Theo quy định của Quy Phạm 2003: Tôn bánh lái phải được liên kết chắc chắn
với xương bánh lái, cần lưu ý đến các biện pháp công nghệ. Các bộ phận liên kết
phải không có khuyết tật.
Quy trình chế tạo bánh lái được tiến hành theo một trong hai cách như sau:
Phương pháp 1:
Từ bản vẽ biên dạng Prôfin và kết cấu bánh lái ta tiến hành khai triển tôn mạn
bánh lái.Tôn mạn bánh lái được khai triển sao cho số mối nối là ít nhất. Các xương đứng và các xương nằm( các vách đứng và các vách nằm) được hàn trước tạo thành bộ khung của bánh lái. Sau đó tôn mạn phải được hàn vào khung bằng các mối nối
hàn chữ T liên tục (tránh dùng các mối hàn gián đoạn vì gây rỉ mạnh). Tiếp theo là các tấm tôn mắp và đáy bánh lái (tấm tôn mặt trên và tấm mặt dưới) được hàn vào
khung và được hàn vào tấm tôn mạn phải. Trên các mép vách nằm và các vách
đứng ở mạn trái, hàn các dải tôn rộng khoảng (3-4) chiều dày tôn mạn bánh lái.
Trên tôn mạn trái bánh lái cắt các lỗ khoét (hình 2.10.a) phân bố đều trên các giải
tôn nói trên. Mối nối hàn quanh mép lỗ khoét sẽ liên kết tôn mạn trái bánh lái vào
Phương pháp 2:
Quy trình chế tạo giống phương pháp 1 nhưng khác ở chỗ là dạng liên kết của
tôn mạn trái vào khung. Ở phương pháp 2 không dùng cách hàn tôn mạn bằng các
lỗ khoét nói trên mà dùng các vấu. Trên các vách ngang và các vách đứng làm các vấu nhỏ có lỗ (hình 2.10.b). Tôn mạn bánh lái được khoét lỗ lồng qua vấu. Cài các chốt hình nêm vào các lỗ ở vấu để ép sát tôn vào khung, sau đó hàn quanh vấu. Khi
hàn xong, chặt và mài phẳng các vấu.
c b a
1 2
4 3
Hình 2.10-Các dạng liên kết tôn mạn bánh lái với vách.
(1-Tôn mạn, 2-Mối hàn qua lỗ khoét, 3-Vấu, 4-Vách)
Đối với bánh lái thiết kế ta chọn quy trình chế tạo theo phương pháp 1: Chọn bề
rộng giải tôn 50(mm) mà tôn mạn bánh lái được hàn vào, kích thước các lỗ khoét
50x10(mm), bước 100(mm).