Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 80 - 92)

- Chất thải sinh hoạt bảo gồm rác hữu cơ, giấy bìa, túi nilon, nhựa, cao su, rẻ

4.4.2. Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Bệnh nhân và người nhà chính là nhóm đối tượng đông nhất và cũng là chủ thể thải ra các chất thải y tế nhiều nhất. Nên việc hướng dẫn cho họ hiểu biết về quy chế quản lý rác thải y tế là rất cần thiết để góp phần vào công tác quản lý rác thải chung của bệnh viện đạt hiểu quả nhất.

Qua điều tra bệnh nhân và người nhà của họ đa số chưa có hiểu biết về nhiều về công tác phân loại rác thải y tế. Những người được hỏi đa số là chưa chưa phân biệt được mã màu sắc phân loại chất thải. Tuy nhiên 100% người được hỏi đều nhận thức được tác hại của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe con người.

Đối tượng trực tiếp phân loại chất thải là hộ lý và y tá cho nên bệnh nhân và người nhà khi điều tra đa số không phân biệt được màu sắc của dụng cụ dụng rác, hầu hết họ không biết đến quy chế quản lý rác thải y tế

58

Bảng 4.20: Hiểu biết về công tác quản lý chất thải của bệnh viện

STT Nội dung nghiên cứu

Số lượng hiểu biết đúng

(người)

Tỷ lệ (%)

1 Được biết đến quy chế số 43 của Bộ Y Tế 6/20 30

2 Phân biệt được màu sắc của dụng cụ đựng

chất thải 5/20 25

3 Bệnh viện có thùng bỏ rác đầy đủ đúng nơi

quy định 18/20 90

4 Bệnh viện Thu gom, xử lý rac chất thải

thường xuyên 20/20 100

5 Chất thải bệnh viện ảnh hưởng xấu tới sức

khỏe con người và môi trường 20/20 100

( Nguồn: phiếu điều tra hiểu biết của bệnh nhân và người nhà, 2014)

Qua bảng trên cho ta thấy tỷ lệ bệnh nhân và người nhà của họ biết quy chế quản lý rác thải y tế của Bộ Y Tế là 30%. Phân biệt được màu sắc của dụng cụ đựng chất thải là 25%. Qua đây cho thấy tỷ lệ bệnh nhân khi vào viện không biết đến công tác phân loại chất thải y tế, đây cũng là một trong những hạn chế trong công tâc quản lý chất thải y tế tại bệnh viện và cần được khắc phục trong thời gian tới để hoạt động quản lý rác thải đạt hiểu quả cao hơn.

4.5. Thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trong công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định – Lạng Sơn

4.5.1. Thuận lợi

- Bệnh viện đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ, công nhân viên hiểu rõ hơn về công tác quản lý cũng như xử lý chất thải.

- Lập phòng ban KSNK quản lý chất thải bệnh viện. Tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ.

- Bệnh viện đã tuân thủ đúng quy chế của Bộ Y Tế trong công tác thu gom vận chuyển chất thải. Bệnh viện đã sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng như gang tay, quần áo bảo hộ lao động, các túi đựng rác màu sắc khác nhau

4.5.2. Khó khăn

* Hệ thống quản lý hành chính:

- Chưa được sự quan tâm chặt chẽ của ban lãnh đạo

- Mặc dù được đào tạo, tập huấn nhưng một số nhân viên y tế vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác.

- Nhận thức của quần chúng trong việc quản lý chất thải chưa cao. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định gây ảnh hưởng cho việc thu gom xử lý và môi trường bệnh viện.

* Hệ thống quản lý kỹ thuật:

- Phương tiện thu gom, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ. - Việc phân loại chất thải còn gặp khó khăn, chưa đúng cách.

- Cán bộ chuyên môn chưa có tay nghề cao. - Công tác xử lý vẫn chưa triệt để hoàn toàn.

4.6. Đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định.

