CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁO GIÁ VÀNG BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY 2 BƯỚC
2.3.1 Mô hình hồi quy phụ:
Như đã trình bày ở phần trên thì tỷ giá của VND/USD chịu tác động khá mạnh bởi nhân tố chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, và cũng như trình bày ở phần trên thì tỷ giá hối đoái cũng có thể chịu tác động của tỷ giá trong quá khứ và để xem điều này có đúng như đã lập luận hay không thì tác giả đã hồi quy tỷ giá VND/USD theo các nhân tố chỉ số giá hai quốc giá Việt Nam,
Mỹ và theo tỷ giá ở trong quá khứ, kết quả ước lượng được như ở hình 2.8 (được đính kèm trong phụ lục 1.1)
Bảng 2.3 bảng kết quả hồi quy giá vàng theo chỉ số giá của Việt Nam và Mỹ
Biến độc lập Hệ số ước lượng Sai số Thống kê t P-value
TG(t-1) 0.966848 0.034558 27.97781 0.0000
CSG 3.277394 1.060572 3.090212 0.0026
CSGMY -8.271866 4.501610 -1.837535 0.0692
C 1051.523 408.8391 2.571973 0.0116
Từ kết quả trong hình 2.8 thì ta thấy rằng các hệ số hồi quy đều có nghĩa thống kê cao, do vậy các nhân tố như chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và Mỹ và tỷ giá của tháng trước có ảnh hưởng tới tỷ giá VND/USD. Tuy nhiên thì mô hình trên bị hiện tương đa cộng tuyến khá mạnh giữa 2 nhân tố CPI VN và CPI US điều này cũng dễ hiểu bởi vì Việt Nam là nước nhỏ còn Mỹ hiện đang là một nước phát triển mạnh nhất thế giới do vậy nền kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trong đó có Mỹ. Trong mô hình hồi quy trên không bị hiện tượng phương sai thay đổi; không bị tự tương quan ; không bị bỏ sót biến quan trọng; phần dư phân phối chuẩn ( các phép kiểm định đính kèm phụ lục 1) và nhìn hình 2.8 ta có thể nhận thấy rằng dấu của các hệ số ước lượng rất phù hợp và các hệ số
hồi quy có nghĩa thống kê cao, chỉ số R2=97,95% khá cao, do vậy mô hình hồi
quy phụ là mô hình phù hợp.