lợi thế về kênh phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, mặt trái của nó là chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp cho số lao động này sẽ rất lớn, thực sự là gánh nặng đối với Agribank. Đồng thời, trình độ của lực lượng lao động hiện hữu cũng

không đồng đều, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực và một số lượng lớn không có khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh hiện đại, đã đặt Agribank trước bài toán rất nan giải về sử dụng lao động sao cho hiệu quả nhất. Thực tế này đã tạo áp lực không nhỏ cho Agribank trong việc nghiên cứu và thực thi chính sách thu hút lao động trình độ cao, chính sách tiền lương, và các chính sách đãi ngộ khác để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Agribank có đội ngũ những nhà quản trị ở Trụ sở chính khá hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lý được tích lũy nhiều năm; hầu hết cán bộ lãnh đạo của Agribank điều trưởng thành từ cơ sở nên rất bản lĩnh về phương diện điều hành thực tiễn hoạt động kinh doanh; kết hợp với quá trình học tập và trao đổi kinh nghiệm với các đối tác, trình độ quản lý của các nhà quản trị Agribank ở Trụ sở chính ngày càng được nâng cao và tiệm cận trình độ quản lý ngân hàng hiện đại. Trình độ và kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà quản trị Agribank thể hiện rõ nhất là, trên mọi lĩnh vực hoạt động, Agribank đều nghiên cứu và ban hành cơ chế nội bộ để hướng dẫn thực hiện cho các cơ sở cũng như để quản lý, giám sát hoạt động của cấp cơ sở; những quy chế nội bộ của Agribank tỏ ra khá phù hợp với quy mô và điều kiện hoạt động của họ, được điều chỉnh phù hợp với pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý của Agribank ở cơ sở vẫn còn khá chênh vênh về trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ và kinh nghiệm chuyên môn lẫn quản lý mặc dù hầu hết đã tham gia các khóa đào tạo do Agribank tổ chức, nhất là cán bộ trực tiếp quản lý các bộ phận tác nghiệp thuộc những chi nhánh trên địa bàn đô thị lớn. Những sự cố phát sinh liên tục trong thời gian gần đây là minh chứng sống động nhất cho nhận định này, uy tín của Agribank trên thương trường chưa thể được khẳng định vững vàng, năng lực cạnh tranh của Agribank rất chậm được cải thiện cũng xuất phát từ sự yếu kém cố hữu này. Đây cũng chính là vấn đề rất đáng quan tâm của Agribank khi triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, nhất là kinh doanh ở các đô thị lớn.

2.3.5.Về sản phẩm, dịch vụ cung ứng:

Đáng kể nhất là tư duy, nhận thức về phát triển sản phẩm - dịch vụ của Agribank đã thay đổi triệt để thông qua những hành động thiết thực. Song song với việc quản lý tốt hệ thống sản phẩm - dịch vụ truyền thống, Agribank rất tích cực nghiên cứu, phát triển để tung ra thị trường sản phẩm - dịch vụ mới và tiên tiến hơn. Theo tài liệu mô tả sản phẩm - dịch vụ của Agribank, thì đến tháng tháng 09/2010, Agribank cung cấp trên thị trường gần 200 sản phẩm - dịch vụ (bảng 2.14), một con số không nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh cao cấp như tài chính ngân hàng. Chỉ riêng trong năm 2009, Agribank đã tung ra thị trường trên 10 sản phẩm - dịch vụ mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại vừa triển khai hoàn thành ở giai đoạn II trong năm 2008, thu hút được một lượng khách hàng khá đông đảo đặc biệt là đối với nhóm sản phẩm thẻ và Mobile Banking.

