KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC ỨNG DỤNG 1 Tóm tắt các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG SIX SIGMA VÀO QUY TRÌNH QUẢN LÝ NĂNG LỰC MẠNG LƯỚI PHỤC VỤ CÔNG TÁC KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA VINAPHONE (Trang 62 - 64)

: là số lần chuyển giao thành công cho mọi trường hợp là số lần yêu cầu chuyển giao cho mọi trường hợp

6KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC ỨNG DỤNG 1 Tóm tắt các kết quả đạt được

6.1 Tóm tắt các kết quả đạt được

Nội dung chương này sẽ tổng kết một số kết quả đạt được theo mục tiêu của đề tài đề ra:

1/ Xây dựng chương trình quản lý chất lượng mạng vô tuyến qua việc ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng,

2/ Xây dựng quy trình vận hành khai thác dựa trên tiến trình cải tiến liên tục DMAIC, 3/ Triển khai ứng dụng thực tế.

6.1.1 Chương trình thống kê năng lực mạng lưới.

Định nghĩa “Năng lực của một quá trình” đối với một phần tử (ví dụ: Cell, BTS, BSC,..) được xác định như một sự biến động cỗ hữu của một quá trình trong đó không xuất hiện các nguyên nhân đặc biệt (sự cố) gây lỗi (ví du: mất nguồn, đứt cáp quang, …); một quá trình được xem là có năng lực khi sự biến động nhỏ nhất chỉ do các nguyên nhân thông thường gây ra - nguyên nhân ngẫu nhiên (ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm, nhiễu, lỗi phần mềm, nhu cầu giờ cao điểm/thấp điểm,..).

Nói chung “năng lực của một quá trình” phụ thuộc vào các yếu tố như: mạng vô tuyến (đầu tư vùng phủ sóng, nghẽn vô tuyến, nhiễu kênh,..); mạng lõi (chất lượng thiết bị, database, dung lượng,..) và cả yếu tố thị trường (nhu cầu khách hàng tăng /giảm). Chương trình phần mềm ứng dụng các công cụ thống kê trong quản lý năng lực quá trình của các phần tử phân hệ vô tuyến (Cell/BTS/BSC/Tinh,TP) áp dụng cho các đơn vị phòng ban chức năng liên quan trong quy trình quản lý vận hành khai thác và kinh doanh dịch vụ VNP. Điểm nổi bật của chương trình là nó chuyển đổi các số liệu báo cáo và thông thông số kỹ thuật thành ngôn ngữ chung, dễ hiệu để các đơn vị liên quan từ lãnh đạo đến các nhân viên nắm bắt bức tranh toàn cảnh cũng như chi tiết về trạng thái chất lượng mạng.

Dưới đây là tóm tắt nội dung các báo cáo của chương trình quản lý năng lực mạng:

BC01: Thống kê chỉ số KPI bình quân, tổng lưu lượng của từng phần tử

(Cell/BTS/BSC/BĐTT) theo thời đoạn bất kỳ. Báo cáo mang tính thống kê mô tả cho phép đánh giá một cách sơ bộ năng lực và hiệu quả ( lưu lượng) từng phần tử đó.

BC02: Tính toán tổng lưu lượng và thị phần tương ứng của từng tinh/TP theo thời

đoạn báo cáo bất kỳ, so sánh % chỉ tiêu đạt được so với kế hoạch.

BC03: Biểu đồ kiểm soát năng lực quá trình kèm theo chỉ số năng lực quá trình của

phần từ đó ứng với các chỉ số KPI theo quy định của ngành/Công ty VNP.

BC04: Liệt kê danh sách chỉ số năng lực theo từng loại chỉ số KPI kết luận năng lực

của từng phần tử (Cell/BTS/BSC/BĐTT).

Trước đây, Công tác kiểm soát chất lượng và khả năng dự báo nhu cầu khách hàng từng địa phương cụ thể kém do công tác thống kê và phân tích chưa được chú trọng. Do vậy, Công ty VNP thường tổ chức KM đại trà, dẫn đến những vùng nhu cầu thấp thì lãng phí còn những vùng nhu cầu cao thì chất lượng kém, khách hàng không hài lòng. Mặt khác, các VNPT TT không nắm được thông tin về lưu lượng cũng như chất lượng các BTS trên địa bàn nên không chú trọng vào phát triển kênh bán lẻ trên địa bàn.

Hiện tại, các báo cáo thống kê này được kết xuất và gửi cho các VNPT TT cũng như các đại diện VNP làm cơ sở phân tích đánh giá thị trường. Nhờ có các báo cáo này mà các VNPT TT có cơ sở để quyết định:

1) Nếu không đảm bảo năng lực nhưng thị trường tiềm năng : kiến nghị VNP ưu tiên cải tiến, đầu tư nóng tại các điểm này.

2) Nếu đảm bảo năng lực: tổ chức KM cục bộ, đẩy mạnh bán lẻ để chiếm thị phần.

Chương trình thống kê này là bước “ĐO LƯỜNG - M” ứng dụng hệ phương pháp SIX SIGMA trong toàn bộ tiến trình cải tiến liên tục D-M-A-I-C như trình bày trong phần tiếp theo sau đây.

6.1.2 Quy trình vận hành khai thác và quản lý năng lực mạng

Mục tiêu tiếp theo của đề tài là xây dựng quy trình vận hành khai thác dựa trên tiến trình cải tiến liên tục D-M-A-I-C, cụ thể đó là các bước phân tích và cải tiến liên tục

quy trình hiện hành nhằm đạt được mục tiêu dự án kinh doanh đề ra, ví dụ: VNPT TT đề ra mục tiêu tăng lưu lượng 2% trong quý III /2014. Để thực hiện dự án này, bên cạnh giải pháp kỹ thuật để tăng năng lực các BTS kém, điều chuyển BTS hay điều chỉnh Cell có năng lực dư thừa thì biện pháp kinh doanh là tập trung bán hàng tại BTS có lưu lượng thấp nhưng dư thừa năng lực. Sau đây mô tả các bước quy trình D-M-A- I-C để thực hiện dự án nói trên.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG SIX SIGMA VÀO QUY TRÌNH QUẢN LÝ NĂNG LỰC MẠNG LƯỚI PHỤC VỤ CÔNG TÁC KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA VINAPHONE (Trang 62 - 64)