Hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 73 - 76)

- Chất thải sinh hoạt bảo gồm rác hữu cơ, giấy bìa, túi nilon, nhựa, cao su, rẻ

4.3.3.3. Hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải

* Xử lý chất thải nguy hại

Bệnh viện sử dụng lò đốt rác thải y tế Mediburner 08-20w. Hệ thống xử lý chất thải rắn được đưa vào sử dụng năm 2011, công suất, công nghệ, và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 02: 2008/BTNMT.

+ Các thông số kĩ thuật:

Bảng 4.14: Thông số kĩ thuật của thiết bị( lò đốt rác Mediburner 8 – 20W)

Thông số kĩ thuật Mediburner 08-20w

Trọng lượng 1.850kg ± 5% Chiều cao 2.370mm Chiều rộng 1.057mm Chiều dài 1.473mm Thể tích buồng sơ cấp 254 lít Thể tích buồng thứ cấp 234 lit

Chiều dài ống khói không bao gồm thân lò 7m

Chiều dài ống khói bao gồm thân lò 9m

Đường kính ống khói Ø300/Ø380

Nhiệt độ buồng thứ cấp > 1000oC đến 1020oC

Thời gian lưu cháy > 1 giây 2 giây

Công suất đốt rác 10 ÷ 25 kg/h

Nguồn điện 220VAC - 50/60Hz ± 10%

Công suất điện 350W

Nhiên liệu đốt Dầu Diesel 9 lít/chu trình 30 phút

+ Đặc tính ưu việt của lò đốt Mediburner 08-20W

- Dễ dàng vận hành với hệ thống kiểm soát được thiết kế sẵn. - Hoạt động từ đầu đến khi kết thúc.

- Hai buồng đốt với nhiệt độ trên 1000oC.

 Buồng đốt sơ cấp: Được thiết kế chứa dung tích lớn, có hai lớp, lớp thép không gỉ rất dày chịu nhiệt cao, chống ăn mòn của axit và lớp bê tông chịu được nhiệt độ cao.

 Buồng đốt thứ cấp: Được thiết kế có hai lớp, lớp thép không gỉ rất dày chịu nhiệt cao, chống ăn mòn của axit và lớp bê tông chịu được nhiệt độ cao.

- Kiểm soát nhiệt độ để tiết kiệm nhiên liệu và hoạt động hiệu quả. - Hiển thị số nhiệt độ và kiểm soát liên tục hoạt động của mỗi buồng đốt trong cả chu trình đốt.

- Cảnh báo bằng hiển thị số khi nhiệt độ buồng thứ cấp xuống dưới 1000oC.

- Thiết bị điều chỉnh khí cho mỗi buồng đốt để phù hợp với tỷ trọng mỗi mẻ chất rác đặc biệt đảm bảo cháy hết và không tạo khói.

+ Khả năng hoạt động của thiết bị

- Lò đốt Mediburner 08-20W, có thể xử lý nhiều mẻ đốt với tổng lượng rác thải thiêu hủy lên tới 150kg và lớn hơn 150kg trong 12h. Rác thải được xử lý hoàn toàn và lượng tro xỉ còn lại khoảng 5% so với ban đầu.

- Tro sau quá trình xử lý là chất trơ, tiệt trùng hoàn toàn, được lấy ra bằng bàn cào (được cung cấp cùng thiết bị) dụng cụ này có thể lấy hết toàn bộ tro sót lại trong khoang đốt.

52

Bảng 4.15: Thành phần rác thải nguy hại Mediburner 08 – 20W tiêu hủy.

STT

Thành phần rác thải

nguy hại Nội dung

1 Vải

Gạc, quần áo, băng, bông gạc nhiễm khuẩn…

2 Nhựa tổng hợp

Các túi thải, hộp nhựa, túi IV, ống nhựa, cốc mẫu, .. Các vật liệu dưới 25% plastic chứa bệnh phẩm, nhiễm khuẩn hay nghi ngờ nhiễm khuẩn

3 Giấy

Áo dùng 1 lần, khăn giấy, nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn.

4 Bệnh Phẩm

Mô bệnh phẩm, các bộ phận của cơ thể cắt bỏ

5 Xác động vật

Xác các loại động vật thí nghiệm, chết hoặc lây nhiễm bệnh… Cần tiêu hủy

6 Vật liệu sắc cạnh Kim tiêm, lưỡi dao mổ, đầu dây truyền…

7 Hóa chất dược phẩm

Các rác thải y tế không bao gồm các hóa chất và dược phẩm nguy hại. Không nên sử dụng thiết bị để xử lý các loại hóa chất và dược phẩm nguy hại

Bảng 4.16 : Khối lượng các loại CTYT trong một lần đốt của lò đốt Mediburner 08-20W

STT Các loại rác thải Tỷ lệ (kg)

1 Bông băng, gạc, giấy, bao bì... 8,2

2 Vải, len, sợi 4,4

3 Các chất vô cơ, thủy tinh, kim tiêm.... 1

4 Nhựa (PE, PP) và các sản phẩm từ nhựa 2

5 Cao su và các sản phẩm từ cao su 2

6 Bệnh phẩm thông thường bình quân 1,4

7 Nước 1lít

8 Tổng cộng 20

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Vietronics MEDDA, 2011) * Xử lý và tiêu hủy chất thải sinh hoạt

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải y tế không nguy hại bệnh viện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với công ty TNHH Huy Hoàng đem đến nơi xử lý rác của công ty.

- Hệ thống thu gom riêng nước bè mặt và nước thải từ các khoa, phòng. Hệ thống cống thu gom nước thải phải là hệ thống ngầm hoặc có nắp đậy.

- Hệ thống xử lý nước thải phải có bể thu gom bùn.

* Tái sử dụng và tái chế

- Chất thải thông thường được tái chế phải đảm bảo không có yếu tố lây nhiễm và các chất hóa học nguy hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

- Đơn vị giao cho tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử lý chất thải thông thường theo đúng quy định để phục vụ mục đích tái chế, tái sử dụng.

- Những chất không có khả năng tái chế hoặc không đủ điều kiện tái chế sẽ được đem đi tiêu hủy, chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải.

4.4. Hiểu biết của cán bộ nhân viên, bệnh nhân vê tình hình quản lý rác thải y tế của bệnh viện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w