Thực trạng công tác quản lýchất thải rắn y tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 41 - 47)

- Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài Nguyên Mô

2.3.1. Thực trạng công tác quản lýchất thải rắn y tế tại Việt Nam

Theo thống kê của Tổng Cục Quản Lý Môi trường – Bộ Y tế, cả nước hiện hơn 1.087 bệnh viện với tổn số hơn 140.000 giường bệnh. Tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế vào năm 2010 khoảng hơn 500 tấn/ ngày, trong đó có 60 – 70 tấn/ ngày là chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý. Và cả nước chỉ khoảng 200 chiếc lò đốt chuyên dụng( nhiệt độ cao và có hai buồng) nhưng chỉ có 80 lò đốt hai buồng đạt tiêu chuẩn môi trường, với công suất từ 300 – 450 kg/ ngày, trong đó có 02 xí nghiệp đốt rác tập trung tại Hà Nội và TP. HCM, còn lại là các lò đốt rác cỡ trung bình và nhỏ.

Trong khi đó, vấn đề môi trường y tế chưa được địa phương quan tâm đúng mức. Theo kết quả khảo sát của Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ y tế vào năm 2010 hiện có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế nhưng nhiều nơi đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Đáng nói, ngay ở các bệnh viện tuyến T.Ư vẫn còn tới 25% cơ sở chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế, bệnh viện tuyến tỉnh là gần 50%, còn bệnh viện tuyến huyện lên tới trên 60%, có tới 60% bệnh viện còn xử lý bằng lò đốt thủ công hoặc chôn lấp và trên 62% bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng tại các bệnh viện.

Đa số các bệnh viện tuyến huyện các tỉnh miền núi và đồng bằng đều chưa có cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải y tế nguy hại, vì vậy người ta tự thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.

Qua thực tế kiểm tra, Bộ Y tế đã chỉ ra 06 bât cập tồn tại tại các bệnh viện trong vấn đề quản lý rác thải đó là:

- Việc phân loại chất thải y tế cong chưa đúng quy định

- Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưađồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn.đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn.

- Xử lý và tiêu hủy chất thải gặp nhiều khó khăn- Thiếu các cơ sở tái chế chất thải- Thiếu các cơ sở tái chế chất thải - Thiếu các cơ sở tái chế chất thải

20

- Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lýchất thải rắn và nước thải bệnh viện.chất thải rắn và nước thải bệnh viện. chất thải rắn và nước thải bệnh viện.

Vấn đề quản lý rác thải y tế thông thường có thể tái chế còn bất cập: một số bệnh viện lơi lỏng công tác quản lý, giám sát đê nhân viên hợp đồng cung cấp rác thải y tế cho các cơ sở tư nhân chưa qua xử lý.

* Phân loại chất thải y tế

Theo kết quả điều tra khác của viện KHCN xây dựng, có khoảng 80% số bệnh viện tiến hành phân loại chất thải từ khoa- phòng- buồng bệnh, trong đó có 63% bệnh viện có khu để chất thải y tế riêng biệt với chất thải sinh hoạt.

* Thu gom chất thải y tế

Theo kết quả viện KHCN xây dựng có 100% các bệnh viện đều đã thu gom chất thải tại các phòng ban và buồng bệnh 1 lần /ngày, có thể hơn 2- 3 lần khi cần, và tiến hành thu gom ngay sau các ca phẫu thuật. Quy trình thu gom ở các bệnh viện không giống nhau và cũng chưa triệt để. Tình trạng chung là các bệnh viện không đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên tham gia trực tiếp phân loại thu gom chất thải.

* Lưu trữ chất thải

Hầu hết các điểm tập trung chất thai rắn đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viên. Một số nhà lưu giữ chất thải không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập.