Bảng 2.14: Số lượng sản phẩm - dịch vụ của Agribank phân theo nhóm:

Đơn vị: sản phẩm/dịch vụ

Thứ tự Nhóm sản phẩm Số lượng sản phẩm, dịch vụ

Cho cá nhân Cho doanh nghiệp

(1) (2) (3) (4)

1 Tài khoản và tiền gửi 7 8

2 Tiết kiệm 16

3 Giấy tờ có giá 12

4 Cho vay 24 16

5 Bảo lãnh 10 10

6 Bao thanh toán 1

7 Chiết khấu, tái chiết khấu 6 6

8 Thanh toán trong nước 4 4

9 Thanh toán quốc tế 19

10 Dịch vụ séc 5 5

11 Dịch vụ chuyển tiền nước ngoài 8

12 Mua bán ngoại tệ 3 3

13 Dịch vụ thẻ 8 4

14 Sản phẩm,dịch vụ khác 12 14

Nhóm những sản phẩm - dịch vụ hiện đại như: Internet Banking (với các sản phẩm đã tung ra là vấn tin tài khoản, sao kê tài khoản, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn), Mobile Banking (SMS-Banking, VnTopup, VnMart, Atransfer, ApayBill, nạp tiền cho thẻ game), Bancassurance, thu ngân sách nhà nước qua ngân hàng; hay các sản phẩm thẻ tích hợp thẻ ATM với thẻ công chức, thẻ sinh viên, … đã làm sinh động thêm sản phẩm - dịch vụ của Agribank đến thời điểm hiện tại. Dù chưa có nhiều chi nhánh thực hiện, nhưng dịch vụ bao thanh toán cũng đã bắt đầu được triển khai thí điểm ở một số chi nhánh hoạt động lâu năm. Dù chưa thành công lắm, nhưng cũng đã khẳng định sự quyết tâm của Agribank trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm - dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua.

Nói như vậy không có nghĩa là các sản phẩm - dịch vụ của Agribank cung cấp trên thị trường đã thật sự đa dạng và có chất lượng cao. Tất cả chỉ mới trong giai đoạn khởi đầu và sự tiện ích cho khách hàng sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu. Các sản phẩm cùng nhóm không khác biệt nhau nhiều về giá trị tiện ích. Vì vậy, suy cho cùng, sản phẩm - dịch vụ của Agribank vẫn chưa thể đáp ứng được thị hiếu sử dụng cũng như yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của khách hàng. Về phương diện này, Agribank vẫn còn một khoảng cách không nhỏ cần phải thu hẹp với những ngân hàng trong nước như: Vietcombank, ACB, Techcombank, … chứ chưa nói đến việc cạnh tranh với những ngân hàng nước ngoài khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm vượt trội. Dĩ nhiên, với nền tảng công nghệ hiện có, và sự chủ động nghiên cứu phát triển, khả năng cạnh tranh về sản phẩm - dịch vụ trong tương lai của Agribank là rất đáng kể.

2.3.6.Về trình độ quản trị:

2.3.6.1.Điều hành và giám sát hoạt động kinh doanh:

Về cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh, ngày 19 tháng 05 năm 2005,

để thống nhất điều hành kế hoạch kinh doanh toàn hệ thống, Hội đồng Quản trị Agribank đã ban hành quyết định số 115/QĐ/HĐQT-KHTH về việc “Ban hành quy

định về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với sở giao dịch, các chi nhánh trong hệ thống Agribank”[41]. Theo đó, Agribank hướng dẫn chi

nhánh phương pháp xây dựng và bảo vệ kế hoạch kinh doanh hàng năm với Trụ sở chính; trên cơ sở kế hoạch của chi nhánh, Trụ sở chính sẽ giao và giám sát thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn, dư nợ cho vay, an toàn chi trả, hạn mức thừa vốn, hạn mức sử dụng vốn Trụ sở chính. Các đơn vị vi phạm, không cân đối được nguồn vốn và dư nợ cho vay theo kế hoạch sẽ bị phạt rất nặng, Giám đốc chi nhánh sẽ bị quy trách nhiệm cá nhân nếu để vi phạm kế hoạch. Nói chung, các quy định của Agribank về cơ bản là khá chặt chẽ và khoa học, nếu không tính đến quá trình vận hành của các quy định này.

Về cơ chế khoán tài chính, để tạo sự tự chủ về tài chính cho các chi nhánh,

Agribank thực hiện khoán tài chính hàng năm thông qua giao đơn giá tiền lương. Cơ chế giao khoán tài chính của Agribank được Hội đồng Quản trị Agribank cụ thể

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)