TIỀM LỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT
2.1.GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
TIỀM LỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT
Agribank được biết đến như là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam với hệ thống mạng lưới cung ứng dịch vụ trải rộng khắp đất nước, đặc biệt là họ có mặt ở cả các vùng nông thôn xa xôi và khách hàng của họ chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Nói đến Agribank, không ít người có quan điểm rằng, họ là ngân hàng của khu vực nông thôn và chủ yếu phục vụ cho nông dân Việt Nam. Vậy tiềm lực thật sự của Agribank ra sao? Họ mạnh và yếu ở những điểm nào? Làm thế nào để Agribank có thể khai thác hết những nguồn lực nội tại, tạo thành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt?
Để có cơ sở đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh của Agribank ở thời điểm hiện tại, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu qua quá trình hình thành và phát triển của Agribank, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của họ trong những năm gần đây:
2.1.GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK):
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển:
Đi theo đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng năm 1986 và xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt, ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam – Tiền thân của Agribank ngày nay.
Lịch sử Agribank là lịch sử có nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi nhớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ
phát triển kinh tế đất nước: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988- 1990), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990-1996), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996-Nay).
Khi thành lập, Agribank kế thừa và tiếp nhận 500 chi nhánh ngân hàng khu vực, tỉnh, thành phố, huyện thị, gần 200 phòng giao dịch, 7.000 đại lý ủy nhiệm tiết kiệm, 80 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, …. Giai đoạn này, Agribank phải đối mặt với vô vàn khó khăn, trụ sở chính phải ở nhờ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trình độ cán bộ rất thấp, nợ xấu rất cao, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã phần lớn là đang làm ăn thua lỗ (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu cơ bản của Agribank khi mới thành lập:
Đơn vị: tỷ đồng
Thứ tự Chỉ tiêu Giá trị
(1) (2) (3)
1 Số lượng lao động (người) > 32.000
Trong đó:
-Lao động có trình độ đại học, cao đẳng 4.800 -Lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp 12.800 -Lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ 14.400
2 Tổng tài sản 1.500
Trong đó:
-Vốn huy động 443
-Vốn vay của Ngân hàng Nhà nước 612
3 Tổng dư nợ cho vay 1.126
Trong đó:
-Cho vay ngắn hạn 1.047
-Cho vay trung, dài hạn 79
4 Nợ xấu (%) > 10
(Nguồn:Tổng hợp từ các thông tin đăng tải trên website chính thức của Agribank, http://www.agribank.com.vn)[45]
Với quyết tâm vượt qua khó khăn, ngay từ giai đoạn đầu thành lập, Agribank đã triển khai thực hiện một số giải pháp mạnh nhằm chuyển hướng thành một ngân hàng thương mại tự chủ. Đó là: tập trung đầu tư cho kinh doanh lương
thực, mạnh dạn thí điểm cho vay trực tiếp hộ nông dân, tinh giảm gần 10.000 lao động trong khoảng thời gian 1992-1993, triển khai cơ chế khoán tài chính đến chi nhánh và người lao động, mở rộng kinh doanh đa năng và kinh doanh đối ngoại, phát triển quan hệ quốc tế, … Với những cố gắng trên, Agribank đã từng bước tạo lập và nâng cao vị thế trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; từ năm 1993, Agribank đã bắt đầu kinh doanh có lãi và từng bước chuyển mình thành một ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng và có uy tín trong nước.
Kể từ năm 1996, hoạt động của Agribank bắt đầu có sự thay đổi mạnh mẽ về chất; vừa kế thừa và phát huy truyền thống; vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ, tổ chức cán bộ, quản trị điều hành, …. Năm 2001, Agribank bắt đầu triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại với nội dung chính là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng cường công tác đào tạo cán bộ, tập trung đổi mới ứng dụng công nghệ, … tất cả đều được hướng đến việc phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Bằng những giải pháp mang tính đột phá, đến nay Agribank đã đạt được những thành công to lớn:
− Về công nghệ: cơ bản đã tạo được nền móng công nghệ cơ bản cho một
ngân hàng hiện đại, kết nối trực tuyến toàn hệ thống; cho phép triển khai nghiên cứu và cung ứng ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như Mobile Banking, Internet Banking.
− Về con người: đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý được đào tạo và nâng
tầm đáng kể so với thời kỳ đầu hoạt động; gần 70% cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, 80% cán bộ có trình độ vi tính cơ bản (nguồn: Tài liệu đào tạo
Tổ chức và hoạt động của Agribank)[44].
− Về tài chính: Agribank đã xây dựng được một nền tảng tài chính khá
mạnh, lợi nhuận tuy không cao nhưng vẫn tăng trưởng đều đặn hàng năm, khả năng trích lập quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được đảm bảo, cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ nếu so sánh với mặt bằng chung của các ngân hàng trong nước.
− Về mạng lưới hoạt động: ngoài hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao
dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, du lịch, in thương mại.
− Về đối ngoại: Agribank chủ động mở rộng và khai thác có hiệu quả các
mối quan hệ quốc tế, thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn; quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn, các ngân hàng lớn trên thế giới đã tạo điều kiện cho Agribank học hỏi, chuyển giao kiến thức, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Agribank được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD, … đánh giá cao; và qua đó, vị thế và uy tín của Agribank trên trường quốc tế được khẳng định.
Đến cuối năm 2009, Agribank đã có tổng tài sản trên 470.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 310 lần và tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng, tăng gần 315 lần khi mới thành lập. Agribank cũng đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034 ngân hàng ở 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản của Agribank giai đoạn 2006-2009:
Đơn vị: tỷ đồng Thứ tự Chỉ tiêu 2006 2007Năm2008 2009 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Số chi nhánh và phòng giao dịch 2.120 2.191 2.205 2.307 2 Tổng số lao động (người) 29.429 31.695 33.967 35.135 3 Vốn tự có 10.379 15.343 17.613 22.176 4 Tổng tài sản 246.530 321.444 396.993 470.000 5 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (%) 4,21 4,77 4,44 4,70
6 Tổng dư nợ cho vay 186.330 242.180 284.617 354.112 7 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (%) 75,58 75,34 71,69 75,34
8 Ngân hàng đại lý (ngân hàng) 979 931 996 1.034
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Agribank từ 2006 đến 2009)[22]
Có thể nói rằng, kể từ khi được thành lập, Agribank đã từng bước lớn mạnh; và sau hơn 20 năm hoạt động, Agribank đã khẳng định được vị thế là một
trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Agrbank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên của Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA).
2.1.2.Bộ máy tổ chức và hoạt động:
Agribank đang dần tiến tới mô hình một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực với trục xương sống trong hoạt động là ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm. Mô hình tổ chức tổng quát của Agribank như sau (hình 2.1):
Hình 2.1: Mô hình tổ chức tổng quát của Agribank