Tình hình công tác quản lýchất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Tràng Định

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 47 - 92)

- Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài Nguyên Mô

2.3.3 Tình hình công tác quản lýchất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Tràng Định

Tràng Định

Trên địa bàn huyện có 1 thị trấn và 22 xã, ở mỗi xã đều có phòng khám riêng phục vụ cho nhu cầu của mỗi xã. Tuy nhiên ở các xã đều chưa có các biện pháp xử lý rác đúng theo quy định, phần lớn rác thải đều do công ty Môi trường thu gom và xử lý, một số rác thải y tế nguy hại được vận chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tràng Định để xử lý, số còn lại được thiêu đốt thủ công hoặc chôn lấp gây ảnh hưởng đến môi trường.

CHƯƠNG 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định - Công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế bệnh viện

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Trên địa bàn bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu của đề tài: Phòng Tài Nguyên và Môi Trườnghuyện Tràng Định và Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Địnhhuyện Tràng Định và Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Địnhhuyện Tràng Định và Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định huyện Tràng Định và Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

3.2.2. thời gian tiến hành nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 5/5/2014 đến 6/8/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tràng Định -Tổng quan về bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

- Điều tra, đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

- Các nguồn phát sinh và khối lượng của chất thải rắn y tế - Công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện

26

- Hiểu biết của cán bộ nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người nhà về vấn đề quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện

- Đề xuất các giải pháp và nâng cao công tác quản lý chất thải rắn y tế. - Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định

3.4. Phương pháp nghiên cứu

* Các chỉ tiêu cần nghiên cứu :

- Khối lượng chất thải rắn y tế/ngày - Chủng loại

- Tần suất, thời gian thu gom trên/ ngày - Tần suất, thời gian vận chuyển

- Các biện pháp xử lý

- Hiểu biết cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân va người nhà về tình hình quản lý chất thải y tế tại bệnh viện

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

- Khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về chất thải rắn y tế khu vực nghiên cứu

- Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn - Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần

Phần 1 : Thông tin chung

Phần 2 : Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn y tế

- Tiến hành điều tra, phỏng vấn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, các cán bộ và nhân viên trong bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định.

3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, hiện trạng chất thải rắn y tế, công tác thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại địa phương thông qua cơ quan quản lý môi trường huyện.

- Các số liệu thu thập tại bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định: các kết quả nghiên cứu đã có sẵn, thu thập phân tích qua các báo cáo, đề tài nghiên cứu.

- Thu thập thông tin qua tìm hiểu sách, báo, mạng internet, các tài liệu liên quan khác…

3.4.3. Phương pháp phân tích quản lý số liệu

- Quản lý và phân tích số liệu bằng các phần mềm máy tính

- Tiến hành phân tích xử lý căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường hiện hành, sau đó so sánh, nhận xét đánh giá để từ đó kết luận và kiến nghị, đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.

28

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện tràng định – Lạng Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tràng Định là một huyện miền núi vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn nằm ở tọa độ điạ lý 22°12'30'-22°18'30' vĩ Bắc và 106°27'30'-106°30' kinh Đông.

- Phía bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng. - Phía Đông - Đông bắc giáp Trung Quốc.

- Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia. - Phía Tây giáp huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn.

Hình 4.1: Vị trí địa lý huyện Tràng Định – Lạng Sơn

Tràng Định là huyện miền núi biên giới nằm ở phía bắc tỉnh Lạng Sơn cách thành phố Lạng Sơn gần 70 km theo đường quốc lộ 4A lên Cao Bằng. có 53 km đường biên giới với Trung Quốc với diện tích đất tự nhiên của huyện là 99.962, 41 ha, có cửa khẩu Bình Nghi của xã Đào Viên và Nà Nưa của xã Quốc Khánh, có đường bộ đường sông thông thương với Trung Quốc, với vị trí này tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, du lịch với Trung Quốc và thúc đấy các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện.

4.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Tràng Định có khí hậu á nhiệt đới gió mùa vùng núi, hàng năm chia hai mùa rõ rệt, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông khô hanh ít mưa, rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm 21, 60C, cao nhất là 390C vào tháng 6 nhiệt độ thấp nhất 1, 80C vào tháng 12 và tháng 1 của năm.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa bình quân từ 1.155 - 1.600 mm mưa nhiều vào tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8 mưa ít nhất vào các tháng 1, 2 của năm. Số giờ nắng trung bình năm là 1466 giờ. .

