Xử lý và tiêu hủy chất thải gặp nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 42 - 92)

20

- Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lýchất thải rắn và nước thải bệnh viện.chất thải rắn và nước thải bệnh viện. chất thải rắn và nước thải bệnh viện.

Vấn đề quản lý rác thải y tế thông thường có thể tái chế còn bất cập: một số bệnh viện lơi lỏng công tác quản lý, giám sát đê nhân viên hợp đồng cung cấp rác thải y tế cho các cơ sở tư nhân chưa qua xử lý.

* Phân loại chất thải y tế

Theo kết quả điều tra khác của viện KHCN xây dựng, có khoảng 80% số bệnh viện tiến hành phân loại chất thải từ khoa- phòng- buồng bệnh, trong đó có 63% bệnh viện có khu để chất thải y tế riêng biệt với chất thải sinh hoạt.

* Thu gom chất thải y tế

Theo kết quả viện KHCN xây dựng có 100% các bệnh viện đều đã thu gom chất thải tại các phòng ban và buồng bệnh 1 lần /ngày, có thể hơn 2- 3 lần khi cần, và tiến hành thu gom ngay sau các ca phẫu thuật. Quy trình thu gom ở các bệnh viện không giống nhau và cũng chưa triệt để. Tình trạng chung là các bệnh viện không đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên tham gia trực tiếp phân loại thu gom chất thải.

* Lưu trữ chất thải

Hầu hết các điểm tập trung chất thai rắn đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viên. Một số nhà lưu giữ chất thải không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập.

* Vận chuyển chất thải rắn ngoài cơ sở y tế

Hiện nay, hầu hết lượng chất thải rắn y tế ở Việt Nam đều được thu gom bởi công ty Môi trường đô thị. Chất thải bệnh viện sau khi được thu gom tới khu tập trung sẽ được công ty Môi trường đô thị thu gom tiếp trong khoảng

thời gian một đến hai ngày một lần và được vận chuyển đến bãi rác của huyện/thành phố, để xử lý.

* Quá trình xử lý chất thải y tế

Năm 2010 toàn tuyến y tế cấp tỉnh có tới trên 61% cơ sở y tế thuê xử lý chất thải, 6, 4% sử dụng lò đốt 1 buồng và 9% cơ sở tự đốt hoặc chôn lấp( Nguồn: Tổng cục Môi trường, năm 2010).

Theo viện KHCN Xây dựng, có khoảng 60- 70% chất thải được thải ra bãi chung hoặc chôn ngay trong bệnh viện, 20% - 30% được thiêu đốt hoặc đóng rắn, khoảng 10% áp dụng các biện pháp khác….

Một thực trạng là vật sắc nhọn được chôn lấp chung với chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác cộng đồng.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 4 bệnh viện( bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, bệnh viện Lao), Công tác quản lý nhà nước về môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn y tế nói riêngở tỉnh Lạng Sơn được thực hiện tương đối tốt, được thống nhất theo ngành dọc bao gồm: Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện/thành phố, bộ phận phụ trách về môi trường tại các phường/xã.

Hiện nay, đa số các huyện trong tỉnh đã tổ chức mô hình làm công tác vệ sinh môi trường với nhiều hình thức như công ty, hợp tác xã, tổ vệ sinh, ban vệ sinh môi trường... có nhiệm vụ thu gom chất thải rắn Y tế tại các bệnh viện đa khoa tỉnh và trung tâm Y tế các huyện trong tỉnh.

Mặc dù nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ các ngành các cấp của tỉnh, tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải rắn Y tế hiện nay tại tỉnh Lạng Sơn vẫn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể số lượng cán bộ có chuyên môn trong công tác

22

quản lý chất thải rắn Y tế tại các huyện/thành phố còn rất hạn chế, việc phân loại CTR y tế chưa đúng quy định, chưa có phương tiện thu gom và phân loại CTR Y tế thích hợp để giảm thiểu chi phí, nhân viên thu gom CTR Y tế chưa có kiến thức cơ bản để phân loại, kinh phí phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR Y tế còn rất hạn hẹp, bảo hộ lao động còn rất thô sơ và thiếu.

