Giáo dục đại học,cao đẳng

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện nay của việt nam (Trang 28 - 29)

- Ngoài thời gian làm việc cần tiến hành các hoạt động tập thể nhằm gây dựng tình đoàn kết giữa các thành viên ,các hoạt động dã ngoại, du lịch giúp

1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô.

1.1.4. Giáo dục đại học,cao đẳng

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2008-2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 khối các trường ĐH-CĐ được Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25.8 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ, hiện tại xã hội còn băn khoăn về chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) cũng như quy mô các trường ĐH chưa đáp ứng nhu cầu. Nhiệm vụ của toàn ngành là hướng tới tăng chất lượng đồng thời tăng quy mô giáo dục đại học

Năm 2009, sau 22 năm, số trường ĐH và CĐ tăng từ 101 trường lên 376 trường, số sinh viên tăng 13 lần từ 133.000 (năm 1987) lên 1,7 triệu (năm 2009). Sinh viên tăng 13 lần trong khi giáo viên chỉ tăng 3 lần. Nếu tính bình quân thì vào thời điểm năm 1987, cứ 6,6 sinh viên thì có 1 giảng viên nhưng năm 2009 tỉ lệ này là 28/1. Do đó, điều kiện vi mô cho GDĐH hiện không thể bằng so với hơn 20 năm trước đây.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến năm 2009,cả nước hiện có 320 giảng viên ĐH có chức danh giáo sư, tăng 6 người so với năm học trước, chiếm 0,52% trong 61.190 giảng viên cơ hữu ở 376 đại học, học viện, trường ĐH, CĐ. Số giảng viên có chức danh PGS là 1.966, đạt tỷ lệ 3,21%, tăng 121 người so với năm học 2007-2008. Qua một năm học, số giảng viên cả nước đã tăng hơn 9% với 5.070 người. Trong số đó, tăng nhiều nhất là lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ. Cụ thể, số giảng viên có trình độ tiến sĩ là 6.217, đạt tỷ lệ 10,16% (tăng 335). Số giảng viên có trình độ thạc sĩ là 22.831, đạt tỷ lệ 37,31% (tăng 2.556). Tuy nhiên trong số cán bộ khoa học đang làm việc ở các trường ĐH, CĐ, có tới 75% đã quá tuổi 50, đây là thực trạng đáng báo động về thiếu cán bộ khoa học kế cận. Việc thiếu cán bộ

giảng dạy có trình độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng GDĐH. Sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên đào tạo trình độ tiến sĩ và hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng làm giảm tiến độ đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên.

Năm học 2008 - 2009 GDĐH Việt Nam cũng đẩy mạnh việc áp dụng các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới (Chương trình tiên tiến), xây dựng 4 trường đại học có trình độ quốc tế bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á và tiếp tục chương trình đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường ĐH, CĐ đến năm 2020 đồng thời đẩy mạnh đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội…

Trong giáo dục toàn diện cho sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) trong nhà trường; giáo dục lịch sử truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân, giáo dục ý thức phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Hệ thống trung tâm GDQP-AN sinh viên đã được hình thành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn 1 (2001-2010) 15/16 trung tâm đã đi vào hoạt động, hàng năm tham gia giảng dạy cho 45% sinh viên tuyển mới của cả nước. Tuy nhiên, kết quả thực hiện GDQP-AN cho học sinh, sinh viên vẫn chưa thống nhất, đồng bộ ở một số đơn vị cơ sở. Chất lượng giáo dục chưa cao, công tác thiết bị và xây dựng đội ngũ giáo viên GDQP-AN chưa đáp ứng nhu cầu về quy mô, trình độ chuẩn. Các trường dân lập, tư thục còn nhiều hạn chế trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Một bộ phận học sinh, sinh viên du học nước ngoài và sinh viên học tại các trường có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không được học GDQP-AN.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện nay của việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)