* Vận chuyển chất thải rắn ngoài cơ sở y tế

Hiện nay, hầu hết lượng chất thải rắn y tế ở Việt Nam đều được thu gom bởi công ty Môi trường đô thị. Chất thải bệnh viện sau khi được thu gom tới khu tập trung sẽ được công ty Môi trường đô thị thu gom tiếp trong khoảng

thời gian một đến hai ngày một lần và được vận chuyển đến bãi rác của huyện/thành phố, để xử lý.

* Quá trình xử lý chất thải y tế

Năm 2010 toàn tuyến y tế cấp tỉnh có tới trên 61% cơ sở y tế thuê xử lý chất thải, 6, 4% sử dụng lò đốt 1 buồng và 9% cơ sở tự đốt hoặc chôn lấp( Nguồn: Tổng cục Môi trường, năm 2010).

Theo viện KHCN Xây dựng, có khoảng 60- 70% chất thải được thải ra bãi chung hoặc chôn ngay trong bệnh viện, 20% - 30% được thiêu đốt hoặc đóng rắn, khoảng 10% áp dụng các biện pháp khác….

Một thực trạng là vật sắc nhọn được chôn lấp chung với chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác cộng đồng.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 4 bệnh viện( bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, bệnh viện Lao), Công tác quản lý nhà nước về môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn y tế nói riêngở tỉnh Lạng Sơn được thực hiện tương đối tốt, được thống nhất theo ngành dọc bao gồm: Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện/thành phố, bộ phận phụ trách về môi trường tại các phường/xã.

Hiện nay, đa số các huyện trong tỉnh đã tổ chức mô hình làm công tác vệ sinh môi trường với nhiều hình thức như công ty, hợp tác xã, tổ vệ sinh, ban vệ sinh môi trường... có nhiệm vụ thu gom chất thải rắn Y tế tại các bệnh viện đa khoa tỉnh và trung tâm Y tế các huyện trong tỉnh.

Mặc dù nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ các ngành các cấp của tỉnh, tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải rắn Y tế hiện nay tại tỉnh Lạng Sơn vẫn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể số lượng cán bộ có chuyên môn trong công tác

22

quản lý chất thải rắn Y tế tại các huyện/thành phố còn rất hạn chế, việc phân loại CTR y tế chưa đúng quy định, chưa có phương tiện thu gom và phân loại CTR Y tế thích hợp để giảm thiểu chi phí, nhân viên thu gom CTR Y tế chưa có kiến thức cơ bản để phân loại, kinh phí phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR Y tế còn rất hạn hẹp, bảo hộ lao động còn rất thô sơ và thiếu.

Theo niên giám thống kê, hiện tại tỉnh Lạng Sơn có 2.008 giường bệnh tại tất cả bệnh viện thành phố, bệnh viện huyện, trung tâm y tế và các phòng khám Theo số liệu điều tra, trung bình mỗi ngày một giường bệnh thải ra khoảng 1, 8 kg/giường/ngày. Như vậy, trung bình mỗi ngày lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo đơn vị giường bệnh khoảng 3, 6 tấn/ngày (1.314 tấn/năm). (Dự án: quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lạng Sơn).

Bảng 2.5: Số giường bệnh năm 2008 phân theo huyện/ thành phố thuộc tỉnh Lạng Sơn

Stt Tên TP/ huyện Số giường bệnh tại Bệnh viện Số giường bệnh tại Phòng khám khu vực Số giường bệnh tại Trạm y tế xã phường Tổng 1 TP. Lạng Sơn 580 5 24 609 2 Huyện Tràng Định 50 10 69 129 3 Huyện Văn Lãng 50 20 60 130 4 Huyện Bình Gia 70 10 60 140 5 Huyện Bắc Sơn 70 15 60 145

6 Huyện Văn Quan 50 14 72 136

7 Huyện Cao Lộc 60 30 66 156

8 Huyện Lộc Bình 70 5 83 158

9 Huyện Chi Lăng 50 13 63 126

10 Huyện Đình Lập 50 5 43 98

11 Huyện Hữu Lũng 80 13 78 171

Tổng 2.008

24

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w