4.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Tràng Định là huyện niềm núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao xen kẽ với thung lũng hẹp ven sông, suối và núi đá vôi. độ cao phổ biến từ 200 - 500 m, có các đỉnh cao 820m, 636m, 675m tập trung các xã biên giới, độ dốc trung bình từ 25 - 300 .

Dạng địa hình núi đá chủ yếu ở các xã Quốc Khánh, Tri Phương, Chí Minh, chiếm khoảng 10, 7% diện tích tự nhiên.

Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp khoảng 4% diện tích tự nhiên.

30

Sông Kỳ Cùng độ dài: 243 km, diện tích lưu vực: 6660 km², Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông tây giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền bắc việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược". Sông chảy qua bộ phận thị trấn Thất Khê có năm gây lụt tại thị Trấn và các địa điểm lân cận nên gây thiệt hại nhiều cho Thị trấn Thất Khê gây ảnh hưỏng lớn đến kinh tế của huyện.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên của huyện Tràng Định* Tài nguyên đất * Tài nguyên đất

Huyện Tràng Định có tiềm năng về đất đai với tổng diện tích đất tự nhiên rộng 99.962, 41 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 5, 96%; đất lâm nghiệp chiếm 89, 58%. Còn lại chủ yếu là núi đá và đất đỏ ba dan.

* Tài nguyên nước

Hệ thống suối phân bố khá dày trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn và 7 con suối lớn và 19 hồ chứa nước lớn, nhỏ. Nguồn nước này đã góp phần quan trọng vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 6/2011 huyện Tràng Định, có đất rừng toàn huyện là 89.552, 32 ha, chiếm 89, 58% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất là 71.862, 3 ha, đất rừng phòng hộ là 17.689, 59 ha. Trong đó chủ yếu là các loại cây: mỡ, keo, thông…, rừng thuộc huyện Tràng Định ngoài việc cung cấp gỗ, lâm sản còn giúp phần hết sức quan trọng vào điều tiết cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

Tràng Định có gần 90.000 ha rừng, trong đó có 43.031, 59 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. tỷ lệ che phủ năm 2010 là 61%

4.1.1.6. Thực trạng môi trường sinh thái của huyện Tràng Định

Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt không hợp lý của người dân địa phương đã làm

ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái chung cụ thể là việc đãi vàng trái phép trên địa bàn huyện Tràng Định gây ảnh hưởng tới nguồn nước nghiêm trọng.Tuy không được Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp phép nhưng người dân vẫn cố tình khai thác, nhiều khi phải cưỡng chế.

Trong một thời gian dài nguồn tài nguyên rừng không được bảo vệ một cách nghiêm ngặt nên xảy ra tình trạng khai thác bừa bãi, nhiều loài động thực vật quý hiếm bị giảm sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc điều hòa nước và gây xói mòn đất. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều và về cơ bản môi trường tự nhiên huyện Tràng Định còn nhiều chỗ giữ được sắc thái tự nhiên nhưng không đáng kể cần được bảo vệ.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển nền kinh tế xã hội* Tăng trưởng kinh tế * Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua với quyết tâm nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng và nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định kinh tế có những chuyển biến tích cực: Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, bước đầu khai thác có hiệu quả và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 14, 09%.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2003 hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, chủ yếu là duy trì các cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, sản xuất công cụ cầm tay, xay xát, chế biến lương thực, ... Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2003 ước đạt 3.300 triệu đồng, bằng 80% kế hoạch đề ra.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế* Ngành nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp * Ngành nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp

32

- Trồng trọt: vụ xuân trong năm 2011 :

Tổng diện tích gieo trồng 6.379,45 ha, đạt 100,77% kế hoạch, bằng 104,46% so với cùng kỳ năm 2010

Riêng diện tích trồng thạch đen chỉ đạt 826,5 ha, đạt 41,33% kế hoạch năm, bằng 58% so với cùng kỳ năm 2010,

- Chăn nuôi: Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện đã xuất hiện dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn 20 xã, 45 thôn bản, 220 hộ, số gia súc mắc bệnh 886 con (837 con trâu, bò; 49 con lợn), làm chết 70 con trâu, bò 10 con lợn; Số gia súc đã khỏi triệu chứng 806 con (767 con trâu, bò, 39 con lợn).

- Lâm nghiệp: Trong 5 năm đã trồng được 2.238,0 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 52.325 ha, nâng độ che phủ lên 63% năm 2010.

* Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Tiểu thủ công nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2011, các cơ sở chế biến, xay sát lương thực, đồ gỗ, sản xuất dụng cụ cầm tay, sửa chữa cơ khí v.v.. hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Thương mại, dịch vụ: Trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng hàng hoá trên địa bàn huyện phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên, không có các hiện tượng đầu cơ, tích trữ để nâng, ép giá với người tiêu dùng. Trong 6 tháng đầu năm huyện đã cấp đăng ký kinh doanh cho 59 hộ đăng ký mới, tổng vốn đăng ký 3.441 triệu đồng và cấp đăng ký kinh doanh thay đổi cho 57 hộ, tổng vốn đăng ký 6.066 triệu đồng, cấp được 105 giấy phép kinh doanh rượu, bia, thuốc lá.

4.1.2.3. Dân số và lao động

Dân số năm 2010 toàn huyện có 61.374 nhân khẩu. Với 19.996 hộ, trong đó có 11.465 nhân khẩu nông nghiệp chiếm 90,26% và 8.408 nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 9,74%. Dân cư được phân bố ở 22 xã và 1 thị trấn.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 7,4%, tỷ lệ sinh 11,5%, tỷ lệ tử 4, 2%. Bình quân số nhân khẩu trên hộ là 3,59 người/hộ.

4.1.2.4. Dân tộc

Trên địa bàn huyện Tràng Định có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và một số dân tộc khác. Chiếm tỷ lệ lớn nhất làtộc Nùng ( chiếm 54,46%),.Bảng 4.1: Cơ cấu dân tộc năm 2011 của huyện Tràng Định

Bảng 4.1: Cơ cấu dân tộc năm 2010 của huyện Tràng Định

STT Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Kinh 9.409 14, 48 2 Tày 15.650 24, 09 3 Nùng 35.371 54, 46 4 Dao 3.704 5, 70 5 Hoa 215 0, 33 6 Mông 287 0, 44 7 Dân Tộc khác 315 0, 48 Tổng 64.951 100.00

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tràng Định năm 2011)

4.1.2.5 Văn hóa –Giáo dục

Trên địa bàn Huyện có 2 trường THPT và một trường THBT, có 22 xã, một thị trấn có trường trung học, tiểu học và mẫu giáo, trong đó các phòng học được trang thiết bị đầy đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học. Nhìn chung sự nghiệp giáo dục có bước phát triển khá, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, duy trì sỹ số đạt trên 98%, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98%, tỷ lệ lên lớp tiểu học 98, 7%, trung học cơ sở 96%; trung học phổ thông 92%. Cơ sở trường lớp tiếp tục được đầu tư xây dựng.

4.2. Tình hình hoạt động của bệnh viện đa khoa huyệntràng định – Lạng Sơntràng định – Lạng Sơntràng định – Lạng Sơn tràng định – Lạng Sơn

4.2.1 Thông tin chung

34

Bệnh viện huyện Tràng Định được thành lập từ những năm 60, từ 1 bệnh xá phát triển đến nay thành bệnh viện đa khoa Huyện Tràng Định do sở y tế tỉnh Lạng Sơn quản lý.

Các mốc thời gian gắn liền với việc hình thành và phát triển của bệnh viện:

- Thời kỳ đầu năm 1953 – 1956: ngành được thành lập và chỉ phát triển với quy mô là phòng Y tế .

- Năm 1958: Bênh xá chính thức được thành lập.

- Thời kỳ năm 1962 – 1975, với khoảng thời gian 15 năm, được chia làm 2 mốc phát triển.

+ Năm 1962 – 1965: vẫn là bệnh xá

+ Năm 1965 – 1975: Đây là thời kỳ đế quốc Mỹ liên tục bắn phá miền Bắc, được tỉnh quan tâm cho xây dựng và được phát triển nâng lên thành bệnh viên.

- Thời kỳ năm 1976 – 2011

Giai đoạn: Năm 1976 – 2000: lấy tên là bệnh viện huyện Tràng Định Tháng 9/1989: Bệnh viện được tu sửa và đi vào hoạt động với quy mô toàn huyện.

Giai đoạn 2001 – 2013

Tháng 5/2005: Bệnh viên được nâng cấp lên thành bệnh viên đa khoa. Năm 2006 – 2013: Chính thức lấy tên là bệnh viện đa khoa huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện tràng định, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2011 2013 (Trang 47 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w