- Ngoài thời gian làm việc cần tiến hành các hoạt động tập thể nhằm gây dựng tình đoàn kết giữa các thành viên ,các hoạt động dã ngoại, du lịch giúp
1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô.
1.2.1 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng y tế
Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân là vô cùng lớn vì vậy cần xây dựng hệ thống cơ sở y tế đống bộ từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ sở y tế có thể chia thành 3 tuyến
- Tuyến cơ sở bao gồm các trạm xá cấp xã phường được trang bị các thiết bị thô sơ, đội ngũ nhân viên thông thường là y tá, y sĩ trình độ không cao, ít được bội dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. tuyến này chỉ giải quyết một số nhu cầu cơ bản của nhân dân, đa phần các trường hợp bệnh nhân đều được chuyển lên tuyến trên
- Tuyến địa phương bao gồm những bệnh viện cấp huyện cấp tỉnh. Các cơ sở này đáp ứng hầu hết nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân. ở đây có đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao hơn. Nhưng thực tế cho thấy đầu tư trang thiết bị hiện đại cho tuyến này là chưa nhiều, chưa phục vụ đủ cho quá trình khám chữa bệnh.
- Tuyến trung ương bao gồm những bệnh viện được trang bị những thiết bị hiện đại, đội ngủ bác sỹ lành nghề, trình độ cao, chuyên tiếp nhận những trường hợp phức tạp nguy hiểm
Mỗi tuyến có chức năng riêng nhưng cùng thực hiện mục tiêu chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Nhưng cũng do đặc thù, điều kiện của từng tuyến mà hiện nay trong hệ thống cơ sở y tế chưa thể hỗ trợ hiệu quả cho nhau để có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe vô cùng lớn của nhân dân. Chưa có sự cân đối trong phân bổ nguồn lực cho từng tuyến để đưa lại hiệu quả cao nhất.
Về cơ sở hạ tầng của ngành y tế được thống kê trong biểu sau
Số cơ sở y tế và số giường bệnh ở nước ta trong giai đoạn 2005-2008
2005 2006 2007 2008
Số cơ sở 13243 13232 13438 13460
Bệnh viện 878 903 956 974
Phòng khám đa khoa
880 847 829 781
Trạm y tế xã, phường
10613 10672 10851 10917
Số giường bệnh
(nghìn) 197.2 198.4 210.8 219.8 Do sự chênh lệch về trình độ tay nghề cũng như thiết bị y tế giữa các tuyến nên hầu như ở tuyến cơ sở không thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng
đòi hỏi chất lượng của người dân. Đa phần các ca nhận được đều chỉ sơ cứu khẩn cấp rồi chuyển lên tuyến trên. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu hụt giường bệnh nghiêm trọng ở các bệnh viện lớn .Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại các bệ, nh viện tuyến trung ương, công suất sử dụng giường bệnh từ 200 đến 250%. Ở tuyến trên, mức quá tải của các bệnh viện khoảng 130%, thậm chí có nơi đến gần 300% như những chuyên khoa Huyết học và truyền máu, u bướu..
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên nhân của tình trạng quá tải một phần là hiện cả nước mới chỉ có 18 giường bệnh trên một vạn dân. Năng lực tuyến y tế cơ sở còn hạn chế. Nhiều bệnh viện tuyến huyện đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu thốn. Sở Y tế Hà Nội cho biết toàn thành phố còn thiếu khoảng 8.000 -9.000 giường bệnh mới đạt được chỉ tiêu hơn 20 giường bệnh trên 10.000 dân. Do đó, thời gian tới Hà Nội, cần xây dựng thêm khoảng 15 bệnh viện mới đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Việc quá tải ở các bệnh viện chính là một nguyên nhân làm giảm chất lượng khám chữa bệnh. Đây là một vấn đề đáng báo động và đang được dư luận quan tâm rất nhiều. Trước búc xúc về đề quá tải tại các bệnh viện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Bộ Y tế chiều 23/11. Thủ tướng nhấn mạnh để giảm tình trạng quá tải, điểm mấu chốt là ngành y tế cần tập trung đầu tư cho tuyến dưới.