Theo niên giám thống kê, hiện tại tỉnh Lạng Sơn có 2.008 giường bệnh tại tất cả bệnh viện thành phố, bệnh viện huyện, trung tâm y tế và các phòng khám Theo số liệu điều tra, trung bình mỗi ngày một giường bệnh thải ra khoảng 1, 8 kg/giường/ngày. Như vậy, trung bình mỗi ngày lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo đơn vị giường bệnh khoảng 3, 6 tấn/ngày (1.314 tấn/năm). (Dự án: quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lạng Sơn).

Bảng 2.5: Số giường bệnh năm 2008 phân theo huyện/ thành phố thuộc tỉnh Lạng Sơn

Stt Tên TP/ huyện Số giường bệnh tại Bệnh viện Số giường bệnh tại Phòng khám khu vực Số giường bệnh tại Trạm y tế xã phường Tổng 1 TP. Lạng Sơn 580 5 24 609 2 Huyện Tràng Định 50 10 69 129 3 Huyện Văn Lãng 50 20 60 130 4 Huyện Bình Gia 70 10 60 140 5 Huyện Bắc Sơn 70 15 60 145

6 Huyện Văn Quan 50 14 72 136

7 Huyện Cao Lộc 60 30 66 156

8 Huyện Lộc Bình 70 5 83 158

9 Huyện Chi Lăng 50 13 63 126

10 Huyện Đình Lập 50 5 43 98

11 Huyện Hữu Lũng 80 13 78 171

Tổng 2.008

24

2.3.3 Tình hình công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyệnTràng ĐịnhTràng ĐịnhTràng Định Tràng Định

Trên địa bàn huyện có 1 thị trấn và 22 xã, ở mỗi xã đều có phòng khám riêng phục vụ cho nhu cầu của mỗi xã. Tuy nhiên ở các xã đều chưa có các biện pháp xử lý rác đúng theo quy định, phần lớn rác thải đều do công ty Môi trường thu gom và xử lý, một số rác thải y tế nguy hại được vận chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tràng Định để xử lý, số còn lại được thiêu đốt thủ công hoặc chôn lấp gây ảnh hưởng đến môi trường.

CHƯƠNG 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định - Công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế bệnh viện

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Trên địa bàn bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu của đề tài: Phòng Tài Nguyên và Môi Trườnghuyện Tràng Định và Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Địnhhuyện Tràng Định và Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Địnhhuyện Tràng Định và Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định huyện Tràng Định và Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

3.2.2. thời gian tiến hành nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 5/5/2014 đến 6/8/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tràng Định -Tổng quan về bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

- Điều tra, đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

- Các nguồn phát sinh và khối lượng của chất thải rắn y tế - Công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện

26

- Hiểu biết của cán bộ nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người nhà về vấn đề quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện

- Đề xuất các giải pháp và nâng cao công tác quản lý chất thải rắn y tế. - Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

3.4. Phương pháp nghiên cứu

* Các chỉ tiêu cần nghiên cứu :

- Khối lượng chất thải rắn y tế/ngày - Chủng loại

- Tần suất, thời gian thu gom trên/ ngày - Tần suất, thời gian vận chuyển

- Các biện pháp xử lý

- Hiểu biết cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân va người nhà về tình hình quản lý chất thải y tế tại bệnh viện

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

- Khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về chất thải rắn y tế khu vực nghiên cứu

- Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn - Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần

Phần 1 : Thông tin chung

Phần 2 : Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn y tế

- Tiến hành điều tra, phỏng vấn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, các cán bộ và nhân viên trong bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định.

3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, hiện trạng chất thải rắn y tế, công tác thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại địa phương thông qua cơ quan quản lý môi trường huyện.

- Các số liệu thu thập tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định: các kết quả nghiên cứu đã có sẵn, thu thập phân tích qua các báo cáo, đề tài nghiên cứu.

- Thu thập thông tin qua tìm hiểu sách, báo, mạng internet, các tài liệu liên quan khác…

3.4.3. Phương pháp phân tích quản lý số liệu

- Quản lý và phân tích số liệu bằng các phần mềm máy tính

- Tiến hành phân tích xử lý căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường hiện hành, sau đó so sánh, nhận xét đánh giá để từ đó kết luận và kiến nghị, đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.

28

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện tràng định – Lạng Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tràng Định là một huyện miền núi vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn nằm ở tọa độ điạ lý 22°12'30'-22°18'30' vĩ Bắc và 106°27'30'-106°30' kinh Đông.

- Phía bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng. - Phía Đông - Đông bắc giáp Trung Quốc.

- Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia. - Phía Tây giáp huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn.

Hình 4.1: Vị trí địa lý huyện Tràng Định – Lạng Sơn

Tràng Định là huyện miền núi biên giới nằm ở phía bắc tỉnh Lạng Sơn cách thành phố Lạng Sơn gần 70 km theo đường quốc lộ 4A lên Cao Bằng. có 53 km đường biên giới với Trung Quốc với diện tích đất tự nhiên của huyện là 99.962, 41 ha, có cửa khẩu Bình Nghi của xã Đào Viên và Nà Nưa của xã Quốc Khánh, có đường bộ đường sông thông thương với Trung Quốc, với vị trí này tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, du lịch với Trung Quốc và thúc đấy các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện.

4.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Tràng Định có khí hậu á nhiệt đới gió mùa vùng núi, hàng năm chia hai mùa rõ rệt, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông khô hanh ít mưa, rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm 21, 60C, cao nhất là 390C vào tháng 6 nhiệt độ thấp nhất 1, 80C vào tháng 12 và tháng 1 của năm.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa bình quân từ 1.155 - 1.600 mm mưa nhiều vào tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8 mưa ít nhất vào các tháng 1, 2 của năm. Số giờ nắng trung bình năm là 1466 giờ. .

4.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Tràng Định là huyện niềm núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao xen kẽ với thung lũng hẹp ven sông, suối và núi đá vôi. độ cao phổ biến từ 200 - 500 m, có các đỉnh cao 820m, 636m, 675m tập trung các xã biên giới, độ dốc trung bình từ 25 - 300 .

Dạng địa hình núi đá chủ yếu ở các xã Quốc Khánh, Tri Phương, Chí Minh, chiếm khoảng 10, 7% diện tích tự nhiên.

Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp khoảng 4% diện tích tự nhiên.

30

Sông Kỳ Cùng độ dài: 243 km, diện tích lưu vực: 6660 km², Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông tây giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền bắc việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược". Sông chảy qua bộ phận thị trấn Thất Khê có năm gây lụt tại thị Trấn và các địa điểm lân cận nên gây thiệt hại nhiều cho Thị trấn Thất Khê gây ảnh hưỏng lớn đến kinh tế của huyện.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên của huyện Tràng Định* Tài nguyên đất * Tài nguyên đất

Huyện Tràng Định có tiềm năng về đất đai với tổng diện tích đất tự nhiên rộng 99.962, 41 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 5, 96%; đất lâm nghiệp chiếm 89, 58%. Còn lại chủ yếu là núi đá và đất đỏ ba dan.

* Tài nguyên nước

Hệ thống suối phân bố khá dày trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn và 7 con suối lớn và 19 hồ chứa nước lớn, nhỏ. Nguồn nước này đã góp phần quan trọng vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 6/2011 huyện Tràng Định, có đất rừng toàn huyện là 89.552, 32 ha, chiếm 89, 58% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất là 71.862, 3 ha, đất rừng phòng hộ là 17.689, 59 ha. Trong đó chủ yếu là các loại cây: mỡ, keo, thông…, rừng thuộc huyện Tràng Định ngoài việc cung cấp gỗ, lâm sản còn giúp phần hết sức quan trọng vào điều tiết cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

Tràng Định có gần 90.000 ha rừng, trong đó có 43.031, 59 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. tỷ lệ che phủ năm 2010 là 61%

4.1.1.6. Thực trạng môi trường sinh thái của huyện Tràng Định

Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt không hợp lý của người dân địa phương đã làm

ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái chung cụ thể là việc đãi vàng trái phép trên địa bàn huyện Tràng Định gây ảnh hưởng tới nguồn nước nghiêm trọng.Tuy không được Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp phép nhưng người dân vẫn cố tình khai thác, nhiều khi phải cưỡng chế.

Trong một thời gian dài nguồn tài nguyên rừng không được bảo vệ một cách nghiêm ngặt nên xảy ra tình trạng khai thác bừa bãi, nhiều loài động thực vật quý hiếm bị giảm sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc điều hòa nước và gây xói mòn đất. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều và về cơ bản môi trường tự nhiên huyện Tràng Định còn nhiều chỗ giữ được sắc thái tự nhiên nhưng không đáng kể cần được bảo vệ.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển nền kinh tế xã hội* Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 42 - 92)

w