4.6.1. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại bệnh viện

60

Hình 4.6: Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường

(Nguồn :Sở Y tế Lạng Sơn, 2012)) * Nhiệm vụ ban môi trường

Giám đốc: là trưởng ban môi trường là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về hệ thống quản lý môi trường. Đề ra các chính sách môi trường và cam kết thực hiện chính sách đó.

Thành viên ban môi trường: các trưởng khoa, phó khoa trong bệnh viện. - Chịu sự phân công của trưởng ban môi trường lập kế hoạch phụ trách cụ thể công tác quản lý môi trường trong đó có quản lý chất thải, nước thải, khí thải, nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh nghề nghiệp, vệ sinh môi trường tại các khoa trong bệnh viện như công tác thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải…

- Dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

- Tổ chức tập huấn cho nhân viên nhận thức về công tác bảo vệ môi trường.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng quý, hàng năm và đề xuất khen thưởng với tổ chức, tập thể hoàn thành tốt.

4.6.2. Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường tại bệnh viện

4.6.2.1. Hệ thống hành chính

* Hoàn thiện công tác quản lý hành chính đối với chất thải

Trước tiên, bệnh viện cần quản lý chặt chẽ đội thu gom rác, cụ thể như sau : - Chuyên nghiệp hóa bộ phận thu gom rác, như không được ép rác, chất rác quá cao.

- Giám sát kỹ việc vận chuyển, phải đảm bảo lượng rác vừa đủ trong xe đậy nắp kín trong quá trình vận chuyển.

- Nếu lượng rác thải quá nhiều có thể tăng thêm số lần lấy rác trong ngày và suy xét việc nâng cao mức thu nhập cho nhân viên vận chuyển khuyến khích họ thực hiện tốt.

Thứ hai là giám sát lượng chất thải phát sinh mỗi khoa. Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế được sử dụng với số lượng, chủng loại ngày càng nhiều. Các vật liệu dùng một lần, đặc biệt là chất nhựa là mặt hàng hấp dẫn đối với những người thu gom chất thải vì chất nhựa này toàn là chất nhựa tốt, có giá trị cao khi tái chế. Vì vậy việc nên việc quản lý chất thải bệnh viện phải thật chặt chẽ, và câng quan tâm hơn để tránh hiện tượng thất thoát rác không mong muốn trong bệnh viện.

4.6.2.2. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải

Khoa chống nhiễm khuẩn thực hiện việc giám sát các hoạt động như: - Công tác phân loại tạ nguồn ở các khoa.

- Phương thức quản lý( phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý và thải bỏ) được tiến hành chặt chẽ trong bệnh viện.

4.6.2.3. Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm

Ban Môi trường áp dụng hình thức khiển trách, trừ điểm thi đua Trưởng khoa và các hình thức như : phạt tiền theo mức độ vi phạm của từng vụ việc đối với các Trưởng khoa không hướng dẫn nhân viên tuân thủ theo quy định về công tác xử lý chất thải, công tác vệ sinh môi trường bệnh viện

62

do Ban môi trường đề ra. Trong khoa nhân viên vi phạm sẽ bị khiển trách và có hình thức xử phạt theo cấp và mức độ tại khoa.

4.6.2.4. Nâng cao năng lực tổ chức

- Tổ chức, củng cố năng lực quản lý môi trường cho cán bộ y tế trong bệnh viện.

- Tăng cường hơn công tác giám sát không chỉ riêng tại các khoa phòng trong vấn đề phân loại chất thải, mà kết hợp thêm việc theo dõi quá trình thu gom, vận chuyển, nhà lưu giữ chất thải, công tác vệ sinh cho khuôn viên xung quanh bệnh viện.

- Rà soát những tài liệu phù hợp với hệ thống quản lý môi trường, cập nhật thường xuyên các quy định, văn bản pháp luật mới trong quy chế quản lý chất thải bệnh viện.