"Phải tăng ngay số giường bệnh, nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư để giúp nâng số giường bệnh đạt mức bình quân chung của thế giới là 25 giường bệnh trên một vạn dân vào năm 2015", Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong năm 2009, Hà Nội sẽ đầu tư trên 570 tỷ đồng cho công tác xây dựng cơ bản để thực hiện các dự án như nâng cấp Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, nâng cấp các bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội, cải tạo các bệnh viện Đống Đa, Đa khoa Sóc Sơn... Hà Nội cũng sẽ thúc đẩy dự án đầu tư xây dựng mới các bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, Xanh Pôn cơ sở 2, Nhi Hà Nội...
1.2.2 Đầu tư cho thiết bị y tế
Thực tế ở nước ta phần lớn hệ thống thiết bị y tế ở nước ta đều là thiết bị nhập ngoại với giá cả khá là đắt đỏ. Trong đầu tư thiết bị y tế nước ta có sự tràn lan trong sử dụng các kỹ thuật cao. Đó là một sự lạm dụng kỹ thuật.
Việc nhập và đưa trang, thiết bị mới vào dịch vụ y tế có vẻ là để tạo ra một dấu ấn, một nhìn nhận có sự thay đổi về chất lượng điều trị, đối với cả nhà nước và người dân, ở nhiều nơi. Đây là một hiện tượng mà các bệnh viện đều áp dụng. Nhưng việc sử dụng và vận hành các trang thiết bị kỹ thuật cao này lại đòi hỏi chi phí lớn và đòi hỏi sau đó việc bù lấp lại đồng vốn bỏ ra. Hay nói khác đi, có hiện tượng người ta cố tình sử dụng trên mức cần thiết các trang thiết bị lớn, tối tân để kinh doanh và để tạo nguồn thu. Và nhìn tổng thể, điều này sẽ tạo ra hiện tượng ‘làm nghèo’ chung cho xã hội do các tổn phí do các chiếu chụp, xét nghiệm v.v… không cần thiết gây ra.
Điều này không chỉ gây hại cho các bệnh nhân nào mà lẽ ra không cần tới chúng, mà còn tác hại tới cả người cung cấp dịch vụ y tế. Bởi vì nó sẽ làm người thầy thuốc lệ thuộc nhiều vào các kỹ thuật hơn là phát triển các kỹ năng lâm sàng, để đi sâu hơn vào tăng khả năng chẩn đoán, phân tích và đưa ra các chiến lược điều trị thích hợp.
Chưa kể sự lệ thuộc như vậy vào kỹ thuật về lâu dài sẽ làm cho ngành y tế Việt Nam phụ thuộc vào máy móc kỹ thuật nhập khẩu bên ngoài.
Những công nghệ này, ai cũng biết, sẽ được thay thế rất nhanh, và do đó thiếu mất sự phát huy chủ động của ngành y tế, đặc biệt là xem nhẹ các phương pháp điều trị từ truyền thống, các phương pháp dự phòng, không dùng thuốc, hoặc sử dụng các nguồn thuốc nam, hay đông y trong nước
Để đầu tư đồng bộ và mang lại hiệu quả cao cho ngành y thì các cơ quan chức năng cần có những chính sách quản lí phù hợp. Đó là việc có những ưu đài đặc biệt cho hàng hóa thiết bị y tê như giảm thuế, cấp vốn. đảm bảo cho hệ thống mua bán hàng hóa thiết bị y tế có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó cần đào tạo đội ngũ kỹ thuật sử dụng, bảo dưỡng các loại máy móc để nó có thể hoạt động hiệu quả, lâu dài nhất
1.2.3. Đầu tư cho đội ngũ y bác sỹ
Đội ngũ y bác sỹ đạt tiêu chuẩn phải là đội ngũ đủ về cả số lượng và chất lượng. Năm 2009 ở nước ta có trung bình 7,1 bác sỹ / 1 vạn dân, con số này còn khá thấp so với một số nước trong khu vực. Cũng theo thống kê năm 2009, thành phố Hà Nội có 2.819 bác sĩ, 2.416 y sĩ và 3.750 y tá, Thành phố Hồ Chí Minh 5.837 bác sĩ,
