Giáo dục phổ thông trung học.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện nay của việt nam (Trang 26 - 28)

- Ngoài thời gian làm việc cần tiến hành các hoạt động tập thể nhằm gây dựng tình đoàn kết giữa các thành viên ,các hoạt động dã ngoại, du lịch giúp

1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô.

1.1.3. Giáo dục phổ thông trung học.

Năm 2010, nước ta đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện Nghị quyết số 41/2000/NQ-QH10 ngày 12/9/2000 của Quốc hội khoá X, Chỉ thị số 61-CT/TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS); trên cơ sở củng cố và phát huy kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng với các địa phương tập trung huy động các nguồn lực để triển khai công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến tháng 6/2010, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Hàng năm, hầu hết học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đều tiếp tục vào học trung học cơ sở, tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt 87,2%. Thành quả đạt được về phổ cập giáo dục THCS đã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cũng trong năm nay, nhiều chính sách mới về giáo dục dân tộc được ban hành. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp tại thôn bản có học sinh dân tộc rất ít người, cung cấp đủ thiết bị, đồ dùng dạy học cho các điểm trường tiểu học, xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ học sinh các dân tộc rất ít người có thể học hết cấp học và tiếp cận giáo dục cao đẳng, đại học. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Theo đó, học sinh bán trú sẽ được hỗ trợ về tiền ăn, nhà ở; trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho

việc dạy và học, nhằm giúp con em đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn ổn định đời sống vật chất, tinh thần để học tập, duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này; đảm bảo công bằng trong giáo dục.

Theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 17/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020 được phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư 651 tỷ đồng nhằm đưa Việt Nam lên hàng các nước tiên tiến trên thế giới về Toán học. Mục tiêu của Chương trình là đến năm 2020 có đủ đội ngũ giảng viên Toán có trình độ ở các trường đại học, cao đẳng, trong đó trên 70% giảng viên ở các trường đại học lớn có bằng tiến sĩ. Một giải pháp quan trọng là xây dựng Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán và xây dựng Viện Toán học, khoa Toán ở các trường đại học lớn trở thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo Toán của khu vực.

Với sự hỗ trợ của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, nước ta đã hoàn thành chương trình kết nối mạng cho 100% cơ sở giáo dục.Với 29.559 cơ sở giáo dục, hơn 25 triệu cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong cả nước đã có điều kiện tiếp cận Internet phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập, tìm kiếm thông tin, tài liệu. Trong đó 72% số trường được kết nối Internet băng thông rộng. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 500 tỉ đồng và vận hành trong các năm tiếp theo là 100 tỉ đồng/năm.Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được xếp hạng thứ nhất về ứng dụng CNTT trong các bộ, ngành do Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học đánh giá xếp hạng.

Kết quả của Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là

• Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường tiểu học đạt 99,0%.

• 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS trước thời hạn 6 tháng.

• Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trường THPT đạt 50,2% (vượt 0,2% so với kế hoạch)

Giáo dục đào tạo là một trong những khâu trọng yếu góp phần đảm bảo việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Đó là điều dễ hiểu vì các nhà trường là nơi đào tạo con người có tinh thần yêu nước, có trí tuệ, nắm vững sự phát triển khoa học công nghệ để bổ sung cho quân đội và tham gia tất cả các ngành hoạt động sản xuất, quản lý đất nước. Vì vậy

việc kết hợp tốt giữa đào tạo với công tác quốc phòng, an ninh sẽ góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc

Trong 10 năm qua (2001-2010) thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, công tác GDQP-AN cho học sinh, sinh viên đã có những chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức. Đặc biệt trong giai đoạn 2005-2010 kết quả GDQP- AN cho học sinh, sinh viên đã có những thay đổi mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Từ chỗ tổ chức học giáo dục quốc phòng tập trung ồ ạt trong một tuần đầu năm học cho học sinh phổ thông, do sĩ quan cơ quan quân sự địa phương huấn luyện, đến nay đã xây dựng được đội ngũ giáo viên tự đảm nhiệm công tác GDQP- AN. Đã có 86% trường trung học phổ thông tổ chức dạy học theo phân phối chương trình, đánh giá kết quả học tập đến từng học sinh như các môn học khác

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện nay của việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)