4.6.3. Cải thiện công tác phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn y tế tại bệnh viện

* Nâng cao công tác Phân loại chất chất thải rắn y tế tại nguồn

Để nâng cao hiêu quả công tác phân loại CTRYT nhằm giảm chi phí xử lý và tỷ lệ rủi ro cho nhân viên thu gom cần:

- Tăng cường đầu tư cho khâu phân loại ngay từ khi phát sinh, trang bị thêm thùng đựng chất thải tại các khoa phòng, buồng bệnh thuận lợi cho việc phân loại chất thải tại nguồn

- Mở các lớp tập huấn, tuyên truyền về cách phân loại chất thải cho nhân viên chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển .

- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động: khẩu trang, gang tay, ủng … cho nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình phân loại.

- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ và nhân viên y tế.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thu gom tại khoa bằng cách sắp xếp phòng chứa chất thải và dụng cụ vệ sinh.

- Trang bị thùng đựng vật sắc nhọn cứng, không có khả năng gây thủng. - Thay thế kịp thời các thùng bị hư hỏng

- Bố trí ngay thùng túi chứa đặt vào vị trí khi đã chuyển thùng cũ đi. - Tăng cường các hướng dẫn, quy định, yêu cầu cho các nhân viên vệ sinh khi thu gom chất thải phải vừa đúng vạch 2/3 của thùng chứa chất thải, không để quá đầy, tránh rơi vãi ra ngoài.

- Khi thu gom chất thải từ nơi phát sinh đến nơi tập trung của khoa, phòng nên hạn chế thu gom vào giờ ăn của bệnh nhân và giờ làm việc chuyên môn y tế.

* Công tác vận chuyển

- Tăng cường các loại xe chuyên dụng sử dụng cho việc thu gom vận chuyển CTRYT

- Các xe lấy chất thải không nên lấy quá đầy, khi vận chuyển chất thải từ các nơi tập kết của khoa phòng đến nhà chứa chất thải nên đậy kín để tránh rơi vãi.

- Quy định thời gian vận chuyển theo tuyến thu gom hợp lý, tránh đi qua các khu vực chăm sóc người bệnh.

- Thường xuyên làm vệ sinh phương tiện vận chuyển bằng xà phòng và các chất tẩy rửa khác có tính tiệt trùng cao.

- Đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn trong hoạt động quản lý chất thải y tế cho nhân viên vận chuyển

* Công tác lưu trữ chất thải

- Thực hiện kiểm tra định kỳ các thiết bị đựng chất thải y tế trong bệnh viện, phát hiện và thay thế kịp thời các thùng chứa bị nứt, thủng, …

- Cần có các hướng dẫn, quy định, yêu cầu cho các nhân viên vệ sinh khi bỏ chất thải vào thùng tại nhà chứa chất thải.

64

- Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc, các loại gặm nhấm và người không nhiệm vụ tự do xâm nhập.

- Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh.

- Cần duy trì hoạt động ổn định của nhà chứa chất thải y tế lạnh (19oC), tiến hành bảo dưỡng thường xuyên đối với các thiết bị làm lạnh rác, tránh tình trạng máy lạnh hoạt động không đúng với công suất thiết kế.

4.6.4. Giải pháp cho hoạt động xử lý chất thải

- Đầu tư trang thiết bị cho việc xử lý chất thải - Nâng cấp cở sở vật chất

- Tập huấn và đào tạo tay nghề cho những người trực tiếp xử lý, hiện nay bệnh viện vẫn chưa có kĩ sư chuyên về xử lý

- Bổ sung thêm nhân lực

4.6.5. Các giải pháp khác

* Quản lý tốt nội vi

Đây là nhóm giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm dễ thực hiện nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Dựa vào các tiêu chí sau:

- Ý thức trách nhiệm của hầu hết nhân viên làm việc trong bệnh viện - Cải tiến và hợp lý hóa hoạt động chuyên môn tại bệnh viện

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường bệnh viên

* Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng

- Triển khai các chương trình truyền thông liên tục để nâng cao nhận thức về CTYT cho bệnh nhân và cộng đồng. Các phương tiện truyền thông( tranh treo tương, khẩu hiệu, ..)

- Triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến từng người ra vào bệnh viện, hướng dẫn tất cả mọi người thực hiện các yêu cầu về phân loại chất thải tại nguồn, giữ gìn vệ sinh chung trong toàn bệnh viện

- Tuyên truyền thông qua sử dụng những hệ thống thông tin, biểu ngữ, băng rôn, băng phim, về việc ngăn ngừa ô nhiễm, phân loại, thu gom CTYT để bảo vệ môi trường trong bệnh viện.

Nội dung tuyên truyền cần nổi bật các khía cạnh:

- Tính bức xúc liên quan đến chất thải rắn tại bệnh viện

- Những tác động đến môi trường và xã hội của chất thải rắn y tế - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ các tác động xấu

- Có thể đưa ra một số khẩu hiệu như sau “ Thực hiện công tác tự đánh giá bệnh viện và nâng cao chất lượng phục vụ” hoặc “ không xả rác nơi công cộng và hành lang bệnh viện”…

- Tổ chức thông tin nhanh và sinh hoạt định kỳ về công tác phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

* Giải pháp kinh tế

- Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định không có kinh phí dự trù cho công tác bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, an toàn cho nhân viên y tế. Tất cả các hoạt động phục vụ bệnh nhân trong BVĐK đều phải chờ kinh phí từ sở Y tế để sửa chữa cơ sở vật chất hay mua sắm dụng cụ, máy móc, trang thiết bị. Do thường xuyên thiếu kinh phí, các yêu cầu cấp bách đặt ra luôn bị chậm trễ, khó thực hiện thành công. Vì vậy:

- Nhà nước cần ưu tiên nguồn ngân sách để bảo vệ môi trường trong bệnh viện.

- Nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của việc quản lý và xử lý CTYT. Kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho bệnh viện để quản lý rác thải y tế có hiệu quả hơn.

66

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Nhìn chung công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định cơ bản đã thực hiện khá tốt

- Nhân viên y tế đều được trang bị đầy đủ công cụ bảo hộ lao động, - Trong quá trình thu gom đã giữ được vệ sinh trong khu vực

- Vận chuyển theo đúng lịch trình, không làm tồn đọng chất thải lâu ngày - Công tác xử lý chất thải rắn y tế về cơ bản cũng đã thực hiện khá tốt, đáp ứng được lượng chất thải y tế phát sinh hàng ngày

- Hoạt động bảo vệ môi trường trong bệnh viện thường xuyên được thực hiện

- Ý thức trách nhiệm của hầu hết nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện về việc bảo vệ môi trường thực hiện tương đối tốt

5.2. Kiến nghị

Để có được môi trường trong sạch bệnh viện cần phải thực hiện các biện pháp :

- Bệnh viện cần đầu tư, trang bị thêm các thùng đựng chất thải, dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế.

- Đặt thêm các thùng rác với mã màu sắc khác nhau theo quy định tại các khoa, phòng cũng như khuôn viên bệnh viện trong thời gian tới.

- Thay thế kịp thời các dụng cụ đã bị hỏng và cần có nhãn cảnh báo chất thải nguy hại trên các dụng cụ thu gom, lưu trữ.

- Cần có cán bộ chuyên trách cho lĩnh vực môi trường tại bệnh viện để quản lý chuyên sâu trong vấn đề bảo vệ môi trường tại bệnh viện tốt hơn.

- Thường xuyên mở các lớp ngắn hạn, tập huấn cho các cán bộ công nhân viên trong bệnh viện nhằm nâng cao y thức, trách nhiệm, trong việc thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn y tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w