1.836 y sĩ và 7.566 y tá. Theo thống kê của tổng cục thống kê thì số lượng nhân viên trong ngành y tế được thống kê ở bảng sau:
Nghìn người 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Bác sĩ 47.2 50.1 51.5 52.8 54.8 57.3 60.8 Y sĩ 48.7 49.2 49.7 48.8 48.8 49.8 51.8 Y tá 47.8 49.2 51.6 55.4 60.3 65.1 71.5 Hộ sinh 16.2 17.5 18.1 19 20.8 23 25 Bác sỹ/ 1 vạn dân 5.8 6.1 6.2 6.3 6.5 6.7 7.1
Từ những con số trên thấy số lượng nhân viên y tế đang tăng dần qua các năm. Số bác sỹ trên một vạn dân đa tăng thể hiện sự phát triển của ngành y tế trong nước song vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hiện tượng thiếu bác sỹ ở các cơ sở y tế vần diễn ra khá phổ biển. Mặt khác do chênh lệnh về lương thưởng giữa các tuyến nên đội ngũ nhân viên y tế phân bổ còn chứ đều, do sự đãi ngộ cao hơn ở các bệnh viện tuyến trên nên phần đông y bác sỹ có chuyên môn cao đều tập trung chủ yếu ở các bệnh viện trung ương. Ở tuyến trên các trang thiết bị y tế cũng được đầu tư đầy đủ hơn, họ có cơ hội được làm việc trong môi trường hiện đại, công nghệ kĩ thuật cao để phát huy hết năng lực và mang lại hiệu quả. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho các cơ sở y tế ở xã, phường không phát huy được tác dụng trong khi các bệnh viện lớn thường xuyên quá tải.
Cùng với vấn đề về thiếu hụt bác sỹ thì chất lượng bác sỹ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Có thể kể đến rất nhiều thành tựu đáng ghi nhớ của đội ngũ nhân viên y tế nước ta. Đó là sự nỗ lực cùng toàn thể đất nước đẩy lùi các đại dịch, nghiên cứu chế tạo các loại thuốc hiệu quả, đặc biệt là đã ghép tim thành công ở người- một điều mà không nhiều quốc gia làm được. Chất lương của y bác sỹ là vô cùng quan trọng nhưng có thứ quan trọng hơn chính là đạo đức của người bác sỹ. Họ sẽ là người cùng bệnh nhân đương đầu với những căn bệnh quái ác. Lương tâm người bác sỹ chính là liều thuốc tốt nhất cho người bệnh. Phát huy tinh thần: “lương y
như từ mẫu” đội ngủ y bác sỹ ở nước ta phần lớn là những con người nhiệt huyết, có tấm lòng luôn chăm sóc bệnh nhân trong điều kiện tốt nhất.
Song song với những tấm gương sáng về tấm lòng người thầy thuốc là sự tồn tại của một bộ phận bác sỹ y tá tha hóa về đạo đức. Họ coi bệnh nhân là đối tượng để tăng thu nhập. Ngày nay hiện tượng bác sỹ ăn chặn tiền của người bênh xuất hiện nhiều ở các cơ sở y tế. Cán bộ y tế không chủ động “vòi vĩnh” nhưng có một “luật bất thành văn” là người bệnh sẽ tự động đưa tiền dưới nhiều hình thức. Hiện nay, bộ y tế đã ra các quy định về việc nghiêm cấm mọi hành vi ăn hối lộ của nhân viên y tế nhưng tình trạng này còn diễn ra khá phổ biến và dưới nhiều hình thức.
Đầu tư cho đội ngũ y bác sỹ cần được đầu tư đồng bộ để thu được hiệu quả cao nhất. Nhà nước còn có đầu tư đúng mức cho sự phát triển của cán bộ y tế cả về chất và lượng. Cần tổ chức đạo tạo bổ sung lượng cán bộ y tế thiếu hụt cho các cơ sở. Bên cạnh đó cần giáo dục về đạo đức người thầy thuốc, bác sỹ phải là người có tâm với bệnh nhân, không ngại khó khăn gian khổ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.