0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thịt

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VIỆT NAM (Trang 60 -62 )

Đời sống của người dân ngày càng cải thiện, đòi hỏi chất lượng thịt heo cũng ngày càng cao. Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn từ phía người tiêu dùng, cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

Tập trung nghiên cứu lai tạo con giống có năng suất và chất lượng cao

Mục tiêu của giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng thịt heo bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng con giống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và đa dạng của người tiêu dùng.

Với thế mạnh của mình là nơi tập trung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hùng mạnh, các cơ quan nông nghiệp, các viện, trường… Tp. HCM cần tập trung nhiều hơn nữa trong việc phát triển con giống có năng suất và chất lượng cao. Muốn làm được như vậy, cần phải đầu tư vốn cho các nhà khoa học, các viện, trường để nghiên cứu lai tạo những giống heo tốt, tỷ lệ nạc cao để phổ biến đến các nhà chăn nuôi tại các tỉnh.

Nâng cao ý thức cho người bán và người tiêu dùng về sản phẩm sạch

Việc sử dụng bừa bãi thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh của người chăn nuôi; sử dụng hàn the và các hóa chất của người kinh doanh trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người tiêu dùng. Do vậy, mặc dù lượng thịt trong nước đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nhưng các khách sạn vẫn phải nhập thịt sạch từ nước ngoài. Cho nên cần phải nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm cho họ, bằng cách giáo dục và quy định các tiêu chuẩn cụ thể bắt buộc họ

phải tuân theo. Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát họ trong việc thực hiện những quy định này.

Có kế hoạch di chuyển các lò mổ tập trung ra ngoại thành

Mục tiêu của giải pháp này nhằm từng bước xoá bỏ tình trạng các lò mổ nằm xe lẫn với khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, xây dựng các cơ sở giết mổ hiện đại đảm bảo vệ sinh.

Để thực hiện giải pháp này, chính quyền thành phố cần có kế hoạch di dời các lò mổ hiện tại ra ngoại thành để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên hiện tại việc giết mổ vẫn phải giao cho một số đơn vị có khả năng trong nội thành đảm nhiệm, nhưng phải đặt ra lộ trình di dời cụ thể cho từng lò mổ. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng mới các lò mổ hiện đại thay thế cho các lò mổ ngưng hoạt động, có quy mô phù hợp để có thể cung cấp thịt heo cho từng khu vực cụ thể trong thành phố.

Đầu tư xây dựng mới một cơ sở giết mổ đáp ứng các yêu cầu về mặt vệ sinh, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải rất tốn kém. Chỉ có một số đơn vị có quy mô lớn, có đủ khả năng tài chính mới có thể làm được, còn các đơn vị vừa và nhỏ rất khó thực hiện. Do đó, để thực hiện giải pháp này, nhà nước cần có sự hỗ trợ về mặt tài chính cho các đơn vị vừa và nhỏ để giúp họ xây dựng cơ sở giết mổ mới. Về cách thức hỗ trợ, có thể nhà nước cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc có thể góp vốn liên doanh với điều kiện các đơn vị phải cam kết thực hiện đúng những cam kết về vệ sinh thực phẩm cũng như vệ sinh môi trường do các cơ quan chức năng đề ra.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh thực phẩm

Các cơ quan chức năng cần rà soát, sửa chữa các văn bản pháp luật quy định còn chồng chéo, thiếu thực tế gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc

phân công trách nhiệm quản lý phải rõ ràng đối với từng cá nhân cụ thể, tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau.

Chi cục Thú y thành phố cần tăng cường phối hợp hơn nữa với các Chi cục Thú y các tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát nguồn heo được nhập từ các tỉnh; phải thống nhất với nhau các vấn đề như:

- Các điều kiện, tiêu chuẩn của gia súc cũng như các phương tiện vận chuyển nào có thể được nhập vào thành phố

- Phương pháp kiểm dịch và tái kiểm dịch tại các tỉnh và tại Tp. HCM

- Cách thức phối hợp phối hợp giữa Chi cục Thú y thành phố và Chi cục thú y các tỉnh trong trường hợp phát hiện dịch

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra tại các địa điểm giết mổ, kinh doanh gia súc cần phải được tiến hành thường xuyên và mạnh mẽ hơn nữa thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mới có thể được cải thiện.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VIỆT NAM (Trang 60 -62 )

×