Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện nay của việt nam (Trang 44 - 45)

- Ngoài thời gian làm việc cần tiến hành các hoạt động tập thể nhằm gây dựng tình đoàn kết giữa các thành viên ,các hoạt động dã ngoại, du lịch giúp

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo trên cơ sở tổng điều tra khảo sát toàn diện khách quan để đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ lao động ở Việt Nam gắn với giáo dục - đào tạo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng ngành, từng địa phương và gắn với tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề phải đảm bảo phát triển đồng bộ nhanh về số lượng, hợp lý về cơ cấu và phấn đấu chuẩn quốc gia hướng đến chuẩn quốc tế, khuyến khích xã hội hóa phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề các tập đoàn kinh tế, các huyện, các làng nghề truyền thống để phổ cập nghề cho thanh niên, để mỗi thanh niên có một nghề trong tay lập thân, lập nghiệp, góp phần giải quyết căn bản vấn đề thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề.

Phải đa dạng hóa các hình thức và cấp độ đào tạo, nội dung giáo dục - đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng cấp đào tạo theo hướng đảm bảo tính cơ bản, hiện đại nhưng phải tăng tính thực tiễn và thực hành, đặc biệt quan tâm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Áp dụng các chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước và dạy bằng tiếng Anh, liên kết, liên doanh trong dạy nghề để đưa sinh viên ra nước ngoài học những nghề có kỹ thuật, có công nghệ cao mà trong nước có nhu cầu, nhưng chưa có đủ điều kiện để đào tạo. Chú trọng hướng nghiệp dạy nghề ngay từ phổ thông cho học sinh để tạo điều kiện cho thanh niên học nghề sau tốt nghiệp phổ thông và trong cả quá trình học phổ thông, thay bằng việc đưa ra các chỉ tiêu nâng cao trình độ một cách trìu tượng chung chung thì chúng ta nên chọn phương án đào tạo kỹ năng phù hợp độ tuổi, đào tạo chuyên sâu và mang tính ứng dụng thực tế cao cho lao động phổ thông, gắn kết chặt giữa trường nghề với các doanh nghiệp.

Gắn kết nội dung đào tạo với yêu cầu của thị trường, nhất là thị trường quốc tế, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, xây dựng đạo đức kinh doanh của người lao động mới và coi trọng đào tạo cả 3 đối tượng là: đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân

kỹ thuật. Trong đào tạo cần quan tâm đào tạo lại đội ngũ lao động đồng bộ ở các lĩnh vực chuyên môn, tay nghề, trình độ luật pháp, trình độ quản lý, khả năng ngoại ngữ, tính kỷ luật và tác phong làm việc khoa học. Xây dựng một số trung tâm huấn luyện nghề cao cấp để đào tạo có chiều sâu một đội ngũ lao động có hàm lượng chất xám, kỹ năng tay nghề cao phục vụ các ngành sản xuất với công nghệ cao, mũi nhọn làm việc trong các khu công nhiệp, chế xuất, tập trung các liên doanh để có thể tham gia xuất khẩu lao động. Chú trọng đào tạo, thu hút và sử dụng đội ngũ trí thức để phát huy nguồn lực, trí tuệ trong xã hội.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là dạy nghề trình độ cao. Khuyến khích, tạo điều kiên cho các trường đại học cũng như các cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo với các trường tiên tiến của thế giới để nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm và tạo cơ hội cho người học được đào tạo tại nước ngoài và đào tạo thông qua hợp tác xuất khẩu lao động mà đối tượng chủ yếu là thanh niên ở các khu vực sau giải phóng mặt bằng. Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân kỹ thuật với nhiều hình thức. Ngoài ra cũng cần tăng cường quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực đào tạo nghề để hạn chế những hiện tượng tiêu cực.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện nay của việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)